7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Thực trạng đổi mới việc ra đề kiểm tra mônNgữ văn hiện nay
Để có cơ sở đánh giá về tình hình đổi mới việc ra đề kiểm tra môn Ngữ văn hiện nay, chúng tôi tiếp tục tiến hành phân tích kết quả từ cuộc khảo sát trên. Dưới đây là một số bảng thống kê chúng tôi thu được từ cuộc khảo sát:
Bảng 1.6. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết của đổi mới KTĐG
Đối tượng
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL % SL %
GV 87 70.7 36 29.3 0 0 0 0
HS 82 39 101 48.1 18 8.6 9 4.3
Bảng 1.7. Thống kê kết quả khảo sát những hướng đổi mới KTĐG của GV hiện nay
Hướng đổi mới
Mức độ Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Ít khi bao giờ Không
SL % SL % SL % SL %
Đổi mới cách đánh giá HS 12 9.8 45 36.5 66 53.7 0 0 Đổi mới nội dung đề kiểm tra 60 48.7 59 48 4 3.3 0 0 Đổi mới cấu trúc đề kiểm tra 42 34.2 71 57.7 10 8.1 0 0 Đổi mới hình thức đề kiểm tra 37 30.1 69 56.1 17 13.8 0 0 Đổi mới cách chấm bài 12 9.8 57 46.3 54 43.9 0 0
Đổi mới việc soạn đáp án, biểu
điểm 18 14.6 45 36.6 60 48.8 0 0
Đổi mới dạng đề kiểm tra 54 43.9 62 50.4 7 5.7 0 0 Những hướng đổi mới khác:
Bảng 1.8. Thống kê kết quả khảo sát hướng đổi mới KTĐG môn Ngữ văn của GV ở trường phổ thông
Hướng đổi mới
Mức độ Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Rất ít khi bao giờ Không
SL % SL % SL % SL %
Thay đổi cấu trúc đề 39 18.6 87 41.4 69 32.9 15 7.1 Đổi mới nội dung đề
kiểm tra 111 52.8 69 32.9 27 12.9 3 1.4 Ra đề trắc nghiệm
khách quan
48 22.9 48 22.9 45 21.4 69 32.8 Ra đề theo hướng “mở” 36 17.1 72 34.3 66 31.4 36 17.2 Đổi mới cách chấm bài,
tính điểm 18 8.6 60 28.6 99 47.1 33 15.7 Ít chọn những đề bài có
sẵn trong SGK 81 38.6 57 27.1 39 18.6 33 15.7 Bảng 1.9. Thống kê kết quả khảo sát mục đích đổi mới KTĐG của GV
Mục đích đổi mới KTĐG
Mức độ Quan trọng Bình
thường Ít quan trọng Không quan trọng
SL % SL % S L
% S
L % Nâng cao chất lượng KTĐG 111 90.3 9 7.3 3 2.4 0 0 Điều chỉnh quá trình dạy học
của GV 114 92.7 9 7.3 0 0 0 0
Điều chỉnh quá trình học của HS
114 92.7 9 7.3 0 0 0 0 Thích ứng với đổi mới PPDH 96 78.1 24 19.5 3 2.4 0 0 Điều chỉnh cách quản lí 54 43.9 57 46.4 9 7.3 3 2.4 Đáp ứng chủ trương đổi mới
toàn diện của ngành giáo dục 84 68.3 33 26.8 4 3.3 2 1.6 Bảng 1.10. Thống kê kết quả khảo sát hiệu quả việc đổi mới KTĐG của GV
Hiệu quả
Mức độ
Tốt Khá T.bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Chất lượng KTĐG kết quả học tập của HS tăng theo hướng tích cực
36 29.3 20 16.3 67 54.4 0 0
Góp phần đổi mới PPDH 18 14.6 63 51.2 38 30.9 4 3.3 Chất lượng giảng dạy được
nâng lên
15 12.2 36 29.3 72 58.5 0 0 Hoàn thiện quá trình đổi mới
toàn diện nền giáo dục 9 7.3 26 21.2 63 51.2 25 20.3 HS có thể tự đánh giá kết
quả học tập của mình 24 19.5 36 29.3 9 7.3 54 43.9 Kích thích HS tự học 21 17.1 9 7.3 57 46.3 36 29.3
Bảng 1.11. Thống kê kết quả khảo sát những khó khăn mà GV gặp phải khi đổi mới KTĐG
Khó khăn
Mức độ
Nhiều Vừa phải Ít Không
SL % SL % SL % SL %
Hiểu biết về đổi mới KTĐG
của GV còn ít 84 68.3 27 22 11 9.9 1 0.8 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
đổi mới còn nhiều bất cập 60 48.8 57 46.3 4 3.3 2 1.6 Thời gian hạn chế 96 78.1 15 12.2 9 7.3 3 2.4 Việc đổi mới PPDH chưa
hoàn thiện 24 19.5 87 70.7 12 9.8 0 0
Nhà trường chưa tạo điều
kiện cho GV đổi mới KTĐG 27 22 75 61 18 14.6 3 2.4 Nhà trường không kiểm tra,
đánh giá việc đổi mới KTĐG của GV
54 43.9 33 26.8 29 23.6 7 5.7
