b. Cách tính theo đời người tác giả
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của công chúng đối với tác phẩm đã hết thời hạn bảo
phẩm.
2.2.2 Cách tính thời điểm chấm dứt của việc bảo hộ quyền tài sản
Theo cả hai cách tính, thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn. Tuy nhiên, để xác định được năm chấm dứt thời hạn thì người ta cần xác định thời điểm bắt đầu cho mốc thời hạn.
Đối với cách tính không theo đời người, thì mốc tính thời hạn được tính trong năm có sự kiện phát sinh.
Ví dụ: Một tác phẩm nhiếp ảnh được tạo ra và công bố vào ngày 10/4/2010, thì
mốc thời hạn được tính là trong năm 2010, nên thời điểm chấm dứt bảo hộ là 24 giờ nhày 31/12/2085.
Còn đối với cách tính theo đời người, thì thời hạn tính 50 năm sau khi tác giả chết được tính từ năm tiếp theo năm có sự kiện phát sinh là tác giả chết. Ví dụ: Tác giả của một bài thơ chết vào ngày 10/4/2010, thì thời hạn 50 năm được tính từ ngày 1/1/2011, nghĩa là thời điểm chấm dứt là bảo hộ sẽ là 24h ngày 31/12/2061.
Xu thế chung là kéo dài thời hạn bảo hộ của quyền tác giả, bởi lợi ích kinh tế mà nó mang lại là rất lớn. Hơn nữa các nước là thành viên của Công ước Berne lại có quyền quy định dài hơn thời hạn công ước quy định, nên thường tận dụng điều này để làm lợi cho các tác giả và nhà sản xuất của nước mình. Tại Việt Nam, việc kéo dài thời hạn bảo hộ của quyền tác giả trong luật sửa đổi, bổ sung của luật sở hữu trí tuệ năm 2005 chủ yếu do sức ép từ các nước khác, vì muốn tăng cường khai thác bản quyền của nước ta. Tuy nhiên, việc kéo dài quá mức thời hạn bảo hộ quyền tác giả có thể dẫn đến hậu quả là sự thiệt hại của công chúng. Về phương diện quốc tế, các nước chủ yếu xuất khẩu quyền tác giả thường có xu hướng quy định bảo hộ dài, trong khi các nước chủ yếu nhập khẩu quyền tác giả thì lại có xu hướng rút ngắn thời gian bảo hộ.36
2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của công chúng đối với tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ hộ
2.2.3.1 Quyền của công chúng đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ
Tác phẩm được bảo hộ chỉ được khai thác trong một thời hạn nhất định. Nếu hết thời hạn bảo hộ này, tác phẩm sẽ không còn được bảo hộ nữa. Mặc dù tác phẩm là tài sản văn hóa do một chủ thể sáng tạo ra, nhưng do đảm bảo đúng nguyên tắc cân bằng
35
Điều 26 Nghị Định 100/ 2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 41 SVTH: Trương Thị Diễm My
lợi ích giữa chủ sở hữu quyền tác giả và lợi ích công chúng lúc này tác phẩm sẽ thuộc về công chúng.37
Trong trường này, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó không còn các quyền tài sản và quyền công bố đối với tác phẩm.
Khi tác phẩm thuộc về công chúng thì mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội ai cũng có quyền sử dụng tác phẩm đó mà không cần xin phép hay trả tiền nhuận bút thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Ví dụ: Sử dụng tác phẩm của chủ thể khác để nghiên cứu khoa học, giảng dạy…
2.2.3.2 Nghĩa vụ của công chúng đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ
Khi sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng, người sử dụng vẫn phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả sáng tạo. Bởi vì quyền nhân thân là một phần quan trọng gắn liền với mỗi bản thân của tác giả. Đánh giá sự đóng góp của tác giả vào một công trình nghiên cứu khoa học. Vì vậy mọi tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan, các cơ quan nhà nước, khi phát hiện hành các hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với tác phẩm kết thúc thời hạn bảo hộ thì có quyền yê u cầu người có hành vi xâm phạm xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; có quyền khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý. Riêng đối với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ các quyền nhân thân đối với những tác phẩm của Hội viên đã kết thúc thời hạn bảo hộ.
Trước khi người viết tìm hiểu quy định tại mục 2.3 và mục 2.4 thì ta nên tìm hiểu tác phẩm đã công bố được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Công ước Berne quy định: “Tác phẩm đã công bố là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm. Không được coi là công bố: trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạc kịch hay hoà tấu, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học, phát thanh hay truyền hình một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc”. Theo quy định này, một tác phẩm được xem là đã được công bố nếu nó được công bố với sự đồng ý của tác giả và phải được công bố dưới dạng vật chất.
37
GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 42 SVTH: Trương Thị Diễm My
Ví dụ: Một nhạc sĩ khi sáng tác xong một bài hát và cho vợ con mình nghe bài
hát vừa mới sáng tác đó hay việc chiếu thử một tác phẩm phim ảnh mới quay cho nhóm người làm phim và một số nhà phê bình được mời xem thì những tác phẩm trên chưa được xem là đã công bố.
