Mô hình đề thi tốt nghiệp, đề tuyển sinh

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 86)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Mô hình đề thi tốt nghiệp, đề tuyển sinh

Theo tinh thần đổi mới, đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn vẫn giữ cấu trúc 3 câu như đề thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Tuy nhiên, cần chú ý hơn nữa đến tính chủ động và sáng tạo của HS, đảm bảo độ khó và độ phân cách của đề, dần loại bỏ câu tái hiện kiến thức SGK. Cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa hai kỳ thi (tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng) về phạm vi kiến thức, về dung lượng bài viết, thời lượng làm bài. Phần tái hiện kiến thức trong đề thi tốt nghiệp là cần thiết nhưng

nên ra đề theo hướng tập trung vào những chi tiết quan trọng trong văn bản tác phẩm, đòi hỏi HS phải đọc kĩ, thâm nhập, hiểu kĩ về tác phẩm mới có thể trả lời trọn vẹn chứ không đơn thuần hỏi để HS tái hiện lại.

Trong mấy năm gần đây, Bộ đã đưa những vấn đề nóng bỏng của xã hội vào câu NLXH của đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Đây là sự thay đổi rõ nhất trong việc đổi mới cách ra đề. Tuy vậy, đề vẫn còn tách rời hai nội dung văn học và xã hội, chưa đưa văn học thâm nhập sâu vào cuộc sống đời thường. Để khắc phục và đổi mới hơn nữa, người ra đề cần cân nhắc và tính đến việc lấy những vấn đề, câu nói trong tác phẩm văn học để ra đề NLXH. Chẳng hạn, GV có thể ra những đề bài như Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ có viết:

Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) nói lên suy nghĩ của anh/chị về

quan niệm sống trên trong giới trẻ hiện nay”, “Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, anh/chị suy nghĩ gì về chữ danh và thực trong cuộc sống hiện nay?”,…Như vậy, câu hỏi vừa gắn với đặc thù môn học vừa đảm bảo bắt kịp nhịp sống xã hội, tạo điều kiện cho các em thể hiện quan điểm.

Trong đề thi tốt nghiệp, câu 3(5đ) là câu phải có tính chất phân hóa đối tượng HS nhưng đến nay vẫn được ra chưa xứng tầm vốn có của nó mà quanh đi quẩn lại cũng chỉ phân tích đoạn thơ, phân tích nhân vật với hơn chục tác phẩm trong chương trình lớp 12. Mặc dù đề tốt nghiệp chỉ yêu cầu kiểm tra vốn kiến thức và kĩ năng cơ bản của HS sau 12 năm học nhưng Bộ cần đổi mới câu hỏi 5 điểm này hoặc điều chỉnh số điểm thấp hơn hoặc tăng độ khó, độ mới mẻ cho phù hợp hơn.

Sau đây là mô hình đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn (câu tái hiện kiến thức 1-2đ, câu NLXH 3-4đ, câu NLVH 5đ) mà luận văn hướng tới:

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5đ) Câu 1 (1đ)

Trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), nhà văn đã để nhân vật Mị bừng tỉnh trước cảnh ngộ của A Phủ (trong đêm A Phủ bị trói) nhờ sự việc có tính chất “cởi nút”. Anh/chị trình bày lại sự việc đó?

Câu 2 (4đ)

Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/chị suy nghĩ gì về trẻ em và nạn bạo hành gia đình?

II. Phần riêng - phần tự chọn (5đ)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5đ)

Cảm nhận của anh/chị về chân dung người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiếncủa Quang Dũng. (Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5đ)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp sông Hương qua tác phẩmAi đã đặt tên cho

dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, Nxb Giáo

dục Việt Nam)

Những kì thi quan trọng như tuyển sinh lớp 10, tuyển sinh đại học với tính chất thi tuyển nên đề thi cần phải có sự chỉnh chu, đảm bảo tri thức, giáo dục, thẩm mĩ và độ có phân hóa cao hơn đề thi tốt nghiệp nhằm tuyển chọn được những HS thật sự có khả năng và phù hợp với tiêu chí đặt ra của kì tuyển sinh. Để tăng sự công bằng và khách quan, đề tuyển sinh tuyệt đối không có câu tái hiện kiến thức và phần tự chọn, cấu trúc gồm hai câu tự luận giống cấu trúc đề thi học sinh giỏi nhưng độ khó và độ phân hóa thấp hơn, phạm vi kiến thức mở rộng cả chương trình của một cấp học để tránh trường hợp HS học tủ, học lệch một phần kiến thức (truyện hoặc thơ) mà không ôn cả chương trình.

