Một số mô hình xây dựng đề kiểm tra mônNgữ văn theo góc độ đổ

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Một số mô hình xây dựng đề kiểm tra mônNgữ văn theo góc độ đổ

2.3.1. Xây dựng đề kiểm tra thường xuyên

Đề kiểm tra thường xuyên được dùng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong một bài, một cụm bài thông qua một bài trắc nghiệm, một đoạn hoặc một bài viết ngắn, đơn giản, qua đó rèn cho HS khả năng tự học, tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Xây dựng đề kiểm tra dạng này, GV nên chọn những câu hỏi, bài tập có tính chất đơn giản, xâu chuỗi được những kiến thức, kĩ năng trong bài, cụm bài, đồng thời có những câu hỏi đánh giá được năng lực trình bày bằng ngôn ngữ viết về một vấn đề qua đoạn (bài) văn ngắn.

Với mục đích kiểm tra kiến thức trong phạm vi nhỏ, chủ yếu rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của HS, đề kiểm tra thường xuyên được dùng trong việc kiểm tra kiến thức từng phân môn cụ thể, nhất là kiểm tra kiến thức văn học của HS. Mặc dù vậy, theo quan điểm mới, trong dạy học cũng như trong KTĐG dù chỉ đề cập đến một nội dung bất kì của một phân môn, ta “vẫn có thể làm toát lên tinh thần tích hợp”. GV có thể sử dụng hình thức, cấu trúc đề một cách đa dạng và linh hoạt: đề trắc nghiệm khách quan, đề tự luận hoặc đề tổng hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đề trắc nghiệm môn Ngữ văn (15 phút) dung lượng thường là 20 câu, đề tổng hợp thường 8 – 10 câu trắc nghiệm và một câu tự luận và đề tự luận thường là một câu hỏi ngắn.

Trong ba phân môn của môn Ngữ văn, phân môn văn học chiếm dung lượng lớn trong chương trình, có mục tiêu cụ thể là hình thành và phát triển cho HS năng lực đọc - hiểu, cảm nhận, tiếp nhận giá trị của văn bản ở nhiều thể loại khác nhau. Do đó, khi kiểm tra kiến thức, đánh giá năng lực đọc - hiểu văn bản, GV có thể sử dụng những câu hỏi khai thác văn bản ở nhiều khía cạnh như thể loại, cảm xúc chủ đạo, chi tiết nghệ thuật, sự kiện, ý nghĩa, giá trị chung về nội dung và nghệ thuật,…để HS hiểu sâu vào văn bản ngôn từ của tác phẩm, từ vẻ đẹp nghệ thuật khám phá vẻ đẹp nội dung, qua đó biết cách đọc - hiểu tác phẩm cùng thể loại.

Ví dụ: Sau khi học xong đoạn trích Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2009), GV có thể ra đề kiểm tra 15 phút như sau:

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: (4đ)

Câu 1. Vì sao có thể nói việc dùng từ cậy (không dùng nhờ) trong câu Cậy

em em có chịu lời, Nguyễn Du thể hiện cách nói tinh tế trong đoạn mở lời “trao

duyên” của Thúy Kiều?

a. Cậyđồng nghĩa với nhờnhưng có tác dụng nhấn mạnh hơn b. Cậyđồng nghĩa với nhờnhưng có thêm sắc thái nài ép c. Cậyhàm ý nhờ vả với tất cả sự tin tưởng, tôn trọng, biết ơn

d. Cậy thể hiện niềm tin tuyệt đối vào đối tượng được nhờ

Câu 2. Hai từ chịu lời cho ta thấy trạng thái tâm lí nổi bật nào của Thúy Kiều khi cậy Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng?

a. Thúy Kiều lo sợ Thúy Vân không nhận lời

c. Thúy Kiều mong Thúy Vân cảm thương mình mà nhận lời

d. Thúy Kiều tiên cảm Thúy Vân nhận lời mình một cách miễn cưỡng

Câu 3. Vì sao Thúy Kiều là chị mà phải cậy, lạy, thưa Thúy Vân khi trao

duyên?

