Thực trạng việc ra đề kiểm tra mônNgữ văn hiện nay

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Thực trạng việc ra đề kiểm tra mônNgữ văn hiện nay

Ngữ văn được coi là một trong những bộ môn quan trọng của nội dung giáo dục trong nhà trường. Đối với môn học này, ngoài việc tìm hiểu, khám phá những kiến thức khoa học rộng lớn của đời sống xã hội, nó còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách, bản lĩnh cho HS trong cuộc sống. Để có được một cái nhìn khái quát về thực trạng việc ra đề và đổi mới việc ra đề kiểm tra môn Ngữ văn hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 123 GV và 210 HS THPT vào tháng 5 năm 2012 (kết quả thu được từ cuộc khảo sát này chỉ mang tính chất tham khảo định hướng). Tác giả luận văn đã tiến hành phát phiếu trưng cầu ý kiến trên địa bàn tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, chúng tôi khảo sát đối tượng GV dạy Văn các trường THPT Bến Cát, THPT Tây Nam, THPT Lai Uyên (Bình Dương), lớp cao học Văn học Việt Nam khóa 21, Lí luận và phương pháp dạy Văn khóa 21 và 22, lớp ôn thi đầu vào cao học khóa 23 (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh); đối tượng HS khối 11,12 của ba trường THPT

Bến Cát (117 HS), THPT Tây Nam (48 HS), THPT Lai Uyên (45) tỉnh Bình Dương.

Kết quả tổng hợp thu được từ cuộc khảo sát về thực trạng việc ra đề cho ta các số liệu như sau:

Bảng 1.1. Thống kê kết quả khảo sát loại đề kiểm tra HS thích được làm

Loại đề kiểm tra

Mức độ Rất thích Thích Ít thích Không thích SL % SL % SL % SL % Đề tự luận 39 18.6 96 45.7 66 31.4 9 4.3 Đề trắc nghiệm khách quan 63 30 78 37.1 36 17.2 33 15.7 Đề kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm 36 17.2 87 41.4 63 30 24 11.4 Đề nghị luận văn học 21 10 102 48.6 69 32.9 18 8.5 Đề nghị luận xã hội 63 30 90 42.9 39 18.6 18 8.5 Đề có sẵn trong sách giáo khoa 21 10 63 30 66 31.4 60 28.6 Đề bài gắn với thực tiễn cuộc sống 108 51.4 78 37.2 24 11.4 0 0 Đề bài yêu cầu tái

hiện kiến thức 21 10 96 45.7 54 25.7 39 18.6 Đề đòi hỏi sự sáng

tạo, vận dụng kiến thức đã học

Bảng 1.2. Thống kê kết quả khảo sát ý kiến HS về những vấn đề xung quanh việc ra đề Vấn đề Mức độ Nhiều Bình thường Ít Không SL % SL % SL % SL %

Sự quan tâm đến việc đổi

mới đề thi 120 57.1 69 32.9 21 10 0 0

Sự cần thiết của trắc nghiệm khách quan trong môn Văn

84 40 66 31.4 27 12.9 33 15. 7 Sự hợp lí của cấu trúc đề

thi tốt nghiệp THPT môn Văn hiện nay

81 38.6 96 45.7 30 14.3 3 1.4

Sự quan tâm đến điểm số

bài kiểm tra 90 42.9 87 41.4 21 10 12 5.7

Bảng 1.3. Thống kê kết quả khảo sát mức độ điểm HS đạt được đối với từng loại đề kiểm tra

Bài kiểm tra

Mức độ Giỏi Khá T.bình Yếu SL % SL % SL % SL % Nghị luận về một hiện tượng xã hội 9 4.3 116 55.2 72 34.3 13 6.2 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí 6 2.9 108 51.4 87 41.4 9 4.3 Nghị luận về một tác phẩm văn học 12 5.7 87 41.4 93 44.3 18 8.6

