7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học
Chuẩn kiến thức – kĩ năngcủa chương trình môn học “là các yêu cầu cơ bản,
tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức” [7,5]. Trong quá trình dạy học, GV nhất định phải bám chuẩn kiến thức, kĩ năng để dạy bởi nếu không bám chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học thì cùng một môn học, cùng nội dung kiến thức nhưng được dạy bởi những GV khác nhau sẽ cho kết quả tiếp thu khác nhau, dẫn đến chất lượng dạy học không đồng đều. Tùy đối tượng HS mà GV có thể dạy đúng chuẩn hoặc trên chuẩn. Tương tự, khi ra đề, người làm đề phải bám chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu KTĐG đối với từng bài kiểm tra, bài thi tránh tình trạng đề ra không bám chuẩn, không kiểm tra những kiến thức trọng tâm trong chương trình hoặc đề có biên độ mở quá rộng. Điều đó không có nghĩa là GV phải bám vào văn bản những tác phẩm đã dạy trong chương trình để ra đề, không được ra những kiến thức nằm ngoài chương trình học. Đây là kiểu tư duy ra đề thiếu khoa học. Chúng ta có thể học hỏi cách ra đề của người đi trước như Nguyễn Thúy Hồng [25], [26], [27] và tham khảo thêm cách ra đề của các nước khác như Pháp, Trung Quốc nhưng phải có sự chọn lọc, cân chỉnh thời gian làm bài, có cách vận dụng sao cho phù hợp với đối tượng HS phổ thông của nước ta hiện nay. GV tránh dùng những câu hỏi có độ tin
cậy không cao, quá đơn giản như “Ai là tác giả của…” [27] hoặc những câu hỏi còn mập mờ, chưa sáng rõ như:
“Đăm Săn và Mtao Mxây gọi nhau là “diêng”, có nghĩa là gì? A. Người anh em ruột
B. Người bạn kết nghĩa C. Người anh hùng D. Kẻ thù” [26]…
GV cần bám chuẩn để đảm bảo tính tương đương của các đề kiểm tra, có nghĩa là dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, GV tiến hành ra nhiều đề có độ khó tương đương với nhau trong quá trình dạy học tránh tình trạng ra một đề rồi sử dụng cho nhiều năm học. Chẳng hạn, với bài viết bài làm văn số 5 (văn thuyết minh) trong chương trình Ngữ văn 10 của ban cơ bản, cùng đối tượng là HS lớp 10A, GV không thể cho ra hai đề: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh của đất nước quê
hương và Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi để đánh giá
năng lực làm văn thuyết minh của lớp đó. Hai đề này có cùng yêu cầu là thuyết minh nhưng độ khó của chúng vênh nhau, do đó khó đánh giá chính xác năng lực của từng HS nếu căn cứ vào điểm số bài làm.
Trong trường phổ thông, môn Ngữ văn giúp HS hình thành hai năng lực cơ bản là đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, GV dễ dàng xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá những năng lực mà HS cần đạt ở mỗi bài kiểm tra của từng khối lớp. Hệ thống tiêu chí xác định các năng lực ngữ văn được coi là hệ thống chuẩn đánh giá năng lực của HS trong môn học Ngữ văn. Việc xác định chuẩn đánh giá này là cơ sở để định ra cụ thể nội dung và hình thức kiểm tra trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Việc GV ra đề mở với phạm vi kiến thức được mở rộng nằm ngoài chương trình cần bám chuẩn tránh tình trạng HS không vận dụng được gì từ những kiến thức đã được học để làm bài. Bên cạnh đó,
khi đổi mới, GV cần chú ý không quá đà trong việc mở rộng phạm vi nội dung mà nên tập trung chú ý đến cách đặt câu hỏi bởi với một tác phẩm dù được “cày đi cày lại nhiều lần” nhưng khi thay đổi cách hỏi ta sẽ có những đề với độ khó khác nhau và giúp các em có cách nhìn nhận tác phẩm ở nhiều mặt, nhiều góc độ hơn. Chẳng hạn, ta thử so sánh hai đề sau đây:
1). Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu để làm sáng tỏ nhận xét: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.
“Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.”
(Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục)
2). Dấu ấn của thơ ca dân gian qua một đoạn thơ tiêu biểu trong bài thơ Việt
Bắc(Tố Hữu).
Hai đề trên cùng hỏi về một đề tài trong tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu nhưng cách hỏi khác nhau hoàn toàn và độ phân hóa của hai đề cũng khác nhau. Đề
số 1 được ra theo kiểu truyền thống đưa luận điểm, trích dẫn đoạn thơ cụ thể, giới hạn thao tác chính rõ ràng. Đề số 2 được ra theo hình thức mở nêu đề tài là chính, không giới hạn thao tác hay ngữ liệu gì đòi hỏi HS phải suy nghĩ mới có thể làm được bài. Đề số 2 có tính phân hóa cao hơn nhiều so với đề số 1, đòi hỏi sự sáng tạo khi làm bài và vì thế nó phù hợp với đề thi tuyển sinh hơn.