Liên quan đến quyền trích dẫn

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 74)

Việc trích dẫn tác phẩm tại điểm b, điểm c và điểm d, khoản 1, Điều 25 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đó là các trường hợp trích dẫn hợp lý tác phẩm để bình luận hoặc minh hoạ; trích dẫn để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu và để giảng dạy trong nhà trường. Trích dẫn tác phẩm trong những trường hợp này không buộc phải xin phép cũng như không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 65 SVTH: Trương Thị Diễm My

Tuy nhiên, việc “trích dẫn” được hiểu như thế nào thì không có quy định, chỉ có thể hiểu về mặc ngữ nghĩa trích dẫn là việc lấy ra một phần, dẫn ra một đoạn nào đó của tác phẩm. Điều đáng chú ý hơn là việc luật quy định việc “trích dẫn hợp lý” như thế nào là “hợp lý” thì luật lại không có quy định cụ thể, rõ ràng. Điều này gây không ít khó khăn cho người sử dụng cũng như gây khó khăn cho bản thân chủ thể quyền trong việc bảo vệ quyền của họ.

Điển hình cho việc này là vụ tranh chấp liên quan đến quyền tác giả giữa hai nhà nghiên cứu truyện Kiều xảy ra vào năm 2006 đã được trình bày tại mục 3.1.1 phần một số vụ việc xâm phạm quyền tác giả trong phần trích dẫn tác phẩm.

Ở đây, chúng ta không bàn về việc ông Đào Thái Tôn sử dụng tác phẩm của ông Nguyễn Quảng Tuân vào mục đích gì, đáng nói ở đây là việc đưa nguyên văn bốn tác phẩm của ông Tuân vào in trong cuốn sách của mình có được gọi là “trích dẫn”. Theo Điều 25 của Luật SHTT trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao trong đó có hành vi “trích dẫn” và cũng không có một văn bản hướng dẫn giải thích thêm về điều này. Thấy rằng, hiện tại có hai loại trích dẫn đó là trích dẫn nguyên văn, chính xác từng câu chữ của tác phẩm và trích dẫn bằng cách diễn giải câu chữ bằng lời văn của mình nhưng lại không thay đổi ý nghĩa gốc khi trích dẫn tác phẩm nào đó. Và điều này luật cũng không có quy định.

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)