Nghị luận về một đoạn

thơ 15 7.1 111 52.9 75 35.7 9 4.3

Nghị luận về một nhân

vật văn học 15 7.1 78 37.2 108 51.4 9 4.3 Nghị luận về tác giả 6 2.9 66 31.4 114 54.3 24 11.4

Bảng 1.4. Thống kê kết quả khảo sát các cơ sở GV lấy làm căn cứ để ra đề

Cơ sở để ra đề kiểm tra

Mức độ Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng Rất ít Không bao giờ

SL % SL % SL % SL %

Sách giáo khoa 108 87.8 12 9.8 3 2.4 0 0 Sách giáo viên 75 61 30 24.4 18 14.6 0 0

Tự nghĩ ra 33 26.8 81 65.9 9 7.3 0 0

Mục tiêu kiểm tra 99 80.5 21 17.1 3 2.4 0 0 Chuẩn kiến thức, kĩ năng 108 87.8 12 9.8 3 2.4 0 0 Sách tham khảo 39 31.7 69 56.1 15 12.2 0 0 Đề kiểm tra đã ra ở những năm học trước 39 31.7 51 41.5 24 19.5 9 7.3 Tình hình học tập của HS 105 85.4 15 12.2 3 2.4 0 0 Tính đặc thù của môn học 99 80.5 18 14.7 3 2.4 3 2.4

Những cơ sở khác: mục đích học tập của HS, mục đích của kì kiểm tra, vấn đề xã hội mang tính thời sự, sách nâng cao,…

Bảng 1.5. Thống kê kết quả khảo sát ý kiến GV về những vấn đề xung quanh việc ra đề Vấn đề Mức độ Nhiều Bình thường Ít Không SL % SL % SL % SL %

Sự quan tâm đến việc đổi mới

đề thi 90 73.2 30 24.4 3 2.4 0 0

Sự cần thiết của trắc nghiệm

khách quan trong môn Văn 12 9.8 51 41.5 39 31.7 21 17 Sự hợp lí của cấu trúc đề thi

tốt nghiệp THPT môn Văn hiện nay

69 56.1 51 41.5 3 2.4 0 0

Sự cần thiết của việc lập ma

trận khi ra đề 17 13.8 21 17.1 51 41.5 34 27.6 Việc tuân thủ đầy đủ qui trình

khi soạn đề kiểm tra 18 14.6 39 31.7 60 48.9 6 4.8 Mong muốn có một ngân hàng

đề thi để hỗ trợ trong việc KTĐG kết quả học tập của HS

99 80.5 18 14.7 3 2.4 3 2.4

* Nhận xét

Theo số liệu thống kê ở bảng 1.1, ta thấy HS thích được làm bài kiểm tra Ngữ văn theo hình thức trắc nghiệm khách quan, về những vấn đề xã hội gắn với thực tiễn cuộc sống của các em. Bảng số liệu này ghi nhận có 67.1% HS trả lời thích và rất thích được GV ra đề theo hình thức trắc nghiệm khách quan, cao hơn so với tỉ lệ HS thích các dạng đề khác. Như vậy, chứng tỏ ở trường phổ thông nhiều GV đã tiến hành ra đề trắc nghiệm đối với môn Ngữ văn và nó dần tỏ rõ ưu thế. Về nội dung đề, nếu như trước đây GV nghiêng về ra đề NLVH với phạm vi là các tác phẩm được học trong chương trình thì hiện nay đề NLXH và NLVH đã có một sự cân đối

nhất định, đặc biệt khi được hỏi ý kiến không có HS nào trả lời không thích GV ra đề NLXH. Đề bài NLXH, nhất là những vấn đề gắn với thực tiễn cuộc sống được các em đặc biệt quan tâm. Điều này càng chứng tỏ cho chúng ta thấy việc ra đề của GV Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay đã hướng đến gắn giá trị đích thực của văn chương với cuộc sống của con người…

