Vấn đề trả tiền nhuận bút, thù lao hiện nay – lạm dụng độc quyền

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 70)

b. Cách tính theo đời người tác giả

3.1.2 Vấn đề trả tiền nhuận bút, thù lao hiện nay – lạm dụng độc quyền

Vấn đề trả tiền nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm nó khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Câu chuyện thu - nộp tác quyền những ngày qua ồn ào với những hình ảnh hết sức xấu xí cũng vì các bên quá chú trọng đến chuyện tiền. Vâng, đồng tiền đi liền khúc ruột, nhưng bên cạnh tiền vẫn còn nhiều thứ quan trọng để chúng ta dành sự

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 61 SVTH: Trương Thị Diễm My

quan tâm. Đó là chú trọng đến "cảm giác" của công chúng - được quyền cảm thấy yên tâm, thoải mái hơn bởi chương trình, tác phẩm đã thực hiện đầy đủ mọi trách nhiệm về quyền tác giả, quyền liên quan.

Vụ việc lùm xùm gần đây nhất là xung quanh vụ tranh cãi giữa Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) với Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao (đơn vị tổ chức live concert Khánh Ly vào tháng 8.2014) về bản quyền ca khúc của

nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trước đó, công ty Đồng Dao đã tổ chức hai đêm nhạc Khánh

Ly khi chưa thực hiện việc trả tiền bản quyền các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho đơn vị được ủy quyền, VCPMC. Đêm 2/8, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã đến tận địa điểm diễn gây sức ép, buộc đơn vị tổ chức phải thanh toán tiền bản quyền. Tại đây, phía Đồng Dao đã ký thỏa thuận trước giờ diễn tối 2/8 sẽ nộp 178 triệu đồng tiền bản quyền các ca khúc được biểu diễn trong đêm nhạc Khánh Ly in Hà Nội. Đại diện nhà tổ chức hứa hẹn chiều ngày 4/8 sẽ đến VCPMC để nộp tiền.

Tuy nhiên, sự việc kéo dài khi phía đơn vị tổ chức không chịu với mức phí bên VCPMC đưa ra, và phía VCPMC đã “theo” tận vào đêm diễn Đà Nẵng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bản quyền dẫn đến cự cãi gay gắt…Những tranh cãi xoay q uanh mức phí bản quyền của hai đêm liveshow Khánh Ly tại Hà Nội và Đà Nẵng do công ty Đồng Dao tổ chức đã kéo theo nhiều ý kiến trái chiều từ các nghệ sĩ Việt. Những lời lẽ, cách hành xử chưa được đẹp mắt của người trong cuộc đã khiến công chúng có cái nhìn không hay và mất niềm tin vào những người làm nghệ thuật.

Sau nhiều lần tranh cãi gay gắt về mức phí bản quyền phải trả của live show Khánh Ly diễn ra tại Hà Nội và Đà Nẵng vào tháng 8/2014 vừa rồi - bắt đầu từ việc giữa Trung tâm Bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) và Công ty Đồng Dao, đơn vị tổ chức chương trình chưa đạt được thỏa thuận. Đơn vị tổ chức chương trình Khánh Ly nói doanh thu là phải tính sau khi trừ chi phí, còn phía VCPMC bảo doanh thu là doanh thu. Để vụ việc được giải quyết dứt điểm, tránh điều tiếng không hay trong dư luận, chiều ngày 27/8 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã yêu cầu Thanh tra Bộ chủ trì cuộc họp với đôi bên nhằm mục đích làm trung gian hòa giải.

Trao đổi với phóng viên Dân trí tối ngày 27/8, ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sau khi thỏa thuận công ty Đồng Dao và VCPMC đã đi đến thống nhất mức phí tổng cộng cả hai đêm là 250 triệu đồng (cộng thêm thuế VAT là 275 triệu đồng. Ông Vũ Xuân Thành cho biết, công ty Đồng Dao và VCPMC đã ký thỏa thuận trên tinh thần hợp tác, vui vẻ trước sự chứng kiến

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 62 SVTH: Trương Thị Diễm My

của Thanh tra Bộ. Hai bên thỏa thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền trong vòng một tuần tính từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận này.52

Việc tranh cãi giữa Đồng Dao và VCPMC đã cho thấy xung quanh việc thu phí bản quyền tác phẩm âm nhạc vẫn còn quá nhiều bất cập. Nhiều năm nay các cơ quan hữu trách vẫn chưa có văn bản hướng dẫn để thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ về tác quyền âm nhạc nên trong thực tế vẫn có chuyện xé rào, vượt khung. Việc thu phí tác quyền không công khai rành mạch, còn các đơn vị kinh doanh, các ca sĩ thì lấy cớ thoái thác việc trả tác quyền, gây nên những tranh cãi không hồi kết.

Làm sô vừa là chuyện kinh doanh nhưng cũng vừa là phục vụ công chúng. Kinh doanh phải sòng phẳng, đúng pháp luật, mà trong trường hợp này là thực hiện nghĩa vụ xin phép tác giả, chủ sở hữu. Phục vụ công chúng, ngoài chuyện làm một chương trình chất lượng với ca sĩ, âm thanh, ánh sáng... còn phải có trách nhiệm với đồng tiền khán giả bỏ ra. Công chúng hoàn toàn có quyền và có tư cách được thưởng thức một chương trình ca nhạc trong sạch và đúng pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 70)