5. Bố cục của luận văn
1.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía đông - bắc của Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh có lợi thế về lưu thông sản phẩm với các thị trường lớn để phát triển nông nghiệp. Xác định được thế mạnh này, tỉnh đã huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao. Nhờ vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp của tỉnh phát triển khá đồng bộ, phần lớn diện tích canh tác được tưới tiêu chủ động, tạo tiền đề để triển khai các dự án, mô hình kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả.
Trên địa bàn tỉnh đang dần hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung, trong đó 13 vùng sản xuất lúa hàng hóa, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một sốvùng sản xuất hoa, cây cảnh... Một số vùng đạt giá trị kinh tế cao, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha/năm như vùng rau Hòa Ðình (TP Bắc Ninh), vùng hoa, cây cảnh Phú Lâm (Tiên Du)... Riêng Hòa Ðình có hơn 1.200 hộ thì gần 1.000 hộ tham gia trồng rau. Qua khảo sát, các hộ sản xuất rau hàng hóa ở đây mỗi năm cho thu hoạch 8-10 lứa rau,thu nhập hơn 20 triệu đồng/sào/năm, gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cũng được đẩy mạnh. Hàng loạt giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn, chịu mặn như, PTE1, D.Ưu 6511, Nghi Hương 2308, Hương Cốm, Nếp 9603... đạt năng suất từ 75 đến 80 tạ/ha/vụ được đưa vào sản xuất. Ðồng thời sử dụng các vật liệu mới che phủ để chống cỏ dại, giữ ẩm đất, có thể tự phân hủy khi cây lớn; sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa... làm giá thể trồng cây bảo đảm vệ sinh, thoáng khí, giữ ẩm tốt; tự động hóa, cơ giới hóa trong quá trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản... Đồng thời, triển khai dự án khu thực nghiệm nông nghiệp hiện đại, từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ven đô thị theo hướng sinh thái.
Song song với sản xuất, hệ thống dịch vụ nông nghiệp cũng đạt những bước phát triển đáng kể cả về lượng lẫn chất. Bên cạnh các hoạt động dịch vụ truyền thống như: thủy nông, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp... nay có thêm các dịch vụ cơ giới hóa như, làm đất, làm mạ, chăm sóc, thu hoạch...
Ðến nay, tỉnh Bắc Ninh triển khai thành công nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lai tạo và chọn lọc con giống, tạo ra giống vật nuôi đạt năng suất và chất lượng. Về thủy sản, các cơ sở giống của tỉnh đã ứng dụng công nghệ sinh sản nhân tạo và công nghệ sử dụng hoóc-môn chuyển đổi giới tính trong sản xuất giống cá. Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận được tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến. Ðẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tích cực các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới; phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch. Trong đó,chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thị trường Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; coi nông nghiệp công nghệ cao là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Việc dồn điền đổi thửa cũng được triển khai sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong hai khâu làm đất và thu hoạch lúa đạt tới 80% diện tích, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.4. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số nƣớc trên thế giới
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh.
1.4.2. Kinh nghiệm của Hà Lan
Hà Lan là một đất nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên, đất đai hiếm hoi, diện tích đất canh tác 910.000ha, đất đồng cỏ 1.020.000ha, diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất của thế giới. Nhưng hiện nay, Hà Lan đã xây dựng được một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững, có hiệu quả nhất trên thế giới. Bí quyết thành công của nền nông nghiệp Hà Lan, bao gồm:
Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây cảnh là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời phải có một hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt hàng này ra nước ngoài.
Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh. Hà Lan dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất.
Tăng giá trị gia tăng nhờ vào chế biến sâu. Trải qua mấy trăm năm cải tiến các công nghệ truyền thống về chế biến pho mát, bơ, sữa tạo được uy tín
quốc tế. Công nghệ chế biến ca cao, ca phê từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát huy tác dụng trong công nghiệp chế biến hiện nay. Nhiều loại nguyên liệu không sản xuất được hoặc thiếu thì dựa vào nhập khẩu, thông qua chế biến sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới với giá trị gia tăng rất lớn.
Phát triển kết cấu hạ tầng và áp dụng thành tựu cao và mới về khoa học - công nghệ. Để phòng chống thiên tai khắc nghiệt, Chính phủ đã quy định những tiêu chuẩn an toàn của các công trình thuỷ lợi ở mức hiếm có trên thế giới. Tiêu chuẩn an toàn đập ngăn mặn có tần xuất " 1 vạn năm 1 lần ", tiêu chuẩn an toàn các để sông có tần xuất " 1250 năm 1 lần ".
Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Eurô, bình quân 4000 Eurô/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá.
Khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu chuyên môn hoá, công nghiệp hoá trong sản xuất, nâng cao hiệu quả. Công nghệ nhà kính thường xuyên được đổi mới, cứ 6-7 năm, lại có một thế hệ thiết bị mới. Hà Lan không những coi trọng " công nghệ cứng ", mà còn quan tâm "công nghệ mềm" về quản lý và tổ chức, nhằm nâng cao hiệu quả của công nghệ cứng, đặc biệt là công nghệ tin học được áp dụng rộng rãi trong sản xuất chăn nuôi, hoa.
Cơ sở của nền nông nghiệp Hà Lan là các trang trại gia đình (family farms) theo chế độ tư hữu. Tỉ lệ sở hữu đất tự có tương đối lớn, còn các trang trại dựa vào thuê đất để sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Các trang trại được tích tụ ruộng đất để có quy mô đủ lớn, gắn liền với quá trình tạo việc làm phi nông nghiệp, đủ sức thu hút nông dân "ly nông", giảm thiểu nhanh số lượng nông dân và giải thể các trang trại nhỏ, làm ăn kém hiệu quả.
Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp Hà Lan, tổ chức Hợp tác xã và các Hiệp hội ngành nghề của nông dânđã đóng góp vai trò quan trọng. Các chủ trang trại và người làm thuê có đại biểu của tổ chức mình nằm trong chính
quyền, đảm bảo rằng, một khi lợi ích cộng đồng của họ gặp trắc trở, thì lập tức được hiệp thương xử lý. Ngoài ra, các chủ trang trại còn lập ra các tổ chức về kỹ thuật, tin học, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để hỗ trợ lẫn nhau.
1.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các địa phương nêu trên, huyện Phú Lương cần rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Cần phải có định hướng và kế hoạch ngắn hạn dài hạn cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ngành nông nghiệp tăng trưởng tốt, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.
Thứ hai: Tăng cường thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là nhân tố then chốt giúp ngành tăng trưởng nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Thứ ba: Chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường trong huyện, thị trường các huyện, tỉnh lân cận.
Thứ tư: Khuyến khích mở rộng nghiên cứu ứng dụng, triển khai và đổi mới công nghệ. Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Đổi mới chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động khoa học - công nghệ.
Thứ năm: Xây dựng và vận dụng hiệu quả mô hình "4 nhà": nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung ứng đầu vào, bao tiêu sản phẩm nhằm góp phần ổn định đầu ra cho người nông dân.
Thứ sáu: Nhân rộng mô hình các lớp tập huấn cho người nông dân về kỹ thuật canh tác, sản xuất nông nghiệp. Áp dụng nhiều hơn các chính sách hỗ trợ người nông dân về giống, phân bón, thuốc trừ sâu...
Thứ bảy: Phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp như: Dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; Dịch vụ cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật; Dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp; Dịch vụ cho vay hỗ trợ sản xuất.
Thứ tám: Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông
các cấp có trình độ, năng lực chuyên môn cao. Xây dựng các chế độ, chính sách và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài. Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực, thì việc sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp của huyện.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài, cần trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả gì, còn những tồn tại, hạn chế gì?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của huyện? - Các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Phú Lương trong thời gian tới là gì?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Dựa trên những nguồn số liệu sẵn có để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu này có thể được thu thập từ các nguồn sau:
+ Thu thập tài liệu đã công bố.
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong huyện … các số liệu này thu thập từ Cục Thống kê Tỉnh và các Sở, ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Thu thập và tính toán từ những số liệu của các phòng, ban, ngành của huyện Phú Lương, các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương cung cấp.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sử dụng phương pháp phân tổ để có cái nhìn tổng quát nhất về những chỉ tiêu đã xác định từ trước cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản huyện Phú Lương.
2.2.3. Phương pháp phân tích
Trong luận văn, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp phân tích số liệu sau: - Phương pháp so sánh: So sánh sự phát triển của ngành nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế và trong nội ngành, so sánh lợi thế, tiềm năng cũng như khó khăn của huyện với các địa phương khác, từ đó phát huy mặt mạnh và khắc phục hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp thống kê kinh tế: Đây là phương pháp rất quan trọng đối với các nhà kinh tế khi nghiên cứu. Dựa vào phương pháp này chúng ta có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu một đề tài nào đó như: tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao.
Muốn đánh giá một vấn đề nào đó cần phải được so sánh giữa các giai đoạn lịch sử, so sánh giữa các đơn vị sản xuất với nhau. Có như vậy mới thấy