Câu NLXH không nên hỏi một cách áp đặt mà mở theo hướng HS có thể lập luận để lật ngược vấn đề, xét vấn đề dưới nhiều góc độ, chủ yếu kiểm tra sự hiểu biết xã hội và kĩ năng giải quyết vấn đề. Câu NLVH cần đổi mới trong việc đưa ngữ liệu cho HS làm bài: có thể mở rộng phạm vi nội dung kiến thức bằng cách sử dụng các tác phẩm ngoài chương trình hoặc để HS tự lựa chọn ngữ liệu mà không cần

trích dẫn nguyên văn nhất là những bài thơ đã được học trong chương trình. Việc để HS tự lựa chọn ngữ liệu để làm dạng đề có tính chất so sánh, tổng hợp sẽ khắc phục hạn chế của việc đưa ngữ liệu có nội dung không sát hợp, thiếu đồng nhất như trong đề văn hiện nay.

Muốn đổi mới thực sự đề tuyển sinh đại học, cao đẳng, người ra đề cần phải chú ý hơn nữa đến năng lực vận dụng những điều đã học, để HS liên hệ và liên kết với nhiều kiến thức khác để giải quyết một vấn đề mới. Để đánh giá được năng lực sáng tạo này, chúng ta cần tiếp tục phát huy dạng đề đòi hỏi HS liên hệ, vận dụng kiến thức từ nhiều bài học khác nhau để làm sáng tỏ một nhận định khái quát; yêu cầu HS so sánh, đánh giá để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai hay nhiều tác phẩm, đoạn trích, nhân vật, chi tiết, vấn đề,…

Đề tuyển sinh Đại học, cao đẳng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo nhưng thể hiện được tinh thần đổi mới của nó. Câu 1 không đưa sẵn chủ đề, HS phải tư duy. Câu 2 hỏi theo hướng tích hợp kiến thức được học ở nhiều năm đòi hỏi HS phải nhớ và nắm vững bản chất kiến thức mới có thể vận dụng tốt vào giải quyết vấn đề mà đề yêu cầu. Trong đề kiểm tra này, chúng tôi đưa ra điểm số của từng phần mang tính chất tượng trưng bởi trên thực tế việc cho điểm có thể linh hoạt hơn.

Câu 1 (4đ) Suy nghĩ của anh/chị về mẩu chuyện sau: Bí mật đề thi

Đám người trẻ tuổi này là những người xuất sắc nhất đã qua rất nhiều lần sàng lọc. Giờ đây, họ đang đối mặt với thách thức cuối cùng. Ai có thể vượt qua lần này sẽ trở thành nhân viên chính thức của công ty.

Bài thi tổng cộng có 30 đề, giấy vừa rộng, số lượng lại nhiều. Điều đó khiến mọi người bất ngờ. Đề dài như vậy, trong khi thời gian chỉ có vẻn vẹn 10 phút, để hoàn thành tất cả, quả là việc không thể!

Nhiều ứng cử viên vừa cầm giấy thi liền tranh thủ từng giây, vội vàng làm, không thèm nghe đến lời khuyên bảo chân thành của giám khảo: “Mọi người hãy xem sơ qua đề thi một lần trước rồi bắt tay vào làm”.

Đúng mười phút sau, giám khảo thu lại toàn bộ giấy thi. Tổng giám đốc đích thân phê duyệt. Kết quả là, có 6 bài được chọn. 6 bài này có một đặc điểm chung: không làm từ đề 1 đến đề 28, chỉ trả lời 2 đề cuối cùng. Trong khi đó, những bài thi khác tốt hơn nhiều. Vốn dĩ, bí mật nằm ở đề thứ 28, nội dung của nó là: Các đề bên trên đều không cần trả lời, chỉ cần làm tốt hai đề cuối cùng.

(Trích Trải nghiệm nhỏ - Bài học lớn, Nxb Đồng Nai, 2011)

Câu 2 (6đ)

Sự biến đổi trong phong cách của Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm Chữ người

tử tù(trước 1945) và Người lái đò Sông Đà(sau Cách mạng tháng Tám 1945).