Những khó khăn khác: thiếu kinh phí; đổi mới không đồng bộ, chủ quan; phương pháp giảng dạy, đào tạo GV ở trường sư phạm chưa có những đổi mới hợp lí; HS chưa bắt kịp đổi mới. Đáp án của đề thi tốt nghiệp không “mở”, thường “gò” vào một số ý nhất định nên những ý sáng tạo của HS ít được giám khảo đọc và cho điểm. Sáng tạo thì khác so với chuẩn nên sự sáng tạo sẽ “không an toàn” và được trân trọng khi gặp những ý kiến theo lối truyền thống,…
Bảng 1.12. Thống kê kết quả khảo sát những khía cạnh của đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn mà GV quan tâm
Các khía cạnh của đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn Mức độ Nhiều Bình thường Ít Không SL % SL % SL % SL % Cấu trúc đề 69 56.1 52 42.3 2 1.6 0 0 Độ “mở” của đề 75 61 36 29.3 12 9.7 0 0 Hình thức đề 48 39 73 59.4 2 1.6 0 0 Nội dung đề 87 70.7 36 29.3 0 0 0 0
Thời lượng làm bài 36 29.2 75 61 8 6.5 4 3.3 Tỉ lệ điểm giữa các
câu trong đề 41 33.3 16 13 66 53.7 0 0
Bảng 1.13. Thống kê kết quả khảo sát những khía cạnh của đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn mà HS quan tâm
Các khía cạnh của đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn Mức độ Nhiều Bình thường Ít Không SL % SL % SL % SL % Cấu trúc đề 112 53.3 87 41.4 7 3.4 4 1.9 Độ “mở” của đề 81 38.6 75 35.7 42 20 12 5.7 Hình thức đề 75 35.7 105 50 26 12.4 4 1.9 Nội dung đề 114 54.3 63 30 24 11.4 9 7.3 Thời lượng làm bài 87 41.4 69 32.9 45 21.4 9 7.3
Tỉ lệ điểm giữa các câu
trong đề 84 40 33 15.7 93 44.3 0 0
Bảng 1.14. Thống kê kết quả khảo sát phần đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn gây thích thú cho HS
Phần đề thi tốt nghiệp THPT
môn Ngữ văn Số lượng Tỉ lệ %
Câu kiểm tra kiến thức (2đ) 36 17.1
Câu NLXH (3đ) 120 57.1
Câu NLVH (5đ) 78 37.1
(Nhiều HS trả lời có nhiều hơn một phần trong đề gây hứng thú cho các em) *Nhận xét:
Kết quả từ bảng 1.6 cho thấy cả GV và HS đều nhìn nhận việc đổi mới KTĐG hiện nay là cần thiết. Điều này chứng tỏ mức độ quan trọng của khâu KTĐG trong quá trình dạy học, đồng thời cho thấy việc đổi mới KTĐG còn nhiều bất cập cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Qua việc xem xét bảng thống kê 1.7 và thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy GV đổi mới KTĐG theo nhiều hướng nhưng chủ yếu tập trung đổi mới nội dung đề và đa dạng các hình thức kiểm tra để tăng cường tính chính xác, khách quan trong KTĐG. Việc chọn những đề trong SGK được GV hạn chế, việc ra đề theo hướng “mở” được nhân rộng, cách soạn đáp án, chấm bài, cách đánh giá HS cũng được đổi mới nhưng còn ít. Như vậy, nhìn chung việc đổi mới KTĐG của GV chưa thật sự toàn diện ở tất cả các khía cạnh của vấn đề mà chỉ tập trung vào một vài mảng nhất định.
Cấu trúc đề bài kiểm tra Ngữ văn bậc học phổ thông không còn là dạng đề truyền thống mà có sự thay đổi, cụ thể là trong đề bài kiểm tra có phần câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Việc đưa ra các câu hỏi khách quan trong đề dù tỏ ra có đổi mới nhưng cũng tỏ rõ sự thiếu hiểu biết về cách ra đề, chưa đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật và mức độ đánh giá phù hợp với đối tượng. Tuy có đổi mới về hình thức, cấu trúc nhưng GV chưa thực sự đổi mới tư duy ra đề, vẫn còn ra đề theo một motip cũ vừa rập khuôn vừa máy móc, chưa có sự sáng tạo nhiều. Đề trắc nghiệm vẫn theo “kiểu Ta” mà chưa phải là “kiểu Tây”. Đề tự luận có khi mang tính mệnh lệnh, áp đặt, bắt buộc, thường bắt đầu với đề ngữ quen thuộc như: Anh (chị) hãy
hoặc Em hãy….
