Đảm bảo tính thực hành

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Đảm bảo tính thực hành

Môn Ngữ văn là môn khoa học có tính ứng dụng cao trong giao tiếp hàng ngày của con người. Dạy học Ngữ văn ngày nay hướng vào đời sống, vận dụng kiến thức để sống đúng, sống đẹp. Vì thế, việc tăng tính thực hành trong môn học là điều cần thiết phải làm.

Để đảm bảo tính thực hành, đề kiểm tra Ngữ văn phải hướng đến bớt lí thuyết kinh viện, chú trọng phát triển khả năng suy nghĩ, phân tích, đánh giá vấn đề, tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài. Hơn nữa, tư tưởng và cũng là mục đích của hoạt động đổi mới PPDH trong trường phổ thông hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Học đi đôi với làm, học để làm cũng là phương châm giáo dục xưa nay. Bởi thế, khi KTĐG kết quả học tập của HS, GV phải dựa trên quan điểm đánh giá và phát huy tính tích cực, chủ động của HS khi tham gia vào quá trình học tập. Thông qua mỗi đề kiểm tra, GV cố gắng tạo

điều kiện để HS được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, thực hành vận dụng nhiều hơn vốn kiến thức, kĩ năng văn học, tiếng Việt, làm văn mà các em đã có để làm bài. Tóm lại, đề bài phải đảm bảo tính vừa sức và tạo sức cho HS.

Khi kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu văn bản, để đảm bảo tăng tính thực hành, GV có thể lựa chọn ngữ liệu là văn bản đọc thêm hoặc ngoài SGK; và cần nêu câu hỏi yêu cầu HS động não, vận dụng kiến thức đã học để lí giải; không ra những câu hỏi mang tính áp đặt, yêu cầu tái hiện kiến thức đơn thuần kiểu như câu 1 trong đề tuyển sinh lớp 10 năm học 2012 - 2013 của Hà Nội:

“Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Trích Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2011)

Những câu thơ trên trích dẫn trong bài thơ nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.”

Trong môn Ngữ văn, làm văn được coi là phân môn thực hành tổng hợp. Việc ra đề làm văn cần đảm bảo tính thực hành từ việc tiếp nhận tới sản sinh văn bản. Trên cơ sở các kiến thức từ đọc - hiểu văn bản văn học, tiếng Việt, lí thuyết làm văn, GV ra đề thực hành làm văn với yêu cầu vận dụng từng thao tác làm bài cụ thể đến vận dụng nhiều thao tác cùng lúc để giải quyết vấn đề đặt ra.

Ví như, để làm đề văn nghị luận “Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị”, HS không đơn thuần tái hiện những kiến thức về đặc điểm phong cách nghệ thuật, tiểu sử tác giả Tố Hữu, những chi tiết về quê hương, cuộc đời của ông mà phải nắm vững bản chất những kiến thức đó, kết hợp sử dụng những kiến thức tiếng Việt cùng các thao tác lập luận đã được học để làm bật lên phong cách, hồn thơ Tố Hữu.

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)