Với cách xây dựng đề theo những mô hình như trên đã trình bày, ta thấy mỗi đề có tính chất riêng, cấu trúc mỗi dạng đề kiểm tra có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với từng mục đích kiểm tra cụ thể. Đề kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra định kì sẽ làm bước đệm cho việc ra đề thi học kì, đề thi tốt nghiệp và đề thi tốt nghiệp sẽ là bước đệm cho việc ra đề tuyển sinh.

Xây dựng hệ thống đề kiểm tra theo hướng đổi mới từ góc độ đổi mới KTĐG là yêu cầu quan trọng góp phần thực hiện tốt chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Để làm được điều này, chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu nhất định. Luận văn đã triển khai vấn đề trên những yêu cầu cơ bản làm căn cứ cho việc đổi mới việc ra đề kiểm tra môn Ngữ văn. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng những đề kiểm tra được đưa ra chỉ là một số phương án mang tính chất gợi ý. Việc triển khai trên thực tế sẽ có những điều chỉnh và cách vận dụng cho phù hợp với từng mục đích, từng đối tượng ở từng địa phương nhất định. Trong điều kiện thực tiễn và khuôn khổ hạn định của luận văn, chúng tôi chỉ có thể thực hiện một số bước thử nghiệm có tính chất minh họa. Những nội dung này sẽ được tiến hành ở chương tiếp theo.

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Để có được những cơ sở bước đầu nhằm kiểm chứng độ tin cậy và tính phù hợp của những tư tưởng khoa học trong việc nghiên cứu và đề xuất hệ thống đề kiểm tra môn Ngữ văn theo tinh thần đổi mới, luận văn triển khai thực nghiệm hệ thống đề kiểm tra ở một số trường THPT. Thông qua thực nghiệm, người viết đánh giá lại chất lượng nội dung đề thực nghiệm, kiểm nghiệm sự phù hợp, khẳng định tính khả thi và cần thiết của hệ thống đề kiểm tra môn Ngữ văn theo tinh thần đổi mới mà luận văn đề xuất, có những giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện, từng bước nâng cao chất lượng đề cũng như chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường THPT.

3.2. Thời gian và quá trình thực nghiệm

Để kiểm chứng một cách đầy đủ và hiệu quả toàn bộ hệ thống đề kiểm tra, việc thực nghiệm cần có một quy trình thực hiện quy mô, lâu dài trên đối tượng và địa bàn rộng lớn. Trong khuôn khổ đề tài một luận văn, không có điều kiện thực hiện tất cả, tác giả luận văn chỉ tiến hành một số thử nghiệm với mục đích những gì được tiến hành và phân tích sẽ là những kết quả bước đầu có tính chất định hướng cho những bước nghiên cứu tiếp theo.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trong năm học 2012 – 2013. Cụ thể vào tháng 8 năm 2012, chúng tôi tiến hành sử dụng phiếu điều tra thực nghiệm để khảo sát GV và HS, ghi nhận ý kiến đánh giá của GV và HS về hệ thống đề kiểm tra Ngữ văn 11. Riêng đối tượng GV, trong phiếu điều tra thực nghiệm, người viết còn trưng cầu ý kiến xung quanh quy trình xây dựng một số đề kiểm tra trong hệ thống đề mà luận văn đề xuất.

Trên cơ sở thống kê những ý kiến của GV và HS, người viết bước đầu nhận xét về tính khả thi và hiệu quả của hệ thống đề kiểm tra. Từ đó, có những điều chỉnh cần thiết cho hệ thống đề kiểm ra mà luận văn đã đề xuất.

Cũng qua phân tích kết quả từ cuộc khảo sát, tác giả luận văn rút ra kết luận và có những kiến nghị về việc đổi mới việc ra đề kiểm tra môn Ngữ văn trong thực tiễn dạy học hiện nay.

