Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 85)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp huyện

huyện đến năm 2020

4.1.2.1. Quan điểm

Nhận thức rõ vai trò của của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện các cấp lãnh đạo huyện đã xác định các quan điểm chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản trong thời gian tới.

- Phát triển một nền nông nghiệp ổn định, đa dạng và bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp bằng tăng năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá; đảm bảo an ninh lương thực; tăng giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá hình thức sở hữu và tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Ưu tiên sản xuất nhiều nông sản chất lượng cao, an toàn phù hợp với thị trường.

- Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, cây công nghiệp (chè), cây ăn quả; phát triển các cây con có giá trị cao phù hợp điều kiện của huyện.

- Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải gắn chặt với chế biến, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, xây dựng thương hiệu cho một số nông sản đặc trưng.

- Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển KT - XH nông thôn, đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để phát triển đồng bộ, lâu bền, có hiệu quả, đồng thời giữ gìn môi trường sinh thái.

- Từng bước hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ như vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chè, vùng rau sạch, vùng lúa thâm canh...

- Phát triển kinh tế trang trại phải được coi là một giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của huyện, phát triển mạnh các loại hình kinh tế trang trại cả về quy mô, số lượng và hiệu quả kinh doanh để kinh tế trang trại phát huy vai trò đầu tàu dẫn dắt cho kinh tế hộ phát triển.

- Gắn phát triển nông nghiệp của huyện với phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và vùng TDMN Bắc Bộ.

4.1.2.2. Mục tiêu

Từ những quan điểm nêu trên huyện đã xác định các mục tiêu cần thực hiện như sau:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đạt bình quân hàng năm 5,0% giai đoạn 2013 - 2015 và 5,5% giai đoạn 2016-2020.

- Năm 2015 trở đi đạt trên 75 triệu đồng/ha canh tác, trong đó có trên 40% diện tích đạt trên 80 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất tính trên một nhân khẩu nông nghiệp đạt trên 30 triệu đồng năm 2020.

- Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2015: Nông nghiệp 86%; Lâm nghiệp 11,5%, Thủy sản 2,5%. Năm 2020: Nông nghiệp chiếm 83%; Lâm nghiệp 13%, thủy sản 4%.

Bảng 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 (CĐ 2010) Năm 2015 2020 Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tổng cộng 100 1.050 100 5.512 - Nông nghiệp 86 903 83 4.575 + Trồng trọt 53 478 50 2.287 + Chăn nuôi 37,5 339 40 1.830 + Dịch vụ 9,5 86 10 458 - Lâm nghiệp 11,5 121 13 717 - Thủy Sản 2,5 26 4 220

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Phú Lương đến năm 2020

Giai đoạn 2013 -2020 trồng mới khoảng 5.000-6.000 ha rừng tập trung, kết hợp trồng rừng tập trung với tăng cường trồng rừng cây phân tán để tăng độ che phủ, khoanh nuôi tái sinh từ 11.000-12.000 ha rừng để đến năm 2015 tỷ lệ diện tích rừng che phủ đạt trên 46% (hiện nay là 45%). Hàng năm khai thác khoảng 30.000 - 35.000 tấn tre, nứa, luồng phục vụ nguyên liệu giấy.

4.1.2.3. Định hướng

Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra lãnh đạo các cấp đã xây dựng phương hướng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện trong thời gian tới. Phương hướng được đề ra đối với từng ngành trong nội ngành nông nghiệp.

* Ngành trồng trọt

Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao.

Xây dựng các vùng sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa hàng hoá tập trung. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp.

- Sản xuất lúa: Cần tập trung thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng, đảm bảo an ninh lương thực. Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong thâm canh cây lúa, để đạt năng suất bình quân 48,0 - 55,0 tạ/ha.

Thâm canh cao tại những vùng chủ động nước tưới bằng cách đưa những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, sử dụng những tiến bộ về canh tác và bảo vệ thực vật đảm bảo năng suất bình quân 55 tạ/ha vào năm 2020. Sản lượng đạt khoảng 38,4 nghìn tấn vào năm 2020. Tiếp tục nhân rộng các mô hình phát triển các giống lúa mới đã khảo nghiệm có hiệu quả trên đất đai của địa phương. Thực hiện cánh đồng lúa có hiệu quả kinh tế cao, 30% diện tích được canh tác ba vụ trong năm (2 lúa, 1 màu).

