TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 60)

Để hoạt động tín dụng diễn ra một cách có hiệu quả, các Ngân hàng cần phải có nguồn vốn dồi dào để phục vụ cho vay. Nhƣ đã biết, chính bản thân ngân hàng hàng không thể có một lƣợng vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu đi vay của khách hàng, do đó ngân hàng sẽ làm vai trò trung gian, có thể hiểu là ngƣời đi vay để cho vay. Ngân hàng sẽ đi vay từ nền kinh tế, từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ thông qua nghiệp vụ huy động vốn. Vì vậy, khâu huy động vốn là trong những mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Là một chi nhánh, Ngân hàng BIDV Sóc Trăng hoạt động chủ yếu với hai nguồn vốn là vốn huy động từ nền kinh tế và vốn điều chuyển từ Ngân hàng Hội sở. Với số liệu của bảng dƣới đây sẽ thể hiện chi tiêt hơn tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 và gia đoạn 6 tháng đầu năm 2013 và 2014.

Nhìn vào số liệu của Bảng 4.1 về tình hình nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 ta thấy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu phụ thuộc nhiều vào vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ lệ khá cao. Tại thời điểm năm 2011 nguồn vốn huy động của BIDV Sóc Trăng chiếm hơn 40% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng trong đó chủ yếu là tiền gửi của khách hàng chiếm đến 99,6%. Năm 2011 là một năm có tỷ lệ lạm phát cao làm cho đồng tiền mà ngƣời dân đang giữ bị mất giá nhƣng đa phần thì họ không có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tƣ, họ có thể đem lƣợng tiền nhàn rỗi này vào gửi trong ngân hàng để tránh đồng tiền bị mất giá. Mặt khác, lãi suất huy động của tiền gửi lúc này vẫn còn ở mức khá cao đến khoảng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 thì lãi suất mới giảm dần, song song với đó, huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá thấy không khả quan, bởi việc huy động vốn từ lƣợng tiền gửi là đã đủ lớn. Mặt khác, do sự am hiểu của ngƣời dân về các loại giấy tờ có giá là không cao nên Ngân hàng cũng hạn chế việc phát hành giấy tờ có giá để huy động.

50

Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Chênh lệch 6T- 2014/6T-2013 2011 2012 2013 6T-2013 6T-2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.013.442 1.300.887 1.236.397 1.308.237 1.622.214 287.445 28,4 (64.490) (4,9) 313.977 24,0 Tiền gửi 1.009.825 771.802 958.294 1.180.531 1.499.275 (238.023) (23,6) 186.492 24,2 318.744 27,0 Phát hành GTCG 3.616 529.085 278.103 127.706 122.939 525.469 145,3 (250.982) (47,4) (4.767) (3,7) Vốn điều chuyển 541.836 477.998 669.622 714.420 516.238 (63.838) (11,8) 191.624 40,1 (198.182) (27,7) Vốn khác 576.652 314.059 37.806 53.434 188.396 (262.593) (45,5) (276.253) (88) 134.962 252,6 Tổng nguồn vốn 2.131.930 2.092.944 1.943.825 2.076.091 2.449.787 (38.986) (1,8) (149.119) (7,1) 373.696 18,0

51

Đến năm 2012 và năm 2013 thì cơ cấu huy động vốn đã có sự thay đổi cân bằng hơn giữa hai hình thức huy động này. Tuy nhiên, hình thức huy động bằng tiền gửi vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn trong tổng vốn huy động. Điểm nổi bật là vào năm 2012 việc phát hành giấy tờ có giá để huy động có sự gia tăng đột biến từ 3.616 triệu đồng ở năm 2011 đến năm 2012 đạt 529.085 triệu đồng, tăng 145,3% chiếm khoảng 40,7% trong tổng vốn huy động. Trái ngƣợc với hình thức huy động bằng việc phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động bằng tiền gửi của khách hàng lại giảm đáng kể, cụ thể năm 2011 là 1.009.825 triệu đồng nhƣng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 771.802 triệu đồng, giảm 23,6%. Nguyên nhân của đợt lên xuống của hai hình thức huy động này là do năm 2012 là năm mà NHNN giảm lãi suất huy động làm ngƣời gửi tiền muốn đầu tƣ vào những kênh khác có lợi nhuận hấp dẫn hơn nhƣ vàng, bất động sản, chứng khoán. Hơn nữa trong giai đoạn này các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn gặp không ít khó khăn nên việc các doanh nghiệp gửi tiền phục vụ cho việc thanh toán cũng dần ít đi. Chính điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chọn một hình thức huy động có hiệu quả hơn đó là phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức đƣợc áp dụng khá phổ biến khi mà lãi suất thị trƣờng giảm bởi khi đó đầu tƣ vào các loại giấy tờ có giá sẽ có đƣợc lợi nhuận cao hơn, vì thế năm 2012 là một năm đầy biến động trong cơ cấu huy động vốn của BIDV Sóc Trăng.