Với cách ra đề như đã trình bày ở trên, đề bài môn Ngữ văn thực sự chưa tạo ra được hứng thú làm bài cho HS và cũng đồng nghĩa là đề bài chưa dành cho các em khả năng độc lập sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản.
Thời gian qua, dạng đề “mở” đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các bài kiểm tra môn Ngữ văn ở các bậc học THCS và THPT. Đặc biệt, đề “mở” đã góp mặt trong những kỳ thi quan trọng. Ra đề Ngữ văn theo “hướng mở” là một biện pháp nâng cao tính suy luận, sáng tạo, chống học vẹt, học tủ, buộc HS và cả GV phải đổi mới cách học cũng như cách dạy. Đấy cũng là biện pháp nâng cao chất lượng môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông và đánh giá đúng thực chất kết quả học tập cũng như khả năng tự học của HS.
Sự xuất hiện của những câu hỏi theo hướng mở trong đề kiểm tra, đề thi đã phần nào phản ánh xu thế đổi mới về chất trong khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhưng thực tế việc đổi mới này diễn ra chưa triệt để, đồng đều ở những đơn vị trường học, những địa phương khác nhau. Do đó, trước sự xuất hiện của những câu hỏi “mở” trong đề thi ở những kỳ thi có tính chất quan trọng, nhiều GV, HS tỏ ra thích thú, háo hức, một số khác lại tỏ ra ngỡ ngàng, lúng túng, băn khoăn. Thậm chí, còn có những phản ánh là “đề thi lạ”, “đề thi khó” hay “đề thi có vấn đề”. Gần đây, dư luận có nhiều tranh cãi về “đề văn lạ” – đề thi tuyển sinh đầu vào của trường Đại học FPT (xem phần phụ lục đính kèm). Đánh giá một cách công bằng thì
đề thi của trường Đại học FPT dù ra theo hướng mở, gây được sự hứng thú ở nhiều HS nhưng thật sự chưa đảm bảo sự chính xác, tính khoa học, tính thẩm mĩ và phù hợp với đặc thù của môn học. Điều đó lưu ý ta thêm một kinh nghiệm trong cách ra đề văn: cần ra đề một cách linh hoạt nhưng phải bám “chuẩn”, phải “mở” nhưng không phải “mở” một cách tùy tiện, cẩu thả.
Tóm lại, trong thời gian 10 năm gần đây, giáo dục đã có sự đổi mới về PPDH, chương trình, nội dung SGK nhưng thực tế việc KTĐG ở trường phổ thông vẫn chưa được thay đổi đúng mức để phù hợp với tình hình mới. Phương pháp giáo dục chủ động phát huy vai trò của người học dù đã được đưa vào sử dụng cùng với những nỗ lực của việc xây dựng lại chương trình theo hướng cập nhật và giảm tải nhưng việc KTĐG kết quả học tập hầu như vẫn giậm chân tại chỗ. Việc KTĐG có thay đổi chăng đó chỉ là những thử nghiệm thiên về phần kĩ thuật của KTĐG, mục đích chủ yếu để phục vụ cho việc xếp loại thi đua, xét lên lớp,… chưa giúp HS thấy rõ cái mạnh để phát huy và cái yếu để khắc phục, vươn lên bằng cách tự học. Đổi mới KTĐG hiện nay vẫn chỉ chú trọng đưa ra kết luận về năng lực HS mà chưa quan tâm đến mục tiêu phát triển năng lực HS.
Mục đích đổi mới KTĐG mà GV hướng tới hiện nay (xem bảng 1.9) là điều chỉnh cách dạy của mình và cách học của HS, nhằm nâng cao chất lượng KTĐG nhưng hiệu quả đổi mới không mấy khả quan. Hiệu quả đổi mới đạt được mới bước đầu có tác dụng tích cực đến việc dạy - học của GV và HS. Chất lượng giảng dạy, chất lượng KTĐG có nâng lên nhưng không đáng kể. Việc đổi mới đánh giá cần nhiều thời gian thực thi, phải được tiến hành từng bước, phải theo quá trình và cần có sự tương thích, liên thông, đồng bộ giữa các khâu khác của quá trình dạy học. Hơn nữa, trong quá trình đổi mới KTĐG, GV còn gặp rất nhiều khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan. Một khi GV chưa nắm vững qui trình KTĐG, chưa trang bị đầy đủ kiến thức về đổi mới KTĐG, chưa tuân thủ một cách nghiêm ngặt qui trình ra đề thì việc đổi mới không thể có bước đột phá và hiệu quả của nó chưa thể bàn đến (xem thêm bảng 1.11).
