Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 67)

5. Bố cục của luận văn

3.3.5. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

3.3.5.1. Chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - thủy sản

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp, hướng vào sản xuất các cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản của huyện Phú Lương nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung đang trong quá trình chuyển dịch đúng hướng.

Bảng 3.12. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Nông nghiệp 649,4 689,12 710,27 762,38 793,79 Lâm nghiệp 17,35 16,05 34,75 41,32 85,81 Thủy sản 11,4 13,56 16,19 15,88 17,84 Tổng cộng 678,15 718,73 761,21 819,58 897,44

Nguồn:Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2010, 2012

Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất cả ba ngành đều tăng dần qua các năm. Năm 2008, GTSX ngành nông nghiệp đạt 649,4 tỷ đồng, ngành lâm nghiệp đạt 17,35 tỷ đồng, thủy sản đạt 11,4 tỷ đồng. Đến năm 2012, GTSX tương ứng các ngành là: 739,79 tỷ đồng; 85,81 tỷ đồng; 17, 84 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp vẫn có GTSX cao nhất, sau đó đến ngành lâm nghiệp và thủy sản. Nguyên nhân là do diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số diện tích nông - lâm - thủy sản của huyện.

Bảng 3.13. Cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2008-2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Nông nghiệp 95,76% 95,88% 93,31% 93,02% 88,45% Lâm nghiệp 2,56% 2,23% 4,57% 5,04% 9,56%

Thủy sản 1,68% 1,89% 2,12% 1,94% 1,99%

Nguồn:Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2010, 2012 Nông nghiệp 95.76% Lâm nghiệp 2.56% Thủy sản 1.68% Năm 2008 Nông nghiệp 95,88% Lâm nghiệp 2,23% Thủy sản 1,89% Năm 2009 Nông nghiệp 93,31% Lâm nghiệp 4,57% Thủy sản 2,12% Năm 2010 Nông nghiệp 93,02% lâm nghiệp 5,04% Thủy sản 1,94% Năm 2011 Nông nghiệp 88,45% Lâm nghiệp 9,56 % Thủy sản 1,99% Năm 2012

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu ngành kinh tế các năm của huyện Phú Lương

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần, tuy nhiên còn chậm. Năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 95,76%, năm 2009 tăng lên 95,88%, sau đó giảm dần vào các năm sau, năm 2012 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 88,45%. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giảm

tỷ trọng từ 2,56% (năm 2008), xuống còn 2,23% (năm 2009), sau đó tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2012 chiếm 9,56% tổng GTSX của huyện. Tỷ trọng ngành thủy sản tăng dần từ 1,68% (năm 2008) lên 2,12% (năm 2010), sau đó giảm dần, năm 2011 chiếm 1,94% đến năm 2012 tăng lên 1,99% tổng GTSX của huyện. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - thủy sản của huyện còn chưa rõ rệt, tốc độ chuyển dịch chậm. Do đó, trong thời gian tới huyện cần xây dựng và thực hiện có hiệu quả hơn nữa các chính sách nông nghiệp, nông thôn, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - thủy sản của huyện.

3.3.5.2. Chuyển dịch ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch nhanh nhất trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, đời sống dân cư được nâng cao, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa...) ngày càng tăng làm cho tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên.

Bảng 3.14. Giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Trồng trọt 423,26 425,79 433,81 465,34 461,83 Chăn nuôi 177,27 205,98 210,55 218,55 258,89 Dịch vụ 48,87 57,35 65,91 78,49 73,07 Tổng cộng 649,4 689,12 710,27 762,38 793,79

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2010 và 2012

Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất các ngành nhỏ trong nội ngành nông nghiệp đều tăng qua các năm. GTSX ngành trồng trọt tăng từ 423,6 tỷ đồng năm 2008 lên 461,83 năm 2012 và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. GTSX

ngành chăn nuôi cũng đạt mức tăng trưởng khá, năm 2008 đạt 177,27 tỷ đồng, năm 2012 tăng lên 258,89 tỷ đồng. Ngành dịch vụ tuy có tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2008 đạt 48,87 tỷ đồng, chiếm 7,25% đến năm 2012 GTSX ngành dịch vụ đạt 73,07%, chiếm 9,2%.

