Cách tính không theo đời người tác giả

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 47)

Là cách tính dựa theo thời điểm công bố hoặc định hình áp dụng cho tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh. Theo đó thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được đình hình.

Trước đây, theo quy định của luật cũ, thì cách tính này còn bao gồm tác phẩm sân khấu. Nhưng theo quy định của luật hiện hành thì tác phẩm sân khấu lại được tính thời hạn bảo hộ theo đời người tác giả vì như vậy phù hợp với Công ước Berne, Hiệp định TRIPs và phù hợp với BTA do vậy tác phẩm sân khấu có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

Còn về thời hạn bảo hộ Công ước Berne cho phép các nước thành viên quy định thời hạn bảo hộ dài hơn. Hiện nay một số nước quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả dài hơn.

Ví dụ: Đơn cử như tại Hoa Kỳ. Trước năm 1978 thời hạn bảo hộ quyền tác giả

đối với tác phẩm văn học không được tính trên cơ sở đời người tác giả mà tính từ thời điểm được đăng ký với thời hạn là 58 năm kể từ ngày tác phẩm được đăng ký với tác phẩm được sáng tạo trước năm 1906, 75 đối với tác phẩm được sáng tạo trong thời gian từ 1906 đến 1950, 95 năm đối với tác phẩm được sáng tạo trong thời gian từ 1950

30

Thực ra các quyền tài sản phát sinh đồng thời với các quyền nhân thân, tuy nhiên khi tính thời hạn bảo hộ thì người ta lại tính kể từ thời điểm công bố tác phẩm.

31

Khoản 2 Điều 22 Nghị đ ịnh 100/ 2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 38 SVTH: Trương Thị Diễm My

đến 1978. Từ ngày 1/1//1978, thời hạn bảo hộ này đã được tăng lên đáng kể: suốt cuộc đời tác giả và 50 năm. Như vậy, pháp luật Hoa Kỳ đã kéo dài thời hạn bảo hộ quyền SHTT trong những năm gần đây.32

Theo cam kết tại Điều 4 Chương II của Hiệp định BTA “Trường hợp thời hạn bảo hộ của một tác phẩm được tính không căn cứ theo đời người, thì thời hạn đó không ít hơn 75 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được công bố hợp pháp lần đầu tiên, hoặc nếu tác phẩm không được công bố hợp pháp trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm được tạo ra, thì thời hạn đó không ít hơn 100 năm kể từ khi kết thúc năm lịch mà tác phẩm được tạo ra”. Do Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc thì các quốc gia thành viên phải đương nhiên dành cho nhau những quyền mà nước đó đã giành cho nước khác. Vì vậy, về nguyên tắc, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khác nhau, có trường hợp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không công bố tác phẩm trong thời hạn 25 năm tính từ khi tác phẩm được định hình. Trong trường hợp này, việc quy định thời hạn được bảo hộ tối đa là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình là nhằm khuyến khích tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sớm công bố và cũng đã tránh trường hợp lợi dụng để kéo dài thời hạn được bảo hộ.33

Ví dụ: Nếu tác phẩm điện ảnh được công bố trong vòng 25 năm kể từ khi tác phẩm

đó được định hình thì thời hạn bảo hộ là 75 năm; nếu đến năm thứ 30 kể từ khi tác phẩm được định hình mới công bố thì thời hạn bảo hộ chỉ còn là 70 năm. Như vậy, trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm định hình, mà tác phẩm được công bố thì thời hạn được bảo hộ cao nhất là 75 năm và nếu càng công bố muộn thì thời hạn được bảo hộ càng ít đi. Theo cách tính trên thì một tác phẩm nên được công bố sớm để được bảo hộ dài hơn.

Chính từ lập luận trên, cho thấy việc công bố tác phẩm là vấn đề rất quan trọng trong việc xác định thời hạn bảo hộ quyền tài sản của quyền tác giả.

Lưu ý rằng thời gian 100 năm không có nghĩa là quyền tài sản kéo dài trong suốt thời gian đó, mà chỉ tính từ lúc công bố tác phẩm mà thôi. Ta xem xét một số trường hợp cụ thể như sau: một tác phẩm điện ảnh được định hình vào ngày 05/10/1980, sau đó

32

Lê Thị Na m Giang: Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ sở hữu trí tuệ và lợi ích của xã hội,

http://phapluatsohuutritue.vn/index.php?option=com_content&view=artic le&id=136:canbangloiich&catid=54&I temid=179#_ftnref4, Tạp ch í số 7, [Ngày truy cập 06/9/2014].

33

Trích Báo cáo số 243/ BC-UBTVQH12 giả i trình s ửa đổi luật Sở hữu trí tuệ do UBTVQH trình QH ngày 16 tháng 6 năm 2009.

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 39 SVTH: Trương Thị Diễm My

đến ngày 15/5/2006 mới được công bố. Như vậy, thời điểm bắt đầu bảo hộ quyền tài sản là 15/5/2006 và thời điểm chấm dứt là 31/12/2080.34

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 47)