Hệ thống đề kiểm tra thực nghiệm

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Hệ thống đề kiểm tra thực nghiệm

3.4.1.1. Đề kiểm tra thường xuyên

Đề 1: Liệt kê các chi tiết về ánh sáng được Thạch Lam miêu tả trong tác phẩm Hai đứa trẻ.

Đề 2: Anh/chị suy nghĩ gì về “bản chất con người” Chí Phèo qua câu nói của “hắn” với Thị Nở:

Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. (Chí Phèo - Nam Cao)

Đề 3: Viết bản tiểu sử tóm tắt của một nhà văn hoặc nhà thơ mà anh/chị được học trong chương trình Ngữ văn 11.

Đề 4: Mục đích sử dụng của các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

3.4.1.2. Đề kiểm tra định kì (1 tiết) Số thứ tự của đề tương ứng với số thứ tự bài

viết

Đề 1 (45 phút):Tình yêu tuổi học trò, nên hay không nên?

Đề 2 (90 phút): Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nướchoặc Tự tình - bài II).

Đề 3 (90 phút): Nghệ thuật miêu tả tương phản giữa “ánh sáng” và “bóng tối” của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.

Đề 4 (90 phút): Thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Đề 5 (90 phút): Vẻ đẹp bài thơ Ngắm trăng (trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh) Phiên âm chữ Hán: VỌNG NGUYỆT

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà;

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi ca. Dịch thơ: NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Đề 6 (90 phút): Bàn về bài học mà anh/chị rút ra từ mẩu chuyện sau: Thời gian

Hai người cùng bàn bạc về quá khứ, có khả năng họ là bạn bè hoặc tình nhân. Nếu nhiều người cùng đàm luận về việc đã qua, có thể họ là người có tài nhưng không gặp thời hoặc thân bại danh liệt hay người phấn đấu không có mục tiêu.

Hai người cùng bàn về hiện tại, có lẽ họ là đồng minh, cùng hội cùng thuyền. Nếu một đám người đang bàn luận về hiện tại, phần lớn lời nói của họ rất điềm đạm, nói xong liền đi ngay.

Hai người cùng bàn về tương lai, có thể họ là đôi vợ chồng hạnh phúc. Nếu những người lớn cùng đề cập đến mai sau, ngoài thả hồn vào nhiều chuyện lãng mạn, chắc chắn sẽ có những lời nói suông, không phù hợp với thực tế.

(Trích Trải nghiệm nhỏ - Bài học lớn, Nxb Đồng Nai, 2011)

Đề 1: Đề thi học kì 1 (120 phút) Câu 1 (4đ)

Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học. Câu 2 (6đ)

Cảm nhận của anh/chị về những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao).

Đề 2: Đề thi học kì 2 (120 phút) Câu 1 (3đ)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.

Câu 2 (7đ)

Cảm xúc, suy nghĩ của anh/chị về một bài thơ hoặc một thiên truyện ngắn của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 11.

3.4.2. Quy trình xây dựng một số đề kiểm tra

BÀI VIẾT SỐ 3

I. Mục tiêu đề kiểm tra

Thu thập thông tin để đánh giá HS về mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng sau:

- Vận dụng hiểu biết về một số thao tác lập luận (thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh) kết hợp các kiến thức, kĩ năng đã học về đọc - hiểu văn bản tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam viết một bài văn NLVH: nghệ thuật miêu tả tương phản giữa “ánh sáng” và “bóng tối” của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.

- Biết phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; biết viết hoàn chỉnh một bài văn NLVH.

II. Hình thức đề kiểm tra Hình thức tự luận.

Cách tổ chức kiểm tra: GV cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.

III. Ma trận đề kiểm tra

Mức độ Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Làm văn Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản Các kiểu văn bản Nhớ một số nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, những chi tiết tiêu biểu miêu tả “ánh sáng” và “bóng tối” trong hai truyện ngắn; xác định đúng kiểu bài NLVH. Hiểu, phát hiện những chi tiết nghệ thuật miêu tả tương phản giữa “ánh sáng” và “bóng tối” trong hai tác phẩm mà đề bài yêu cầu; biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc trong phong cách của từng tác giả. Vận dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc trưng thể loại, hiểu biết về các thao tác lập luận, kết hợp các phương thức biểu đạt để làm rõ vấn đề mà đề bài đặt ra. 1 câu 10đ 100% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 câu 10đ 100% IV. Biên soạn đề kiểm tra

BÀI VIẾT SỐ 3 LỚP 11, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

Thời gian làm bài: 90 phút

Nghệ thuật miêu tả tương phản giữa “ánh sáng” và “bóng tối” của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.

V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm 1. Về kĩ năng

- Biết cách làm bài văn NLVH, xác định được luận điểm, luận cứ, vận dụng các thao tác lập luận phù hợp.