- Sản xuất ngô: khuyến khích đưa các giống ngô lai mới vào sản xuất để tăng nhanh năng suất và sản lượng ngô. Năng suất ngô đạt 48 tạ/ha năm 2015 và 60,0 tạ/ha 2020, sản lượng năm 2020 dự kiến 22.500 tấn.

- Sắn: thực hiện phát triển vùng nguyên liệu sắn (KM 94...) của tỉnh tại Phú Lương, dự kiến diện tích đạt 350ha ( 2015) và 450ha (2020).

- Đậu tương: Hình thành vùng sản xuất đậu tương hàng hóa tập trung thâm canh, được bố trí ở những cánh đồng có diện tích tương đối tập trung, quy mô dự kiến đạt 600 ha (2020), sử dụng các giống mới có năng suất cao đã được khu vực hoá (AK, DT đã trồng mô hình 03ha tại Sơn Cẩm, Phấn Mễ, Yên Ninh, Động Đạt, Yên Trạch). Khuyến khích trồng đậu tương xuân trên đất ngô năng suất thấp, đất lúa 1 vụ, đất ngô 1 vụ và thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để đạt năng suất bình quân 13 - 16 tạ/ha (vùng sản xuất tập trung đạt 16 - 18 tạ/ha), sản lượng đạt 860 tấn năm 2020.

- Lạc: năm 2015 diện tích 400 ha, sản lượng dự kiến 560 tấn; năm 2020 diện tích 450 ha, sản lượng dự kiến 810 tấn.

- Rau các loại: thực hiện phát triển vành đai rau đậu thực phẩm ven đô thị; sản xuất rau chuyên canh và rau an toàn phục vụ thị trường khu công nghiệp tập trung trong huyện và thành phố Thái Nguyên. Bố trí diện tích gieo

trồng 2015 là 400 ha và 550 ha năm 2020 (trong đó diện tích rau an toàn khoảng hơn 100 ha). Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp với các chế phẩm từ vi sinh vật để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức hợp đồng dịch vụ kỹ thuật với người sản xuất rau an toàn theo phương thức thoả thuận. Xây dựng trung tâm nhân giống rau trên địa bàn huyện

- Cây chè: trong những năm tới cây chè vẫn là cây trồng có vị trí quan trọng đặc biệt của huyện, là cây mũi nhọn trong các chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, là cây giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.

+ Thực hiện đề án sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ chè giai đoạn 2006 - 2010 đã được UBND huyện phê duyệt, mục tiêu cụ thể là: diện tích chè ổn định ở mức 4.000 ha năm 2020, từ năm 2015 toàn bộ diện tích cho sản phẩm (trong đó tạo vùng sản xuất chè xanh an toàn, chất lượng cao khoảng 500 - 1000ha để xuất khẩu), sản lượng chè búp tươi đạt 46.800 tấn năm 2015 và 56.000 tấn năm 2020 (trong đó sản lượng chế biến công nghiệp đạt 80 - 85% sản lượng). Phấn đấu giá trị thu nhập ổn định trên 35 - 40 triệu đồng/ha/năm đối với chè thường và 65 - 70 triệu đồng/ha chè chất lượng cao.

+ Xác định vùng chè nguyên liệu cụ thể để xác định bộ giống thích hợp: vùng sản xuất chè xanh 500 ha dùng cho chế biến công nghiệp tập trung tại các xã Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô, Yên Lạc (hiện tại đã hình thành làng nghề trồng chè sạch, an toàn tại xóm Thác Dài, Tức Tranh 35 ha...), còn lại là chè đen (giống trung du, LDP1, PH1).

+ Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, phương pháp chế biến tiên tiến và bảo quản sau chế biến để tạo bước đột phá về chất lượng sản phẩm chè xanh Phú Lương

+ Đối với tiêu thụ: gắn kết sản xuất với tiêu thụ, tạo thị trường ổn định trên cơ sở xây dựng thương hiệu chè xanh Phú lương.

