Không bảo hộ các đối tượng bị loại trừ

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 26)

Đối tượng bị loại trừ ở đây là các đối tượng không được bảo hộ tại các Điều 7, Điều 8, Điều 15 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Các đối tượng không được bảo hộ bao gồm:

Thứ nhất, các đối tượng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Thứ hai, đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Thứ ba, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả. - Tin tức thời sự thuần túy đưa tin;

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Nhìn chung việc loại trừ các đối tượng này là hợp lý. Bởi vì, nếu các đối tượng này được bảo hộ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích công chúng nói chung và sự phát triển trong các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ nói riêng. Vấn đề này người viết sẽ phân tích rõ ở chương 2.

d. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện các quyền trong phạm vi và thời hạn mà nhà nước quy định.

16

Khoản 2, Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 nă m 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền tá c giả và Quyền liên quan.

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 17 SVTH: Trương Thị Diễm My

Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền SHTT phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội.17

“Phạm vi”“thời hạn” nghĩa là khi thực hiện các quyền trên chủ thể quyền SHTT không được làm ảnh hưởng đến lợi ích công chúng, lợi ích của Nhà nước. Đồng thời khi thực hiện những quyền này chủ thể quyền SHTT chỉ được thực hiện trong thời hạn mà Nhà nước quy định. Thật ra quy định này đã được cụ thể hóa ở trường hợp sử dụng tác phẩm trong trường hợp ngoại lệ và trường hợp sử dụng tác phẩm khi hết thời hạn bảo hộ.

Luật quy định như vậy phần nào đã giới hạn đi một số quyền của chủ thể quyền SHTT nhằm tạo điều kiện cho công chúng được tiếp cận những “sản phẩm trí tuệ”. Việc cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền SHTT và lợi ích công chúng luôn là mục tiêu quan trọng cho sự phát triển ngành luật SHTT.

1.2.2.2 Việc sử dụng không xung đột đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 26)