Quy định rõ ràng, hướng dẫn chi tiết hơn cho vấn đề “trích dẫn”

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 78)

b. Liên quan đến quyền sao chép

3.3.1.1 Quy định rõ ràng, hướng dẫn chi tiết hơn cho vấn đề “trích dẫn”

Về vấn đề trích dẫn tác phẩm Luật chỉ quy định việc trích dẫn trong trường hợp nào thì không cần phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà không quy định việc “trích dẫn” như thế nào và như thế nào là “trích dẫn hợp lý”.

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 69 SVTH: Trương Thị Diễm My

Để thống nhất về cách hiểu cũng như áp dụng pháp luật, tránh tình trạng tranh chấp như hiện nay, trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ cần bổ sung quy định cụ thể trường hợp “trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao là trường hợp trích dẫn một phần tác phẩm để bình luận, minh hoạ”.58 Người viết đồng ý với quan điểm này, việc “trích dẫn” một phần, một đoạn trong tác phẩm để sử dụng chỉ đơn thuần là lấy một ý trong tác phẩm để bình luận, minh hoạ. Tuy nhiên, việc “trích dẫn” toàn bộ hay sử dụng toàn bộ tác phẩm đó không còn được gọi là trích dẫn bình thường nữa, đó là việc sử dụng toàn bộ, tròn vẹn một tác phẩm, điều đó thì không thể nói không làm ảnh hưởng đến tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên quy định rõ ràng việc “trích dẫn” là như thế nào. Pháp luật về Sở hữu trí tuệ có thể quy định cụ thể phần trăm được phép trích dẫn hay quy định số lượng chương, phần được phép trích dẫn trong tác phẩm tạo sự nhất quán và dễ kiểm soát, quản lý. Đồng thời chúng ta nên quy định việc “trích dẫn trực tiếp”“trích dẫn gián tiếp” như sau:

Trích dẫn trực tiếp là việc sao chép chính xác, từ ngữ, câu, đoạn văn, không thay đổi bất kỳ điều gì trong tác phẩm được trích dẫn. Phần được trích dẫn phải được để trong dấu ngoặc kép (“…”). Bắt buộc phải ghi số trang của nguồn trích dẫn.

Trích dẫn gián tiếp là việc diễn giải câu chữ trong tác phẩm của tác giả khác, sử dụng câu chữ khác mà không làm khác đi ý nghĩa nguyên gốc của tác phẩm mình trích dẫn. Việc trích dẫn này không cần phải ghi số trang (tuy nhiên, việc ghi số trang là cần thiết cho việc trích dẫn, giúp người đọc có thể dễ dàng xác định thông tin được trích dẫn).

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 78)