Vì đa số HS thích đề NLXH nên khi được hỏi trong các đề bài được làm trong thời gian gần đây, em thích đề nào nhất nhiều HS trả lời thích đề NLXH với nội dung xoay quanh những vấn đề về tệ nạn xã hội; môi trường học tập; về đạo đức, lối sống của HS;…vì nó thiết thực, các em được tự do nói lên chính kiến của bản thân, dễ tìm dẫn chứng, dễ viết và giúp các em nâng cao hiểu biết, từ đó có thể điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành động của mình trong cuộc sống. Một số ít HS thích đề NLVH với lí do dễ cảm và có thể vận dụng kiến thức đã học để làm bài,…

Riêng những đề Ngữ văn có sẵn trong SGK, số lượng HS lựa chọn ít nhất nhưng vẫn giữ tỉ lệ cao. Có tỉ lệ này là điều dễ hiểu bởi có 87.8% GV thường xuyên căn cứ vào SGK để ra đề. Việc GV chọn những đề có sẵn trong SGK, chưa mở rộng đến những vùng kiến thức nằm ngoài SGK (xem bảng 1.4) đã không phát huy tính sáng tạo của HS và là chỗ dựa cho tình trạng HS học tủ, học vẹt; tạo điều kiện cho văn mẫu phát triển trong khi GV chỉ nên lấy đó làm phương tiện để hình thành năng lực học văn cho HS.

Đề kiểm tra Ngữ văn thường gồm hai phần: tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức. Phần tái hiện kiến thức đòi hỏi sự ghi nhớ chính xác, chủ yếu dành cho đối tượng HS có học lực trung bình, yếu; phần vận dụng kiến thức dùng để phân loại đối tượng khá, giỏi. Theo kết quả khảo sát, đề đòi hỏi sự sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học dù kiểm tra mức độ tư duy cao và khó hơn đề tái hiện kiến thức nhưng HS lại vô cùng thích thú với loại đề này. Chính điều này cho thấy việc ra đề đáp ứng nhiều đối tượng HS cùng lúc là điều không dễ. Đây là điều mà GV cần phải lưu ý, hướng tới khi tiến hành đổi mới việc ra đề kiểm tra môn Ngữ văn.

Trong môn Ngữ văn, theo HS, sự có mặt của đề trắc nghiệm là cần thiết (xem bảng 1.2) nhưng ngược lại phần đông GV cho rằng trắc nghiệm không thực sự cần thiết và họ không “mặn mà” với hình thức kiểm tra này (xem bảng 1.5). Có sự đối nghịch này có thể do GV còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc ra đề trắc nghiệm, chưa có sự đầu tư thích đáng dẫn đến đề ra không chất lượng, không đo được những yêu cầu mà HS cần đạt. Điều này còn giải thích cho số liệu 80.5% GV mong muốn có một ngân hàng đề thi để hỗ trợ trong việc KTĐG kết quả học tập của HS.

Tâm lí HS khi làm kiểm tra rất quan tâm đến điểm số bởi điểm số là căn cứ đánh giá năng lực học tập bộ môn của các em, đồng thời nếu được đánh giá công bằng, khách quan bởi số điểm, lời phê, lời nhận xét trong bài làm HS sẽ tăng hứng thú học tập. Đối với các loại đề kiểm tra, ứng với sự thích thú và sự quan tâm đến đề NLXH đa số các em đạt điểm cao cho bài làm văn loại này. Đối với bài NLVH, HS đạt điểm khả quan ở bài nghị luận về một tác phẩm văn học; bài nghị luận về một tác giả tỏ ra xa lạ và khó đối với các em; còn loại đề nghị luận về một đoạn thơ, một nhân vật văn học các em đạt điểm thấp hơn bởi đa phần ở phổ thông kĩ năng làm văn của HS còn yếu, chưa biết cách đặt vấn đề nghị luận trên nền cả tác phẩm, trong các mối quan hệ khác trong tác phẩm mà chủ yếu tiến hành nghị luận cả tác phẩm. (xem bảng 1.3)

