a. Quyền nhân thân đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ
2.2.1.2 Quyền tài sản (hay quyền kinh tế)
Cũng như đối với quyền nhân thân, Công ước Berne tuy quy định cụ thể thời hạn bảo hộ các quyền liên quan đến lợi ích kinh tế của bản quyền là: “suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết” nhưng lại cho phép các nước thành viên quy định thời hạn bảo hộ dài hơn.29
Riêng tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ đối với các loại tác phẩm khác nhau là không giống nhau. Nhìn chung có hai cách tính thời hạn bảo hộ: theo đời
27
Khoản 5 Điều 4 Nghị Định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
28
Khoản 3 Điều 4 Nghị Định 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật dân sự Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, giải thích: “Bản gốc tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên”.
GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 37 SVTH: Trương Thị Diễm My
người và không theo đời người. Trong cả hai cách, thời điểm bắt đầu bảo hộ quyền tài sản là kể từ thời điểm công bố tác phẩm. 30
Thời điểm công bố được xác định như thế nào?
Công bố tác phẩm là tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm, văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc. 31