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.38
Cụm từ “sử dụng tác phẩm đã công bố” tại Điều 25 và Điều 26 của Luật SHTT được hiểu rằng một khi sử dụng tác phẩm mà không cần phải phải xin phép (có trả tiền nhuận bút, thù lao hay không trả tiền nhuận bút thù lao) thì tác phẩm được sử dụng phải đáp ứng điều kiện đầu tiên là phải được công bố. Vì một tác phẩm được công bố là khi đó tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả muốn tác phẩm của mình được đưa ra công chúng, cho phép người khác tiếp cận, sử dụng, khai thác tác phẩm của mình. Chính vì thế, khi một tác phẩm đã được tạo ra mà chính bản thân chủ thể quyền chưa muốn hoặc không muốn người khác sử dụng bằng việc là không công bố tác phẩm. Nếu một cá nhân, tổ chức nào đó mong muốn được tiếp cận khai thác tác phẩm này thì việc đầu tiên là phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mới được sử dụng, khi chưa xin phép hoặc chưa có sự đồng ý của chủ thể quyền thì được xem như vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm chưa công bố.
2.3 Quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Quyền của công chúng đối với trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định chi tiết tại Điều 25 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
38
Khoản 2 Điều 22 Nghị Định 100/ 2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộ t số điều của Bộ Luật dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 43 SVTH: Trương Thị Diễm My
Các trường hợp ngoại lệ cụ thể trong sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao bao gồm các nội dung từ mục 2.3.1 đến mục 2.3.10.
2.3.1 Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân
Tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT quy định một trong những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao là “tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân”
và “sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”. Khoản 1 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP giải thích “tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân, không nhằm mục đích thương mại”.
Khi xem xét vấn đề này cần phải hiểu đầy đủ nội dung quy định của điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và khoản 1 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP.
Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép sao chép tác phẩm nói chung (photocopy nói riêng) không quá một bản trong trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân, không nhằm mục đích thương mại. Nghiên cứu khoa học được pháp luật Việt Nam định nghĩa là “hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn ”. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng”.39
Như vậy, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 không áp dụng cho sinh viên, học viên trong trường hợp photocopy tài liệu nhằm mục đích học tập. Vậy giảng viên có quyền photocopy tác phẩm không? Theo người viết là có, nếu việc photocopy đó không quá một bản và nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Pháp luật của một số nước còn mở rộng quyền sao chép tác phẩm của giảng viên nhằm mục đích giảng dạy (kể cả photocopy nhiều bản phát cho các học viên trong lớp học)40
vì hành vi (photocopy) của giáo viên trong trường hợp này không nhằm mục đích thương mại.
Chúng ta cần chú ý, luật quy định trường hợp sao chép này chỉ giới hạn ở số lượng là một bản, thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số và đồng thời việc sao chép các tác phẩm kiến
39
Khoản 4 Điều 2 Luật Khoa học và công nghệ.
GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 44 SVTH: Trương Thị Diễm My
trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân vẫn phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, c hủ sở hữu quyền tác giả.41
Ví dụ: Thầy cô giáo có thể tự sao chép một tác phẩm hoặc những bài viết, bài
nghiên cứu để soạn giáo án cho việc dạy học cá nhân.
2.3.2 Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình
Trường hợp trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo luật định, chúng ta thấy rằng trường hợp trích dẫn tác phẩm phải thỏa mãn hai điều kiện:
Thứ nhất, phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình.
Thứ hai, số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình của tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.42
Như vậy với quy định này lợi ích của tác giả ở đây không bị ảnh hưở ng mà ngược lại tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận những tác phẩm của các tác giả khác; Đồng thời những tác phẩm được trích dẫn sẽ được giới thiệu đến công chúng, bởi vì đôi khi những tác phẩm được trích dẫn công chúng chưa có dịp tiếp cận đến. Ngoài ra tác phẩm của tác giả đang viết được phong phú đa dạng hơn, giúp người đọc dể thấu hiểu, tiếp thu những cái tinh hoa nhất từ những tác phẩm khác.
Ví dụ: Có thể trích dẫn tác phẩm của người khác để bình luận, minh hoạ cho tác
phẩm của mình. Cụ thể như một nhà văn trích dẫn tác phẩm của một nhà văn khác để minh họa cho tác phẩm của mình.
2.3.3 Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kì, trong công trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu
Trường hợp trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu dược
41
Khoản 3 Điều 25 Luật SHTT nă m 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.
42
Khoản 1 Điều 24 Nghị Định 100/ 2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 45 SVTH: Trương Thị Diễm My
quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 25 của luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Vấn đề này cũng được quy định tại khoản 1 Điều 10 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật:
“Được coi là hợp pháp những trích dẫn rút từ một tác phẩm đã được phổ cập tới công chúng một cách hợp pháp, miễn là sự trích dẫn đó phù hợp với những thông lệ đúng đắn và không vượt qua mục đích trích dẫn, kể cả những trích dẫn các bài báo và tập san định kỳ dưới hình thức điểm báo”.
Trường hợp này cũng có nét tương tự với trường hợp được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này nhưng với mục đích khác là sử dụng cho việc viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu. Với mục đích trên chủ yếu để phục vụ công chúng, họ là những người thừa hưởng những tác phẩm, công trình nghiên cứu trên. Việc trích dẫn tác phẩm nhằm để tác phẩm, công trình nghiên cứu của tác giả đó thêm phong phú, đa dạng hơn về nguồn tài liệu, giúp công chúng dễ tiếp thu, thú vị hơn về vấn đề mà tác giả muốn gửi gắm mà không ảnh hưởng đến lợi ích của tác giả có tác phẩm được sử dụng.
Ví dụ: Có thể trích dẫn một bài phát biểu để viết báo như một nhà báo phỏng vấn
một huấn luyện viên bóng đá, từ buổi phỏng vấn này nhà báo sẽ viết thành một bài báo về tin tức thể thao.
2.3.4 Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác