Một số vụ xâm phạm quyền tác giả cụ thể

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 67)

b. Cách tính theo đời người tác giả

3.1Một số vụ xâm phạm quyền tác giả cụ thể

3.1.1 Trong lĩnh vực sao chép, trích dẫn tác phẩm – lạm dụng ngoại lệ

Các báo cáo trình bày tại hội thảo cho thấy, hiện nay việc xâm phạm bản quyền trong lĩnh vực sao chép tác phẩm tại Việt Nam hết sức phổ biến. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất trong các thư viện, trường học, viện nghiên cứu... nơi các tài liệu thường xuyên bị photocopy mà tác giả không thể kiểm soát được. Chính những hành động sao chép đã ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, cao hơn nữa là sự lành mạnh của thị trường xuất bản. Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam cho biết, trung bình một năm có hàng nghìn tỷ đồng bản quyền lẽ ra phải được thu trong lĩnh vực sao chép, nhưng năm 2012 Hiệp hội mới chỉ thu được hơn 400 triệu đồng đại diện cho hơn 3000 tác giả. Về lâu dài, chính công chúng mất đi cơ hội tiếp cận các tác phẩm có giá trị, khi sức lao động sáng tạo không được trân trọng và bảo đảm theo pháp luật.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang ngày càng “lộng hành” một cách trắng trợn gây thiệt hại nặng nề không chỉ về giá trị kinh tế mà còn là tinh thần c ủa người

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 58 SVTH: Trương Thị Diễm My

sáng tạo ra tác phẩm. Các hành vi xâm phạm phổ biến như sao chụp (sao chép bằng máy sao chụp) để sử dụng nội bộ hoặc sao chép bằng công nghệ số và sử dụng tác phẩm trái phép trên mạng Internet đang là một thách thức lớn cho toàn xã hội. Phát biểu tại buổi Hội thảo, bà Đoàn Thị Lam Luyến - Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam khẳng định: “Ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp của các hoạt động sao chụp trái phép là làm mất đi khoản thu nhập quan trọng mà các tác giả và nhà xuất bản lẽ ra phải được hưởng theo quy định của pháp luật. Điều này đặc biệt bất lợi với các nước sử dụng ngôn ngữ không phổ biến trên thế giới như Việt Nam, bởi lẽ thị trường trong nước gần như là nơi duy nhất để người sáng tạo và nhà xuất bản tạo được thu nhập”. Nạn xâm phạm còn tạo rào cản lớn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài khiến họ e ngại trong việc muốn đầu tư để đưa tác phẩm vào Việt Nam. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công chúng nước ta bởi sẽ mất đi cơ hội được tiếp cận, học hỏi các tác phẩm của những người nổi tiếng trên thế giới”.51

Bên cạnh việc sao chép, việc trích dẫn tác phẩm hiện nay cũng là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền tác giả trở nên phổ biến, điển hình cho việc trích dẫn là vụ tranh chấp liên quan đến quyền tác giả giữa hai nhà nghiên cứu truyện Kiều xảy ra vào năm 2006.

“Theo Bản án dân sự sơ thẩm số 68/2006/DSST ngày 25, 26-12-2006 của TAND thành phố Hà Nội thì năm 2001 và 2003, việc ông Đào Thái Tôn đã in và tái bản cuốn “Văn bản truyện Kiều – nghiên cứu và thảo luận”, trong đó có in toàn văn 4 bài của ông Nguyễn Quảng Tuân mà ông Tôn không xin phép ông Tuân là xâm phạm quyền tác giả và quyết định buộc ông Tôn phải xin lỗi ông Tuân, đồng thời ông Tôn phải thanh toán số tiền là 26.040.000 đồng cho ông Tuân.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Đào Thái Tôn đã kháng cáo toàn bộ bản án vì cho rằng ông không xâm phạm quyền tác giả, tòa án sơ thẩm đã có nhiều sai phạm khi thụ lý, xét xử vụ án này. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, trong phần thẩm vấn, ông Đào Thái Tôn đã khẳng định, đây là cuộc tranh luận đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều, chính vì thế nó rất có ý nghĩa trong việc để cho các thế hệ sau tìm hiểu và nghiên cứu về tác phẩm bất hủ này.