a. Kiều tỏ lòng tôn kính, biết ơn sự hi sinh của Thúy Vân b. Kiều không đủ tỉnh táo khi trao duyên cho Vân

c. Kiều muốn tỏ rõ tình yêu của mình với chàng Kim cho Vân biết d. Kiều muốn tỏ ra mình là con nhà có học

Câu 4. Sự đâu sóng gió bất kìmà Kiều nói đến là nhằm nhắc đến sự việc gì đã xảy ra trước đêm trao duyên?

a. Kiều mơ thấy Đạm Tiên và được báo những điềm không lành b. Chú của Kim trọng mất, chàng phải về quê chịu tang

c. Mã Giám Sinh mua Kiều và gia đình Kiều ưng thuận

d. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt

Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu lên cách hiểu đúng nhất về câu thơ: Chiếc

thoa với bức tờ mây/ Duyên này thì giữ, vật này của chung?

a. Kiều không trao duyên mà chỉ trao kỉ vật cho Thúy Vân b. Kiều chưa nỡ trao hẳn cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân c. Kiều chỉ trao duyên còn kỉ vật Kiều xin giữ lại

Câu 6. Dòng nào dưới đây giải thích không đúng về lí do việc Thúy Kiều nhắc đến nhiều từ ngữ liên quan đến cái chết (ngậm cười chín suối, hồn, thác oan,...) sau khi trao duyên cho Thúy Vân?

a. Kiều dự cảm được tương lai đầy sóng gió của mình b. Trao duyên xong, Kiều tưởng mình như đã chết c. Kiều luôn bị lời báo mộng của Đạm Tiên ám ảnh

d. Kiều muốn dùng cái lẽ “nghĩa tử là nghĩa tận” thuyết phục Vân

Câu 7. Đoạn trích Trao duyên thể hiện vẻ đẹp nào trong nhân cách con người Thúy Kiều?

a. Hi sinh quên mình vì những người nàng yêu thương b. Ý thức về nhân phẩm bị chà đạp

c. Khát vọng về công lí trong xã hội lúc bấy giờ d. Khát vọng được tự do yêu đương

Câu 8. Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích Trao duyên là gì?

a. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh b. Dùng độc thoại, đối thoại c. Dùng tình huống mâu thuẫn d. Miêu tả tâm lí nhân vật

Câu hỏi tự luận: (6đ)

- Nét độc đáo của hai câu thơ mở đầu đoạn trích Trao duyên.

- Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên. - Tâm trạng mâu thuẫn của Kiều khi trao duyên.

(Đáp án phần trắc nghiệm: 1.c; 2.b; 3.a; 4.d; 5.b; 6.c; 7.a; 8.d)

Những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trên nhằm kiểm tra năng lực đọc - hiểu đoạn trích Trao duyên từ nhiều phương diện, yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài. Các câu hỏi trong đề vừa làm nổi bật nội dung trọng tâm của bài học là bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân vừa đảm bảo tính tích hợp và thực hành từ việc hiểu nghĩa của từ ngữ, câu thơ, nội dung cũng như nghệ thuật đến vận dụng kiến thức để thực hành viết đoạn văn ngắn. Như vậy, dù đề kiểm tra trên chưa đòi hỏi HS nhiều ở sự sáng tạo nhưng đã chú ý đến khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng không chỉ của văn mà còn của tiếng Việt, làm văn trong việc tìm hiểu, khai thác những yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Đối với dạng đề tự luận, GV chỉ nên hỏi một đơn vị kiến thức nhỏ: một chi tiết, hình ảnh hay một phần nội dung trong văn bản hoặc cảm nhận ban đầu của HS khi tiếp xúc với văn bản. Với thời gian làm bài có hạn, đề nêu ra phải đảm bảo sao cho mọi HS đều hiểu và suy nghĩ ngay vào câu trả lời mà nó phải trả lời chứ không phải suy nghĩ xem GV muốn hỏi gì. Chẳng hạn, sau khi học truyện cổ tích Tấm