Hiện nay, ở trường THPT, muốn theo dõi thực trạng đổi mới của việc ra đề trước hết ta cần chú ý đến cách thay đổi việc ra đề thi tốt nghiệp THPT hàng năm. GV thường căn cứ vào đề thi tốt nghiệp để định hướng nội dung, hình thức, cấu trúc của đề kiểm tra thường xuyên và định kì. Khi được khảo sát ý kiến về mức độ quan tâm đối với đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, cả GV và HS đều quan tâm nhiều nhất đến nội dung đề và cấu trúc đề, ít quan tâm đến tỉ lệ điểm giữa các câu trong đề (xem bảng 1.12 và 1.13). Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn những năm gần đây có sự thay đổi rõ rệt. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó khi điểm lại các đề thi tốt nghiệp của vài năm trở lại đây. Những năm 2004, 2005, 2006, trong kì thi tốt nghiệp THPT, môn Ngữ văn thường được ra hai đề để HS lựa chọn: đề 1 thường gồm hai câu (một câu tái hiện kiến thức thuộc văn học nước ngoài, một câu NLVH) với tỉ lệ điểm 2-8; đề 2 gồm ba câu (hai câu tái hiện kiến thức thuộc phạm vi văn học Việt Nam, một câu NLVH) với tỉ lệ điểm 2-2-6.
Những năm 2007, 2008, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT có thay đổi so với những năm trước đó: môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp vẫn ra hai đề, mỗi đề gồm ba câu (hai câu tái hiện kiến thức trong đó một câu thuộc phạm vi kiến thức văn học Việt Nam và một câu thuộc phạm vi kiến thức văn học nước ngoài; một câu NLVH), tỉ lệ điểm là 2-3-5. Lần thay đổi này, ta thấy phạm vi kiến thức của mỗi đề được mở rộng hơn, bao quát cả chương trình văn học Việt Nam lẫn văn học nước ngoài và trong năm năm liên tiếp này (2004 đến 2008) đề thi môn Ngữ văn vẫn được ra theo kiểu đề truyền thống chỉ có NLVH, chưa thấy sự góp mặt của văn NLXH mặc dù nó đã là một phần kiến thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình. Điểm hạn chế này được khắc phục trong việc ra đề ở những năm sau đó.
Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn hai năm học 2009, 2010 được ra theo hướng mở, có sự cân đối giữa văn NLVH và NLXH. Cấu trúc đề môn Ngữ văn gồm hai phần: phần chung gồm một câu tái hiện kiến thức văn học, một câu NLXH; phần riêng có hai câu NLVH dành cho đối tượng HS hai ban. Tỉ lệ điểm các câu trong đề vẫn là 2-3-5. Câu NLXH được đánh giá cao, giúp HS có điều kiện nói lên sự hiểu
biết, chính kiến của bản thân, phản ánh xu thế đổi mới về chất trong khâu KTĐG khả năng, năng lực học tập của HS.
Năm 2011, 2012 đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn được GV “gia công” nhiều hơn, không chỉ chú ý đến nội dung được hỏi mà còn chú ý đến cách hỏi. Cách đặt câu hỏi ở hai câu trong phần chung cho tất cả thí sinh được đánh giá là có sáng tạo. Câu NLXH (3đ) giúp HS bày tỏ được nhận thức, suy nghĩ của mình, kéo văn chương về gần hơn với cuộc sống nhưng câu NLVH (5đ) vẫn còn được ra một cách máy móc, có phần đơn điệu cứ trở đi trở lại là phân tích một đoạn thơ, một nhân vật.
Tóm lại, theo trình tự thời gian, quá trình đổi mới đề có sự chuyển biến rõ rệt tuy vẫn chưa thể làm thỏa đáng hết mong muốn của tất cả các đối tượng. Đề trắc nghiệm khách quan dù xuất hiện trong kiểm tra thường xuyên, các bài ôn tập tổng hợp cuối năm trong SGK nhưng vẫn chưa có mặt trong đề thi tốt nghiệp THPT. Phần tái hiện kiến thức chỉ được giới hạn trong phạm vi kiến thức văn học, không bao gồm phần tiếng Việt. Đề bài ra theo hướng mở nhưng chỉ “mở” ở một số câu nhất định (GV quan niệm đề bài mở là đề NLXH), chưa “mở” để HS sáng tạo trên cơ sở tái tạo phần kiến thức đã học.