Nhưng nếu in rải rác trên các báo, tạp chí thì rất khó theo dõi vì thế ông đã quyết định in thành sách với ý thức dựng lại một cách trung thành nhất về cuộc tranh luận học thuật này. Và việc ông cho in 4 tác phẩm của ông Nguyễn Quảng Tuân trong

51

Phạ m Oanh, Quyền tác giả ở Việt Nam đang bị xâm phạm nặng nề, Báo đ iện tử Dân trí,

http://dantri.com.vn/van-hoa/quyen-tac-gia-o-viet-na m-dang-bi-xa m-hai-nang-ne-815351.ht m, [Ngày truy cập 18-9-2014].

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 59 SVTH: Trương Thị Diễm My

cuốn “Văn bản truyện Kiều – nghiên cứu và thảo luận” về hình thức là đăng nguyên văn, còn về thao tác là trích dẫn để thảo luận, để nghiên cứu.

Đồng thời ông Tôn cũng cho rằng, đối với những cuộc trao đổi như vậy, để cho bạn đọc hiểu rõ thì không có cách nào khác là đăng toàn văn bài của ông Nguyễn Quảng Tuân. Và việc ông đăng 4 bài viết của ông Tuân trong cuốn sách của mình là nhằm mục đích nghiên cứu khoa học chứ không nhằm mục đích kinh doanh.

Trong khi đó, ông Cù Huy Hà Vũ – người đại diện theo ủy quyền của ông Nguyễn Quảng Tuân lại cho rằng, việc ông Đào Thái Tôn đăng nguyên văn 4 bài vi ết của ông Nguyễn Quảng Tuân không phải là trích dẫn để bình luận mà là đăng toàn văn để thành tuyển tập các bài viết về Truyện Kiều, bằng chứng là ông Đào Thái Tôn đã để nguyên tiêu đề đồng thời đề tên tác giả Nguyễn Quảng Tuân dưới tiêu đề bài viết.

Như vậy có nghĩa là ông Tôn phải xin phép và trả nhuận bút cho ông Tuân. Nếu ông Tôn không xin phép tức là ông Tôn đã xâm phạm bản quyền tác giả và phải bồi thường quyền lợi về tinh thần cũng như về vật chất cho ông Nguyễn Quang Tuân. Ông Cù Huy Hà Vũ lập luận rằng, việc ông Đào Thái Tôn in tác phẩm này đã lĩnh tiền nhuận bút, sách được bán với giá bìa 51.000 đồng như vậy là có mục đích kinh doanh. Trong cuốn sách này, ông Tôn có đăng 10 bài của nhiều tác giả khác, ông Tôn đều có xin phép, nhưng riêng với ông Nguyễn Quảng Tuân thì không, như vậy có nghĩa là ông Đào Thái Tôn đã xâm phạm quyền tác giả một cách có ý thức chứ không phải là hành vi vô ý. Tuy nhiên những lập luận của ông Cù Huy Hà Vũ đã không được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp thuận.

Tòa sơ thẩm đã sai lầm

Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư Nguyễn Thắng Cảnh bào chữa cho bị đơn Đào Thái Tôn cho rằng, quyết định của bản án sơ thẩm là một việc làm gây khó khăn và hạn chế sáng tạo của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Luật sư Nguyễn Thắng Cảnh đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Đào Thái Tôn. Còn người được ủy quyền của ông Nguyễn Quảng Tuân, ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên ông Đào Thái Tôn đã xâm phạm quyền tác giả của ông Nguyễn Quảng Tuân.

Sau quá trình thẩm vấn, tranh luận và nghị án, Hội đồng xét xử nhận định cuốn sách “Văn bản truyện Kiều – nghiên cứu và thảo luận” của ông Đào Thái Tôn là một tác phẩm nghiên cứu khoa học chứ không phải là một hợp tuyển nhằm mục đích thương mại. Việc ông Tôn đăng nguyên văn 4 bài viết của ông Tuân là để mọi người

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 60 SVTH: Trương Thị Diễm My

hiểu hết vấn đề, bài đăng không cắt xén mà để tên tác giả rõ ràng. Ông Tôn cũng đã chỉ ra 82 điều sai sót trong bài viết của ông Tuân như vậy là nhằm mục đích tranh luận, nghiên cứu.