3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Để tiến hành thử nghiệm các đề kiểm tra, chúng tôi chọn đối tượng và địa bàn thuộc một số trường THPT ở tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Do hệ thống đề kiểm tra Ngữ văn mà luận văn đưa ra để thực nghiệm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11 nên người viết chọn đối tượng thực nghiệm là HS lớp 12 và GV của ba trường THPT Bến Cát, THPT Tây Nam, THPT Lai Uyên ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là ba trường mà chúng tôi từng khảo sát để lấy ý kiến về thực trạng ra đề và đổi mới việc ra đề kiểm tra Ngữ văn. Để có thêm những thông tin khách quan và chính xác hơn, chúng tôi thực nghiệm thêm hai trường thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Danh sách các trường tham gia thực nghiệm:

STT Tên trường SL GV SL HS 1 2 3 4 5

Trường THPT Bến Cát, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Trường THPT Tây Nam, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Trường THPT Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Trường THPT Mạc Đỉnh Chi, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

Trường THPT Trần Quang Khải, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh 8 7 6 8 12 99 32 67 0 0

Tổng cộng 41 198

3.4. Nội dung thực nghiệm

Trong phân phối chương trình Ngữ văn lớp 11, tổng cộng có bốn bài kiểm tra thường xuyên (kiểm tra 15 phút), sáu bài kiểm tra định kì (kiểm tra 1 tiết), hai bài kiểm tra học kì. Người viết bám vào phân phối chương trình và những yêu cầu cơ bản của việc đổi mới ra đề đã trình bày ở chương hai đưa ra hệ thống đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 11, chương trình ban cơ bản. Hệ thống đề mà luận văn đưa ra chỉ mang tính chất minh họa và định hướng cho những gì đề xuất ở phần lí thuyết của chương hai.

3.4.1. Hệ thống đề kiểm tra thực nghiệm 3.4.1.1. Đề kiểm tra thường xuyên 3.4.1.1. Đề kiểm tra thường xuyên

Đề 1: Liệt kê các chi tiết về ánh sáng được Thạch Lam miêu tả trong tác phẩm Hai đứa trẻ.

Đề 2: Anh/chị suy nghĩ gì về “bản chất con người” Chí Phèo qua câu nói của “hắn” với Thị Nở:

Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. (Chí Phèo - Nam Cao)

Đề 3: Viết bản tiểu sử tóm tắt của một nhà văn hoặc nhà thơ mà anh/chị được học trong chương trình Ngữ văn 11.

Đề 4: Mục đích sử dụng của các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

3.4.1.2. Đề kiểm tra định kì (1 tiết) Số thứ tự của đề tương ứng với số thứ tự bài

viết

Đề 1 (45 phút):Tình yêu tuổi học trò, nên hay không nên?

Đề 2 (90 phút): Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nướchoặc Tự tình - bài II).

Đề 3 (90 phút): Nghệ thuật miêu tả tương phản giữa “ánh sáng” và “bóng tối” của Nguyễn Tuân và Thạch Lam trong hai tác phẩm Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ.

Đề 4 (90 phút): Thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Đề 5 (90 phút): Vẻ đẹp bài thơ Ngắm trăng (trích Nhật kí trong tù - Hồ Chí Minh) Phiên âm chữ Hán: VỌNG NGUYỆT

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà;

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi ca. Dịch thơ: NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Đề 6 (90 phút): Bàn về bài học mà anh/chị rút ra từ mẩu chuyện sau: Thời gian

Hai người cùng bàn bạc về quá khứ, có khả năng họ là bạn bè hoặc tình nhân. Nếu nhiều người cùng đàm luận về việc đã qua, có thể họ là người có tài nhưng không gặp thời hoặc thân bại danh liệt hay người phấn đấu không có mục tiêu.

Hai người cùng bàn về hiện tại, có lẽ họ là đồng minh, cùng hội cùng thuyền. Nếu một đám người đang bàn luận về hiện tại, phần lớn lời nói của họ rất điềm đạm, nói xong liền đi ngay.

Hai người cùng bàn về tương lai, có thể họ là đôi vợ chồng hạnh phúc. Nếu những người lớn cùng đề cập đến mai sau, ngoài thả hồn vào nhiều chuyện lãng mạn, chắc chắn sẽ có những lời nói suông, không phù hợp với thực tế.

(Trích Trải nghiệm nhỏ - Bài học lớn, Nxb Đồng Nai, 2011)

Đề 1: Đề thi học kì 1 (120 phút) Câu 1 (4đ)

Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học. Câu 2 (6đ)

Cảm nhận của anh/chị về những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao).

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 86)