Quyền nhân thân (hay quyền tinh thần)

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 45)

a. Quyền nhân thân đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ

2.2.1.1 Quyền nhân thân (hay quyền tinh thần)

Theo pháp luật về dân sự, quyền nhân thân được hiểu là những quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể từ bỏ và không thể chuyển giao cho người khác. Trong các quyền nhân thân, quyền được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm được chú trọng, kể cả khi tác phẩm chuyển giao cho các chủ thể khác thì quyền nhân thân không mất đi và

“đứa con tinh thần” của tác giả vẫn được bảo hộ.

Theo khoản 1, Điều 6 bis Công ước Berne quy định: “Độc lập với quyền kinh tế của tác giả và cả sau khi quyền này đã được chuyển nhượng, tác giả vẫn giữ nguyên quyền được đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm và p hản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh sự và tiếng tăm tác giả”.

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 36 SVTH: Trương Thị Diễm My

Theo đó, quyền nhân thân của tác giả, trừ quyền công bố tác phẩm, các quyền còn lại là: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả; thì được bảo hộ vô thời hạn (khoản 1 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009).

Ví dụ: Tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du và ai ai cũng khẳng định điều đó, không ai có quyền thay đổi tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm, cũng như sửa nội dung của bài thơ.

Như vậy trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn. Theo người viết luật quy định như vậy là hợp lý do đây là các quyền gắn liền với tác giả và không thể được chuyển giao, không có giá trị bằng tài sản nên dù được bảo hộ vô thời hạn cũng không ảnh hưởng gì đến lợi ích chung của công chúng trong việc tiếp cận và sử dụng các tác phẩm. Quyền nhân thân phát sinh kể từ khi tác phẩm được định hình lần đầu tiên dưới một hình thức vật chất bất kỳ.

Định hình tác phẩm là sự biểu hiện bằng chữ viết, các kí tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt.27

Mặc dù luật không quy định rõ, nhưng chúng ta có thể hiểu là quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được đinh hình lần đầu tiên, hay nói cách khác, kể từ khi bản gốc 28

của tác phẩm được tạo ra.

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)