- Bố cục bài văn hợp lí, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, biết cách lập luận, phân tích dẫn chứng cụ thể để làm sáng rõ vấn đề; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu; bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

2. Về kiến thức

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân và hai truyện ngắn

Hai đứa trẻ, Chữ người tử tùcùng nghệ thuật miêu tả tương phản của sáng tác lãng

mạn, HS có thể trình bày bài làm theo nhiều cách, song cần nêu bật các nội dung chính sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. - Giải quyết vấn đề:

+ Nghệ thuật miêu tả tương phản là biện pháp nghệ thuật đặc thù của sáng tác lãng mạn.

+ Sự đối lập, tương phản giữa “ánh sáng” và “bóng tối” ở Chữ người tử tù là sự đối lập giữa cái tốt và cái xấu; còn ở Hai đứa trẻ, đó là sự đối lập tương phản giữa cuộc đời thường nhật và khát vọng trong tâm hồn con người. “Ánh sáng” và “bóng tối” trong hai tác phẩm đều hiện diện với cả nghĩa thực lẫn nghĩa tinh thần:

Về nghĩa thực:

Chữ người tử tù: bóng tối là của đêm khuya, của buồng giam tử tù;

ánh sáng là bó đuốc tẩm dầu khói tỏa như đám cháy nhà (ánh sáng khá mờ nhạt).

Hai đứa trẻ: bóng tối của phố huyện trong thời khắc chiều muộn và

đêm khuya; ánh sáng là của thiên nhiên (ráng chiều, vì sao, đom đóm) và cuộc sống con người (các loại đèn, bếp lửa, đoàn tàu).

Về nghĩa tinh thần:

Chữ người tử tù: bóng tối chính là cảnh ngộ éo le mà con người phải

đối mặt (Huấn Cao - án tử hình, viên quản ngục - môi trường sống không phù hợp với tính cách con người ông), là biểu tượng cho cái xấu; ánh sáng tỏa ra từ cái đẹp của nghệ thuật (chữ Huấn Cao) và của tư thế, tâm hồn con người. Chính ánh sáng này soi đường cho những kẻ tri âm tìm đến với nhau.

Hai đứa trẻ: bóng tối là nỗi buồn đang lan tỏa, thấm thía và trĩu nặng

trong tâm hồn nhân vật; ánh sáng là hồi quang của kí ức về một thiên đường đã mất và niềm hi vọng le lói, mong manh.

+ Cách xử lí mối quan hệ cụ thể của tương quan giữa ánh sáng - bóng tối trong hai tác phẩm có sự khác nhau: Chữ người tử tù: sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu xa; Hai đứa trẻ: ở cảnh thực, ánh sáng có nguy cơ bị bóng tối nuốt chửng, lấn át rồi thay thế hoàn toàn. Ở đời sống tinh thần, ánh sáng của hồi quang kí ức có rực rỡ nhưng cũng nhanh chóng vụt tắt, hi vọng có tồn tại nhưng cũng rất mong manh.

+ Về mức độ và biểu hiện cụ thể của nghệ thuật miêu tả tương phản, Chữ

người tử tù là mẫu mực của kiểu sáng tác lãng mạn; Hai đứa trẻ nằm giữa

ranh giới giữa hiện thực và lãng mạn. - Kết luận: khẳng định, nâng cao vấn đề. Cách cho điểm:

- Điểm 9, 10: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc phải vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 7, 8: Trình bày được phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 5, 6: Trình bày được nửa trong số các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 3, 4: Phân tích sơ sài, còn mắc một số lỗi diễn đạt, diễn đạt còn yếu. - Điểm 1, 2: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng không làm bài.

BÀI VIẾT SỐ 4

I. Mục tiêu đề kiểm tra

Thu thập thông tin để đánh giá HS về mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng sau:

- Vận dụng hiểu biết về phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; một số thao tác lập luận (thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh) kết hợp các kiến thức, kĩ năng đã học về đọc - hiểu văn bản tác phẩm trong phong trào Thơ mới viết một bài văn NLVH: thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

- Rút kinh nghiệm từ bài viết NLVH trước (bài viết số 3) từ việc tìm ý, lập dàn ý đến triển khai viết một bài hoàn chỉnh.

II. Hình thức đề kiểm tra Hình thức tự luận.

Cách tổ chức kiểm tra: GV cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.