Bảng 3.15. Cơ cấu GTSX nội ngành nông nghiệp giai đoạn 2008-2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Trồng trọt 65,18% 61,79% 61,08% 61,04% 58,18% Chăn nuôi 27,30% 29,89% 29,64% 28,66% 32,61%

Dịch vụ 7,52% 8,32% 9,28% 10,30% 9,21%

Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2010 và 2012

Trong lĩnh vực trồng trọt đã có những bước chuyển biến tích cực, một số diện tích đã và đang được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn dần như: Diện tích chuối tây toàn huyện gần 137 ha, thu nhập bình quân đạt trên 90 triệu đồng/ha tập chung chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện như Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ…; diện tích lúa Nếp vải có hơn 105 ha tập chung ở các xã phía Tây như Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Trạch, Yên Đổ cho thu nhập 60 triệu đồng/ha; diện tích trồng Bí xanh có hơn 42 ha tập chung ở các xã phía Bắc cho thu nhập 160 triệu/ha; mô hình thâm canh lúa cao sản, cánh đồng 80 tr.đ/ha như cánh đồng xóm Đồng Niêng, xóm Làng Lê xã Động Đạt, cánh đồng Làng Hin, Phú Sơn xã Phấn Mễ, xã Sơn Cẩm… Năm 2012 có 12 trang trại tổng hợp (theo Thông tư 27) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu bình quân 1,3 - 1,7 tỷ đồng.

Cây chè xác định là cây kinh tế mũi nhọn tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nội tiêu. Trên cơ sở diện tích chè sẵn có Ủy ban nhân dân huyện tập chung chỉ đạo công tác khuyến nông đối với cây chè, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao KHKT trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ, sản

xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap, đã cấp giấy chứng chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap cho 12 hộ (tổ chức được 20 lớp tập huấn theo tiêu chuẩn VietGap). Tổng diện tích chè toàn huyện đến năm 2012 là: 3.861 ha năng suất bình quân đạt trên 103,9 tạ/ha. Sản lượng là 40.134 tấn vượt kế hoạch đề ra, tăng giá trị thu nhập cho người làm chè đạt trên 120 tr.đ/ha/năm.

Trong lĩnh vực chăn nuôi: Trong những năm gần đây đàn lợn và đàn gia cầm tăng về số lượng, và đặc biệt trong chăn nuôi đã bắt đầu xuất hiện các mô hình trang trại, gia trại có sự liên kết bốn nhà là nhà khoa học, nhà nông, nhà quản lý và doanh nghiệp. Chăn nuôi lợn cũng đang được chú trọng phát triển mạnh ở các địa phương ngoài việc chăn nuôi theo cách truyền thống quy mô hộ gia đình thì nhiều hộ gia đình, địa phương đã tăng cường công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư vốn phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại với quy mô hàng ngàn con mỗi năm. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, đàn trâu và đàn bò có xu hướng giảm nhẹ về số lượng song chất lượng đàn cũng được cải thiện vì chuyển dần từ trâu phục vụ cầy kéo sang hướng sản xuất hàng hóa và thực hiện chương trình Sind hóa đàn bò nên đàn bò đã được cải thiện về tầm vóc phù hợp với hướng sản xuất hàng hóa.

3.3.5.3. Chuyển dịch ngành lâm nghiệp

Diện tích trồng cây lâm nghiệp được chú trọng đầu tư, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Một số giống cây lâm nghiệp mới được đưa vào sản xuất đã khẳng định được ưu thế về sản lượng cũng như giá trị kinh tế và được nhân ra diện rộng như: keo lai, keo úc, mỡ... Trong 2 năm 2011 - 2012 thông qua các chương trình trồng rừng theo dự án toàn huyện đã trồng mới, trồng lại được 1.857,5 ha rừng trong đó diện tích trồng keo úc có gần 800 ha. Trong lĩnh vực trồng rừng đã xuất hiện nhiều mô hình trồng quy mô lớn lên đến hàng chục ha, trồng và phát triển rừng đã thực sự trở thành một nghề thu hút nhiều lao động có thu nhập cao, bình quân trên ha đạt từ 90-100 tr.đ/chu kỳ sản xuất. Nhiều hộ gia đình đã trở lên khá, giàu từ trồng rừng. Nhiều cơ sở sơ chế gỗ, chế biến gỗ hình thành góp phần tạo việc làm, nâng

cao thu nhập cho người dân địa phương.

3.3.5.4. Chuyển dịch ngành thủy sản

Diện tích mặt nước ao hồ tương đối lớn song trong những năm vừa qua chưa được phát huy hết tiềm năng để nuôi trồng thủy sản, tỷ trọng giá trị chăn nuôi thủy sản còn chiếm ở mức thấp cơ cấu trong nội ngành. Trong thời gian tới cần có các biện pháp sử dụng triệt để diện tích ao, hồ hiện có, tích cực đầu tư theo chiều sâu, cung ứng và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)