Dù cơ cấu của nguồn vốn có biến đổi nhƣ thế nào nhƣng tỷ lệ của nó trong tổng nguồn vốn huy động cũng chiếm một tỷ lệ rất cao. Điều này phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh nhà bởi phần lớn các doanh nghiệp ở Sóc Trăng có quy mô nhỏ và đa phần ngƣời dân có nhu cầu tiết kiệm nên tỷ lệ trên là phù hợp với tình hình thực tế. Mặt khác, việc huy động vốn ngắn hạn cao sẽ giúp hạn chế đƣợc rủi ro trong cho vay bởi phần lớn dƣ nợ cho vay của Ngân hàng là dƣ nợ ngắn hạn nên việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay ngắn hạn sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và hạn chế đƣợc rủi ro lãi suất cũng nhƣ các lợi rủi ro khác cho Ngân hàng.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên tƣơng đối cao so với 6 tháng đầu năm 2013. Mà sự tăng lên đó chủ yếu là do tăng lên bằng hình thức huy động bằng tiền gửi bất chấp việc lãi suất thị trƣờng đang giảm dần. Tuy nhiên, với dự báo lãi suất giảm dần của NHNN trong năm 2014 và việc lạm phát duy trì ổn định ở mức dƣới 7% thì việc ngƣời dân gửi tiền vào Ngân hàng đảm bảo thiệt hại về sự mất giá của đồng tiền là tất yếu. Hơn nữa khi việc dự báo trần lãi suất huy động sẽ giảm dần trong năm 2014 thì việc gửi tiền càng sớm với thời hạn dài sẽ đảm bảo đƣợc lợi ích của ngƣời gửi tiền vào nhiều hơn nên trong 6 tháng đầu năm vốn huy động của BIDV Sóc Trăng tăng trƣởng tốt và tăng cao so với đầu năm 2013.

52

Ngoài việc huy động bằng tiền gửi Ngân hàng còn phát hành giấy tờ có giá để huy động nguồn vốn, Tuy nhiên đối với hình thức huy động vốn này lại giảm trong những tháng đầu năm này là do khi mà tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối chậm làm cho tốc độ tăng trƣởng tín dụng cũng chậm theo. Thì việc đảm bảo một nguồn vốn huy động hợp lý không quá lớn so với nhu cầu đi vay của ngƣời dân sẽ làm cho hoạt động của Ngân hàng trở nên an toàn hơn. Trong khi đó việc huy động vốn bằng hình thức tiền gửi lại khá hiệu quả nên Ngân hàng đã chủ động cắt giảm việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn nhằm đảm bảo an toàn và hoạt động có sinh lời. Mặt khác về cơ cấu huy động thì việc phát hành giấy tờ có giá cũng chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng vốn huy động đó là do khi phát hành giấy tờ có giá Ngân hàng phải chịu nhiều khoản chi phí hơn nhƣ chi phí in ấn, lãi suất cũng thƣờng cao hơn so với hình thức huy động khác. Chính điều đó làm cho việc huy động bằng phát hành giấy tờ có giá giống nhƣ một phƣơng án hai đối với Ngân hàng. Từ những phân tích trên đã cho thấy Ngân hàng đã có những bƣớc đi đúng đắn cho sự phát triển của mình trong những tháng đầu năm cho công tác huy động vốn, đây là cơ sở tiền đề cho sự phát triển vƣợt bậc trong những tháng tiếp theo trong huy động vốn cũng nhƣ đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh bởi vốn là cơ sở phát triển cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Ngân hàng ngoài hoạt động chủ yếu từ hai nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ nguồn nhàn rỗi trong dân cƣ và nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng Hội sở thì ngân hàng có nguồn vốn khác nữa là nguồn vốn từ các hoạt động ủy thác, đầu tƣ, tài trợ, làm đại lý cho các doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy nguồn vốn từ các hoạt động này có dấu hiệu giảm rõ rệt qua các năm và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2013 giảm đến 88% so với năm 2012. Nguyên nhân vào cuối năm 2012 nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống do đó các nhà đầu tƣ còn e ngại đầu tƣ vào ngân hàng dẫn đến chỉ số của năm 2013 giảm mạnh.

Nguồn vốn này đến chủ yếu từ các nguồn tài trợ, đầu tƣ ủy thác là chủ yếu. Tuy nhiên, chi nhánh chƣa tận dụng đƣợc tối đa đƣợc nguồn vốn này, nghiệp vụ kinh doanh đối với nguồn vốn này còn yếu kém và do sự cạnh tranh với các ngân hàng lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank,…Bƣớc sang giai đoạn 6 tháng năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 nền kinh tế có nhiều chuyển biến khởi sắc, nhà đầu tƣ dần dần có niềm tin đầu tƣ vào làm cho doanh số tăng lên so với cùng kỳ.

53

Một phần của tài liệu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 60)