III. Ma trận đề kiểm tra

Mức độ Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Làm văn Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản Thuộc lòng bài thơ, nhớ một số nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh

Hiểu được nội dung biểu đạt, phát hiện những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên trong bài thơ,

Vận dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc trưng thể loại,

Các kiểu văn bản

sáng tác, những chi tiết

tiêu biểu trong bài thơ; xác định đúng kiểu bài NLVH.

nhận ra ý nghĩa tư tưởng của nó; biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của tác phẩm. thao tác lập luận, kết hợp các phương thức biểu đạt để giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu. 10đ 100% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 câu 10đ 100% IV. Biên soạn đề kiểm tra

BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 11, MÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN

Thời gian làm bài: 90 phút

Thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận. V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm

1. Về kĩ năng

- HS biết cách làm bài văn NLVH (phân tích một bài thơ trữ tình để làm nổi bật nội dung mà đề yêu cầu), xác định được luận điểm, luận cứ, vận dụng các thao tác lập luận phù hợp.

- Bố cục bài văn hợp lí, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, biết cách lập luận, phân tích dẫn chứng cụ thể để làm sáng rõ vấn đề; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

2. Về kiến thức

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang, HS có thể trình bày theo nhiều cách, song cần nêu bật các nội dung chính sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. - Giải quyết vấn đề:

+ Thiên nhiên mênh mông, vô biên, hoang vắng nhưng cũng rất đẹp và rất buồn: không gian trên sông (thuyền, nước, củi, bèo, đò), không gian bên sông

(cồn nhỏ, bờ xanh, bãi vàng), không gian mở rộng ba chiều (Nắng xuống,

trời lên sâu chót vót).

+ Thiên nhiên mang đậm tâm hồn nhà thơ: cái mênh mông vô hạn; cái hữu hạn nhỏ bé gợi sự cô đơn, nỗi buồn nhân thế.

+ Thiên nhiên ấy thể hiện một tình yêu thầm kín của tác giả: nhớ nhà, nhớ quê, tình yêu đất nước.

+ Nghệ thuật khắc họa thiên nhiên: đối lập, láy, chọn lọc từ ngữ, hình ảnh,… - Kết luận: khẳng định, nâng cao vấn đề.

Cách cho điểm:

- Điểm 9, 10: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc phải vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

- Điểm 7, 8: Trình bày được phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 5, 6: Trình bày được nửa trong số các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 3, 4: Phân tích sơ sài, còn mắc một số lỗi diễn đạt, diễn đạt còn yếu. - Điểm 1, 2: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng không làm bài.

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

I. Mục tiêu đề kiểm tra

Thu thập thông tin để đánh giá HS về mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 11.

Đề khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 1 theo ba nội dung văn học, tiếng Việt, làm văn nhằm mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ HS theo chuẩn: Vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài văn nghị luận (1 bài NLXH, 1 bài NLVH).

II. Hình thức đề kiểm tra Hình thức tự luận.

Cách tổ chức kiểm tra: GV cho HS làm bài tự luận trong 120 phút. III. Ma trận đề kiểm tra

Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Làm văn Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản Các kiểu văn bản Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài NLXH.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài NLVH.

6đ TS câu TS điểm Tỉ lệ 2 10 100% 10đ

IV. Biên soạn đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỚP 11, MÔN NGỮ VĂN BAN CƠ BẢN

Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (4đ)

Câu 2 (6đ)

Cảm nhận của anh/chị về những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao).

V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm 1. Về kĩ năng

- HS biết cách làm bài văn nghị luận, xác định được luận điểm, luận cứ, vận dụng các thao tác lập luận phù hợp.

- Bố cục bài văn hợp lí, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực; biết cách lập luận, phân tích dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu để làm sáng rõ vấn đề; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. 2. Về kiến thức

Câu Ý Nội dung Điểm

1 Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học. 4.0

1 Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0.25

2 Giải quyết vấn đề:

- Giải thích: học là gì? Thế nào là tự học?

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để đánh giá, bàn luận về lợi ích và hứng thú từ việc tự học (rèn khả năng làm việc độc lập, dễ tập trung, có điều kiện đánh giá đúng lực học của bản thân,...)

- Bài học cho bản thân (điều chỉnh, sắp xếp thời gian tự học hợp lí, kết hợp các hình thức học tập khác,..)

0.5

2.0

1.0

3 Khẳng định lại vấn đề, đưa ra hướng phấn đấu của bản thân. 0.25 2 Cảm nhận của anh/chị về những đặc sắc nghệ thuật trong 6.0

truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao).

1 Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0.5

2 Giải quyết vấn đề:

- Cấu trúc truyện: chặt chẽ và linh hoạt (không theo trình tự thời gian; đảo trình tự trần thuật; trục tâm lí, trục vận động của số phận nhân vật đã trở thành trục chính chi phối cách trần thuật); cấu trúc vòng tròn đầu cuối tương ứng gợi tính qui luật và có ý nghĩa dự báo; kết thúc mở góp phần mở rộng ý nghĩa vấn đề, tạo dư âm ám ảnh người đọc.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật điển hình

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 93)