Kiểm tra, thi cử đòi hỏi phải có sự phù hợp với nội dung, cách thức dạy, học và yêu cầu cần đạt được của chương trình. Ở trường phổ thông, GV ra đề chủ yếu dựa vào SGK, mục tiêu kiểm tra, chuẩn kiến thức, kĩ năng, tình hình học tập của HS, tính đặc thù của môn học. Một số GV còn căn cứ vào những cơ sở khác nữa (xem bảng 1.4). Điều đó cho thấy, những định hướng KTĐG môn học đã được GV tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GV chưa chú ý đến tính đặc thù của bộ môn, ít dựa vào mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học để ra đề và chủ yếu dựa nhiều vào sách tham khảo. GV thường căn cứ vào những đề thi đã ra ở các năm học trước để ra đề, nên dễ dàng khoanh vùng các nội dung cũng như dạng câu hỏi đã cho ra

dẫn đến tâm lí “thi gì học nấy” ở cả GV và HS. Điều này phần nào làm kiến thức HS không được mở rộng, không được liên hệ nhiều với thực tiễn, làm mất đi tính khách quan của đề kiểm tra, và sự lặp lại của những câu hỏi, cách hỏi sẽ phần nào làm mất đi tính sáng tạo của HS khi làm bài.

Theo đa số GV, cấu trúc một đề văn hợp lí phải gồm có cả phần tái hiện và phần vận dụng kiến thức, thường gồm ba câu: một câu tái hiện kiến thức, một câu NLXH để HS sáng tạo trên cơ sở vận dụng vốn hiểu biết của bản thân, một câu NLVH để HS sáng tạo trên cơ sở tái hiện phần kiến thức đã được học. Kết quả khảo sát ở bảng 1.5 ghi nhận có 56.1% GV cho rằng cấu trúc đề văn như cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT hiện nay là hợp lí, nhưng về phiá HS chỉ có 38.6% chấp nhận cấu trúc này. Mâu thuẫn này cho thấy việc ra đề kiểm tra môn Ngữ văn ở trường phổ thông thật sự chưa sát hợp với từng mục đích, từng đối tượng, ở từng địa phương cụ thể.

Một số ít GV không đồng tình với cấu trúc của đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn hiện nay. Theo họ, đề thi cần đa dạng trong cách ra đề: phần kiến thức SGK bao quát được chương trình học (có cả phần kiến thức tiếng Việt), nên chia nhỏ thành nhiều câu, ra dưới dạng trắc nghiệm khách quan và đảm bảo phát triển được kĩ năng nhận diện kiến thức (2đ); NLXH (3đ) ra theo hướng mở và cần được giới hạn dung lượng; NLVH (5đ) thể hiện việc tiếp cận tác phẩm ở góc nhìn mới, tăng năng lực cảm thụ và mang tính phân loại cao. Những ý kiến này cho thấy một bộ phận GV đã có ý thức tìm tòi, đổi mới tư duy trong cách ra đề, chú trọng phát huy kĩ năng làm bài của HS.

Khi ra đề, dù đề tự luận hay trắc nghiệm khách quan, GV cũng cần tuân thủ một qui trình ra đề hợp lí nhưng trên thực tế còn nhiều GV chưa hoặc không tuân thủ đầy đủ qui trình và lập ma trận khi ra đề (xem thêm bảng 1.5). Điều đó phần nào lí giải sự mất cân đối giữa các mức độ tư duy trong đề kiểm tra Ngữ văn, đề bài ra quá dễ hoặc quá khó, nhất là khi ra đề trắc nghiệm với phạm vi kiến thức dàn trải khắp các đơn vị bài học trong chương trình.

Một phần của tài liệu đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)