2.1.4.1 Khái niệm
“Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm...). Trong quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương của doanh nghiệp thành hai loại cơ bản:
+ Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã được quy định, bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
+ Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất.” (T.S Nguyễn Văn Chiến, Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp).
- Theo Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH: “Điều 5. Quỹ tiền lương kế hoạch
1. Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở số lao động kế hoạch (hoặc lao động định mức) và mức tiền lương bình quân kế hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định căn cứ vào mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề gắn với chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề theo nguyên tắc: năng suất lao động và lợi nhuận tăng thì tiền lương bình quân tăng; năng suất lao động và lợi nhuận giảm thì tiền lương bình quân giảm; không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương bình quân bằng mức lương theo hợp đồng lao động bình quân.
23
Mức lương theo hợp đồng lao động bình quân là mức lương được tính bình quân các mức lương ghi trong hợp đồng lao động của người lao động căn cứ vào mức lương theo chức danh hoặc công việc trong thang lương, bảng lương (không bao gồm khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác) do công ty xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật lao động và Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
- Từ đó ta có công thức xác địch tổng quỹ lương kế hoạch căn cứ vào số lao động và tiền lương bình quân của kỳ kế hoạch như sau:
QLKH = SKH * Lbq Trong đó:
QLKH : tổng quỹ lương kế hoạch SKH : số lao động của kỳ kế hoạch Lbq : lương bình quân của kỳ kế hoạch
2.1.4.2 Phân tích tình hình thực hiện quỹ tiền lương
“Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được quản lý và kiểm tra một cách chặt chẽ đảm bảo việc sử dụng tiền lương một cách hợp lý và có hiệu quả. Quỹ tiền lương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ lương kế hoạch trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ đó nhằm phát hiện kịp thời các khoản tiền lương không hợp lý, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm năng cao năng suất lao động, đảm bảo thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện nguyên tắc mức tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiền lương bình quân góp phần hạ thấp chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản xuất, tăng tích lũy xã hội.” (Võ Văn Nhị và cộng sự, 2010, trang 148).
Như vậy quản lý quỹ lương có vai trò rất quan trọng trong công tác tiền lương ở mỗi doanh nghiệp. Quản lý quỹ lương yêu cầu người thực hiện phải nghiên cứu kĩ tình hình đặc điểm của đơn vị mình để lựa chọn phương pháp xây dựng quỹ lương phù hợp. Việc xây dựng quỹ lương là rất quan trọng vì quỹ lương để trả cho người lao động được tính vào chi phí quản lý kinh doanh
24
của doanh nghiệp, chính vì vậy nếu quỹ lương xây dựng quá lớn sẽ làm cho chi phí tăng lên dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Ngược lại nếu doanh nghiệp xây dựng quỹ lương quá thấp so với thực tế thì quỹ lương sẽ bị vượt chi, mức vượt chi quá lớn doanh nghiệp sẽ phải tìm giải pháp về nguồn vốn để chi trả cho người lao động, hoặc sẽ phải giảm tiền lương của người lao động. Khi tiền lương bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người lao động dẫn đến giảm hiệu quả làm việc. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng quỹ lương là rất lớn.