Hơn nữa, trên thực tế việc ông Tôn nhận tiền nhuận bút là cho toàn bộ tác phẩm chứ không phải riêng đối với 4 bài viết của ông Tuân. Như vậy việc làm của ông Tôn là không trái với pháp luật, không xâm hại đến quyền tác giả. Việc tòa án sơ thẩm áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995 để xét xử vụ án này là đúng nhưng trong việc đánh giá chứng cứ đã nhìn nhận sai lầm nên đã cho rằng việc ông Tôn in 4 bài viết là đăng toàn văn chứ không phải trích dẫn để bình luận.

Tòa án sơ thẩm căn cứ vào văn bản của Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa Thông tin cho rằng việc ông Tôn cho in 4 bài viết của ông Tuân trong cuốn sách của mình mà không được sự đồng ý của ông Tuân là hành vi xâm phạm quyền tác giả là không đúng vì đây chỉ là văn bản có tính chất tham khảo chứ không có tính chất quyết định.

Vì vậy việc tòa sơ thẩm buộc ông Đào Thái Tôn phải bồi thường cho ông Nguyễn Quảng Tuân là không đúng pháp luật. Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định chấp nhận đơn kháng cáo của ông Đào Thái Tôn, sửa bản án dân sự sơ thẩm, bác đơn khởi kiện của ông Nguyễn Quảng Tuân, chấp nhận việc rút đơn phản tố của ông Đào Thái Tôn".

Trên đây là vụ kiện điển hình liên quan đến việc trích dẫn tác phẩm mà vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vụ việc này. Tuy nhiên, trên thực tế việc trích dẫn một tác phẩm của người khác để đưa vào nhằm mục đích phóng sự báo chí, nghiên cứu, bình luận hay minh hoạ… cho tác phẩm của mình rất phổ biến với nhiều hình thức xâm phạm, quy mô và mức độ khác nhau như việc trích dẫn tác phẩm của người khác mà không ghi tên tác giả hay việc không thông tin nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm gây nên nhiều hiểu nhầm cho người được về nguồn gốc chính xác của tác giả. Điều đáng quan tâm hơn là việc trích dẫn tác phẩm làm sai ý nghĩa của tác giả, làm sai lệch đi tính chất của tác phẩm, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của tác giả, đặc biệt đó là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả.

3.1.2 Vấn đề trả tiền nhuận bút, thù lao hiện nay – lạm dụng độc quyền

Vấn đề trả tiền nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm nó khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Câu chuyện thu - nộp tác quyền những ngày qua ồn ào với những hình ảnh hết sức xấu xí cũng vì các bên quá chú trọng đến chuyện tiền. Vâng, đồng tiền đi liền khúc ruột, nhưng bên cạnh tiền vẫn còn nhiều thứ quan trọng để chúng ta dành sự

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 61 SVTH: Trương Thị Diễm My

quan tâm. Đó là chú trọng đến "cảm giác" của công chúng - được quyền cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn bởi chương trình, tác phẩm đã thực hiện đầy đủ mọi trách nhiệm về quyền tác giả, quyền liên quan.

Vụ việc lùm xùm gần đây nhất là xung quanh vụ tranh cãi giữa Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) với Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao (đơn vị tổ chức live concert Khánh Ly vào tháng 8.2014) về bản quyền ca khúc của

nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trước đó, công ty Đồng Dao đã tổ chức hai đêm nhạc Khánh

Ly khi chưa thực hiện việc trả tiền bản quyền các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho đơn vị được ủy quyền, VCPMC. Đêm 2/8, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã đến tận địa điểm diễn gây sức ép, buộc đơn vị tổ chức phải thanh toán tiền bản quyền. Tại đây, phía Đồng Dao đã ký thỏa thuận trước giờ diễn tối 2/8 sẽ nộp 178 triệu đồng tiền bản quyền các ca khúc được biểu diễn trong đêm nhạc Khánh Ly in Hà Nội. Đại diện nhà tổ chức hứa hẹn chiều ngày 4/8 sẽ đến VCPMC để nộp tiền.

