Giai đoạn trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 35)

a. Quyền nhân thân đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ

1.3.3.1Giai đoạn trước khi Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời

24

Điều 11 Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thuỵ Điển Luật số 729 ngày 30/ 12/ 1960, sửa đổi, bổ sung ngày 1/4/2000.

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 26 SVTH: Trương Thị Diễm My

Ở Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử đất nước trước năm 1945 là sự kế tiếp của các triều đại phong kiến nên hầu như chưa thể xuất hiện bất kỳ ý tưởng bảo hộ quyền của bất kỳ nhà sáng tác tác phẩm viết nào. Sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, do điều kiện riêng của sự phát triển kinh tế - xã hội, lại thêm hoàn cảnh chiến tranh kéo dài nên ngay cả trong chế độ dân chủ mới, chúng ta cũng chỉ có một số ghi nhận mang tính nguyên tắc và hết sức khái quát trong Hiến pháp về một vài vấn đề liên quan đến lợi ích của người sáng tạo. Chẳng hạn, tại Hiến pháp năm 1946 chỉ có Điều 13 quy định: "Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được bảo đảm". Còn Hiến pháp năm 1959 thì quy định rộng hơn: "… Nhà nước khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần tích cực trong lao động của những người lao động chân tay và lao động trí óc" (Điều 21); "Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác" (Điều 34). Vì vậy, hoàn toàn có thể làm một phép tính để so sánh sự bảo hộ pháp lý quyền tác giả ở Việt Nam có sự ra đời muộn hơn nhiều nước trên thế giới khoảng trên dưới 100 năm. Khi mà vào năm 1886, đã có nhiều nước ở Châu Âu và một vài nước ở châu lục khác cùng nhau ký kết Công ước quốc tế đầu tiên về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật, thì phải đến năm 1986, khi đất nước đã được thống nhất, trước yêu cầu hiện thực hoá các quy định của Hiến pháp năm 1980, chúng ta mới ban hành được một văn bản điều chỉnh một số vấn đề cơ bản và cụ thể về quyền tác giả (với thẩm quyền của cơ quan ban hành và hiệu lực pháp lý còn khá khiêm tốn). Đó là Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định quyền tác giả. Cùng với việc ban hành văn bản này, Nhà nước ta lần đầu tiên đã chính thức ghi nhận nhiều nội dung trọng yếu của sự bảo hộ quyền tác giả như quy định về tác giả, về các loại tác phẩm được bảo hộ, các quyền lợi tinh thần và vật chất của tác giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả… Tại Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước đầu tư phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. Nhà nước phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn học, nghệ thuật, khuyến khích các hoạt động văn học, nghệ thuật quần chúng”(Điều 32). Sau mốc thời gian này, quy định pháp luật về quyền tác giả tiếp tục được thể hiện với các nội dung ngày càng đầy đủ hơn tại Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả năm 1994. Với bố cục 7 chương và 47 điều, pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả đã quy định tương đối đầy đủ và cụ thể những vấn đề về bảo hộ quyền tác giả cũng như quy định về thời hạn

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 27 SVTH: Trương Thị Diễm My

bảo hộ quyền tác giả và những ngoại lệ khi sử dụng tác phẩm mà không cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao nhằm cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền sở hữu tác phẩm và lợi ích công chúng.

Bên cạnh đó khi Bộ luật dân sự 1995 được ban hành thì quyền tác giả mới chính thức lần đầu tiên được quy định tập trung tại Chương I Phần sáu của Bộ luật dân sự (từ điều 745 đến điều 779 và tại một số điều khác). Việc ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, với các quy định về quyền tác giả là một bước tiến dài về hoạt động lập pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nó đã kế thừa và phát triển các quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả, xây dựng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại so với Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả như: quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ, các đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật, tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ, các quyền của tác giả đối với tác phẩm như quyền nhân thân và quyền tài sản, đặt biệt còn quy định về giới hạn quyền tác giả, các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao và thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ trong giai đoạn này rất đa dạng như:25

tác phẩm viết; các bài giảng, bài phát biểu; tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác; tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô; tác phẩm phát thanh, truyền hình; tác phẩm báo chí…

Ngoài ra bộ luật dân sự còn quy định các đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật như: Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian; Văn bản của cơ quan Nhà nước; Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin…

Điểm đáng chú ý là trong giai đoạn này nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả và lợi ích công chúng đã được ghi nhận thông qua quy định về giới hạn quyền tác giả về mặt thời hạn bảo hộ và các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao.

Thứ nhất, về thời hạn bảo hộ đối với các quyền nhân thân của tác giả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 751, khoản 1 điều 752 của BLDS năm 1995 được bảo hộ vô thời hạn. Còn đối với các quyền nhân quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 751 và các quyền tài sản quy định tại khoản 2 Điều 751, khoản 2 Điều 752 của BLDS năm 1995 được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;

Đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm phát thanh, truyền hình, vi-đi-ô, tác phẩm di cảo, thì các quyền nhân thân quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 751 và quyền

GVHD: ThS Nguyễn Phan Khôi Trang 28 SVTH: Trương Thị Diễm My

tài sản quy định tại khoản 2 Điều 751, khoản 2 Điều 752 của Bộ luật này được bảo hộ trong thời hạn năm mươi năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, thì quyền tác giả thuộc Nhà nước; nếu trong thời hạn năm mươi năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả, thì quyền tác giả được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và thời hạn bảo hộ được tính từ ngày xác định được tác giả.

Thứ hai, các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao được quy định tại khoản 1 Điều 761 Bộ luật dân sự năm 1995.

Khi sử dụng quyền này công chúng phải tuân thủ một số điều kiện như: “Cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến, nếu tác phẩm không bị cấm sao chụp và việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm; cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu

tác phẩm, nhưng phải ghi hoặc nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm”. Như vậy

công chúng sẽ được phép sử dụng tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm; Trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, nhưng phải ghi hoặc nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm.

Từ những phân tích quy định trên chúng ta có thể thấy trong giai đoạn này Nhà nước đã ghi nhận phần nào về việc bảo vệ lợi ích công chúng trong quyền tác giả. Nguyên tắc cân bằng lợi ích của chủ thể quyền tác giả và lợi ích công chúng là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên Bộ luật dân sự 1995 chỉ đề cập đến quyền tác giả dưới góc độ là một quyền dân sự. Mặc dù vậy, đây cũng được xem là cơ sở pháp lý để Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả như: Việt Nam kí kết hiệp định song phương về quyền tác giả với Hoa Kỳ và Thụy Sĩ.

Một phần của tài liệu bảo vệ lợi ích công chúng trong quy định về quyền tác giả ở việt nam hiện nay (Trang 35)