Cám (Ngữ văn 10, tập 1), GV có thể ra đề kiểm tra 15 phút một cách sáng tạo: Cảm

nghĩ của em về một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện cổ tích Việt Nam. Với

đề bài này, HS sẽ huy động kiến thức về nghệ thuật của truyện cổ tích, nhớ lại tất cả những truyện cổ tích mà các em đã biết hoặc đã được học kể cả trong chương trình cấp THCS, từ đó có sự lựa chọn và tiến hành làm bài. Như vậy, đề bài này vừa đảm bảo được tính tích hợp, gắn liền với đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại vừa đòi hỏi có sự sáng tạo trong việc lựa chọn chi tiết nghệ thuật khi HS đặt bút làm bài.

2.3.2. Xây dựng đề kiểm tra định kì

Đề kiểm tra định kì bao gồm những đề kiểm tra 45 phút, 90 phút và thi học kì. Đề kiểm tra định kì được vận dụng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong một cụm bài lớn, một mạch nội dung, một học kì qua hình thức trình bày một bài kiểm tra phức tạp hơn, dung lượng dài hơn so với bài kiểm tra thường xuyên. Đây là dạng bài kiểm tra có tính chất đánh giá tổng hợp năng lực của HS sau một giai đoạn học tập.

Xây dựng đề kiểm tra dạng này, chúng tôi ưu tiên dạng đề tự luận, đề tổng hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận sẽ dùng một cách hạn chế, các câu hỏi không đánh đố HS mà nhằm vào nhiều phần kiến thức khác nhau trong chương trình với yêu cầu vận dụng ngày càng cao. Đề kiểm tra định kì hướng đến cả dạng đề truyền thống lẫn đề mở. Trong đề mở, GV chú trọng cả hai dạng mở “đề cho đề tài” và “đề cho tài liệu” để HS rèn luyện. GV cũng cần có sự cân chỉnh thời gian và phạm vi nội dung của từng bài viết cho phù hợp với phân phối chương trình và thực tế giảng dạy sao cho vẫn đảm bảo được kết quả cần đạt của bài kiểm tra.

Dưới đây là một số đề kiểm tra định kì (kiểm tra 1 tiết) mang tính chất tham khảo:

* Đề làm văn 45 phút:

1). Một bài học đạo đức hoặc cách sống mà anh/chị rút ra từ tác phẩm văn chương. 2). Về một khổ thơ mà anh/chị thích nhất trong các bài thơ thuộc phong trào Thơ mới.

3). Anh/chị suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu thể hiện trong hai câu thơ:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

(Giục giã – Xuân Diệu)

4). Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”.

5). “Tình thương là hạnh phúc của con người” (Đi - đơ - rô). Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu nói trên.

* Đề làm văn 90 phút:

1). Truyện ngắn Chữ người tử tù đã thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân như thế nào?

2). Phân tích cảm hứng lãng mạn và bi tráng qua đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiếncủa Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

3). Vai trò và vị trí của bài thơ Từ ấy đối với con đường thơ, con đường cách mạng của Tố Hữu.

Với một số đề có tính chất tham khảo trên, ta thấy rõ dụng ý của người ra đề. Đề NLVH, đối với tác phẩm thuộc loại tự sự, người ra đề chú ý đến cách đặt câu hỏi yêu cầu HS đi từ phân tích yếu tố nghệ thuật để làm rõ nội dung tư tưởng; đối với tác phẩm thuộc loại trữ tình, đề định hướng nội dung cụ thể không yêu cầu phân tích đoạn thơ, bài thơ một cách chung chung. Đề NLXH, người ra đề bám sát mục

tiêu kiểm tra của từng bài, đưa ra những vấn đề gần gũi với HS. Đề bài được nêu một cách sáng rõ và mang tính giáo dục cao.