Tuy nhiên, sự việc kéo dài khi phía đơn vị tổ chức không chịu với mức phí bên VCPMC đưa ra, và phía VCPMC đã “theo” tận vào đêm diễn Đà Nẵng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bản quyền dẫn đến cự cãi gay gắt…Những tranh cãi xoay q uanh mức phí bản quyền của hai đêm liveshow Khánh Ly tại Hà Nội và Đà Nẵng do công ty Đồng Dao tổ chức đã kéo theo nhiều ý kiến trái chiều từ các nghệ sĩ Việt. Những lời lẽ, cách hành xử chưa được đẹp mắt của người trong cuộc đã khiến công chúng có cái nhìn không hay và mất niềm tin vào những người làm nghệ thuật.

Sau nhiều lần tranh cãi gay gắt về mức phí bản quyền phải trả của live show Khánh Ly diễn ra tại Hà Nội và Đà Nẵng vào tháng 8/2014 vừa rồi - bắt đầu từ việc giữa Trung tâm Bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và Công ty Đồng Dao, đơn vị tổ chức chương trình chưa đạt được thỏa thuận. Đơn vị tổ chức chương trình Khánh Ly nói doanh thu là phải tính sau khi trừ chi phí, còn phía VCPMC bảo doanh thu là doanh thu. Để vụ việc được giải quyết dứt điểm, tránh điều tiếng không hay trong dư luận, chiều ngày 27/8 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu Thanh tra Bộ chủ trì cuộc họp với đôi bên nhằm mục đích làm trung gian hòa giải.

Trao đổi với phóng viên Dân trí tối ngày 27/8, ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sau khi thỏa thuận công ty Đồng Dao và VCPMC đã đi đến thống nhất mức phí tổng cộng cả hai đêm là 250 triệu đồng (cộng thêm thuế VAT là 275 triệu đồng. Ông Vũ Xuân Thành cho biết, công ty Đồng Dao và VCPMC đã ký thỏa thuận trên tinh thần hợp tác, vui vẻ trước sự chứng kiến

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 62 SVTH: Trương Thị Diễm My

của Thanh tra Bộ. Hai bên thỏa thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền trong vòng một tuần tính từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận này.52

Việc tranh cãi giữa Đồng Dao và VCPMC đã cho thấy xung quanh việc thu phí bản quyền tác phẩm âm nhạc vẫn còn quá nhiều bất cập. Nhiều năm nay các cơ quan hữu trách vẫn chưa có văn bản hướng dẫn để thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ về tác quyền âm nhạc nên trong thực tế vẫn có chuyện xé rào, vượt khung. Việc thu phí tác quyền không công khai rành mạch, còn các đơn vị kinh doanh, các ca sĩ thì lấy cớ thoái thác việc trả tác quyền, gây nên những tranh cãi không hồi kết.

Làm sô vừa là chuyện kinh doanh nhưng cũng vừa là phục vụ công chúng. Kinh doanh phải sòng phẳng, đúng pháp luật, mà trong trường hợp này là thực hiện nghĩa vụ xin phép tác giả, chủ sở hữu. Phục vụ công chúng, ngoài chuyện làm một chương trình chất lượng với ca sĩ, âm thanh, ánh sáng... còn phải có trách nhiệm với đồng tiền khán giả bỏ ra. Công chúng hoàn toàn có quyền và có tư cách được thưởng thức một chương trình ca nhạc trong sạch và đúng pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3.1.3 Liên quan đến đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Như đã phân tích ở chương 2, không phải bất kỳ bài viết, tin tức báo chí nào cũng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là một trong những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các đối tượng không được bảo hộ bản quyền tác giả bao gồm:

"Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả (Luật SHTT năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

Điều 21: Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả (Nghị định 100/2006/NĐ-CP)

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo."

52

Nguyễn Hằng, Lưu trữ Việt, Sau lùm xùm liveshow Khánh Ly phải trả 250 triệu đồng tiền bản quyền,

http://luutruviet.com.vn/am-nhac/chi-tiet/10618/sau-lum-xum-liveshow-khanh-ly-phai-tra-250-trieu-dong-tien-

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 67)