Với mục đích đánh giá năng lực tổng hợp của HS, đề kiểm tra học kì cần bao quát một dung lượng kiến thức và kĩ năng tương đối toàn diện. Cấu trúc đề kiểm tra học kì hướng đến cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT. Các câu hỏi được nêu ra trong đề phải đủ rõ ý tưởng của người ra đề, chú trọng hơn nữa việc phát triển tư duy so sánh, phản bác cho HS. Ta có thể tham khảo những đề sau (thời gian làm bài: 120 phút):

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 11: Câu 1 (3đ)

Suy nghĩ của anh/chị về lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.

Câu 2 (7đ)

Cảm xúc, suy nghĩ của anh/chị về một bài thơ hoặc một thiên truyện ngắn của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 11.

Đề kiểm tra học kì 2 lớp 12: Câu 1 (2đ)

Qua những văn bản nhật dụng được giới thiệu trong SGK Ngữ văn 12 (tập 2 ban cơ bản), anh/chị rút ra được cho mình nhận thức về những vấn đề gì trong cuộc sống?

Câu 2 (3đ)

Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Kinh nghiệm sẽ không bao giờ đến với những ai không dám thử sức và nhận lãnh thất bại.” (Trích Sự giàu có tâm hồn, Nxb Phụ nữ, 2009)

Câu 3 (4đ)

Sự khác biệt về bút pháp trong Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu.

Khi xây dựng đề kiểm tra định kì, GV phải chú ý nhiều đến tính thực hành, có sự tích hợp giữa đề cho ra với những đề kiểm tra trước đó về mặt kĩ năng làm

bài. Hơn nữa, GV cần đảm bảo xu thế ra đề văn tích hợp và đề mở để cùng lúc có thể đánh giá một cách toàn diện những kiến thức và kinh nghiệm, khả năng tư duy bằng ngôn ngữ mà cá nhân HS có được qua quá trình học tập. Trên cơ sở này, kĩ năng làm văn của HS sẽ được củng cố, từng bước được nâng cao và hoàn thiện hơn.

2.3.3. Xây dựng đề kiểm tra học sinh giỏi

Mục đích của kì thi chọn HS giỏi là nhằm phát hiện những HS có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước. Do đó, đề thi cho đối tượng này không chỉ đòi hỏi phát huy năng lực sáng tạo mà đòi hỏi phải có tính phân hóa cao. Đề đúng và hay sẽ phân hóa được trình độ HS, giúp người thầy nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi HS để đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của các em; đồng thời, tạo được nguồn sức mạnh tinh thần cho HS khi biết được năng lực của mình, tự tin và có hướng phấn đấu cụ thể. Ngược lại, đề thi thiếu chính xác sẽ không phát huy được sở trường của HS giỏi, chẳng những không đánh giá chính xác về năng lực của HS mà còn khiến HS hoang mang, thậm chí mất hứng thú học tập. Như thế toàn bộ quá trình rèn luyện kĩ năng sẽ trở nên vô nghĩa.

Đề thi chọn HS giỏi phải có sự độc đáo trong nội dung, đa dạng về cách hỏi và yêu cầu cao về độ chính xác, giàu tính mĩ cảm. Với cấu trúc đề gồm hai câu tự luận (một câu NLXH và một câu NLVH) và không có phần tự chọn, đề kiểm tra HS giỏi môn Ngữ văn ở trường phổ thông cũng như đề chọn HS giỏi quốc gia hiện nay cần đa dạng, linh hoạt trong cách ra đề, tránh có sự trùng lặp nội dung và cách hỏi trong nhiều năm liên tiếp: Với NLVH có thể ra đề kiểm tra khả năng cảm thụ về một tác phẩm văn học cụ thể; đề kiểm tra kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ tác phẩm; đề kiểm tra về kiến thức văn học sử hoặc đề rèn tư duy tổng hợp, thao tác so sánh văn học. Trong đó, mỗi dạng đều có tính ưu việt riêng của nó. Chẳng hạn, với dạng đề kiểm tra kiến thức về lí luận văn học và cảm thụ tác phẩm, chúng ta có thể kiểm tra được kiến thức của HS về những vấn đề lí luận cơ bản như đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật, bản chất của lao động nghệ

thuật, giá trị và chức năng văn học, các mối quan hệ trong văn học, vai trò và tác

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 76)