* Ngành chăn nuôi

Đến năm 2020 phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc (chú trọng bò Sind), chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư và xây dựng 03 điểm giết mổ tập trung ( tại điểm công nghiệp Đu + Động Đạt và Sơn Cẩm). Dự kiến năm 2015 sản lượng thịt hơi các loại đạt 15.000 tấn và 2020 đạt 18.000 tấn. Huyện chủ động tìm đối tác liên kết thu mua lợn siêu nạc xuất khẩu, đảm bảo ổn định đầu ra cho hướng chăn nuôi lợn xuất khẩu.

+ Ổn định và tăng nhẹ đàn trâu ở mức 11.000 con. Chuyển dần từ nuôi trâu sức kéo sang nuôi trâu lấy thịt, tập trung phát triển ở các xã ven núi.

+ Đàn bò: tăng nhanh về số lượng, dự kiến bố trí 8.000 con năm 2015 và 10.000 con năm 2020 (bò laid sind đạt 5.000 con vào năm 2020). Phát triển bò cái sinh sản, hướng chủ yếu là mua nhập từ bên ngoài, cần có sự lựa chọn tốt để đảm bảo về chất lượng sinh sản.

+ Mở rộng diện tích trồng cây thức ăn (trồng cỏ phân tán, tập trung phục vụ chăn nuôi đại gia súc trên đất trống, đất lúa kém hiệu quả tại các xã), quy mô cỏ cao sản tập trung 150 ha (2015), 250 ha (2020) và phân tán 55 ha.

+ Đàn lợn: bố trí 95.000 con năm 2015 và 118.000 con năm 2020; từng bước tăng đàn nái ngoại lên 10.500 con, giai đoạn 2015 - 2020 có khoảng 10.000 - 22.000 con lợi giống siêu nạc phục vụ chăn nuôi xuất khẩu, thẩm định để công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với đàn lợn nái, lợn đực giống, từng bước loại thải những con giống không đủ tiêu chuẩn. Tạo điều kiện phát triển các trang trại chăn nuôi chuyên sản xuất con giống, phấn đấu 92% lợn giống là lợn ngoại, lợn lai F1, F2.

+ Đàn gia cầm: bố trí 1,0 triệu con gia cầm sau năm 2015, phát triển mạnh các giống gà lông màu chất lượng cao, vịt siêu thịt, siêu trứng. Tạo điều kiện phát triển các trang trại chăn nuôi gà bố mẹ quy mô vừa và nhỏ để cung ứng giống và làm tốt công tác quản lý chất lượng giống. Phát huy hình thức

chăn nuôi hộ gia đình, tăng cường chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại vừa theo hướng bán công nghiệp nhằm tăng nhanh số lượng hàng hoá (tại các xã phía nam và vùng ven thị của huyện). Đến năm 2015 phấn đấu có khoảng 25 - 30 trang trại, quy mô 25.000 - 30.000 con/lứa phục vụ nhu cầu chế biến và cung cấp cho thị trường trong huyện, tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

+ Các con nuôi khác: Từng bước chọn lọc để phát triển chăn nuôi dê (theo các chương trình khuyến nông, xóa đói giảm nghèo.) đáp ứng nhu cầu thực phẩm người tiêu dùng nội thị và các vùng lân cận. Phát triển đàn dê (chăn nuôi tập trung hoặc phân tán quy mô vừa từ 1.200 - 1.500 con) ở những xã có nhiều diện tích đồi rừng cao như xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ, Yên Lạc, Phủ Lý, Động Đạt, Phú Đô với các giống dê: dê địa phương (dê cỏ); dê Bách thảo; dê Jumnapari; dê Berbari; dê Alpine; dê Beetal. Phát triển các con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao như baba, lợn rừng, nhím, nuôi ong lấy mật, nuôi thỏ...quy mô hộ.

* Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ nông nghiệp huyện đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Do đó, trong thời gian tới cần tập trung đa dạng hóa các dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển các HTX dịch vụ với quy mô nhỏ và vừa hoạt động với các ngành nghề như: chế biến nông - lâm - thủy sản, vận tải hàng hóa nông sản, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi... Từng bước hình thành mạng lưới thông tin trong nông thôn để các hộ nông dân sản xuất ngành nghề và các cơ sở làng nghề nông thôn được tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả, quy cách và tiêu chuẩn sản phẩm. Giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề và hộ điển hình có nghề tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

Đến năm 2020 phấn đấu tất cả các xã thị trấn đều có chợ, củng cố hệ thống thương nghiệp quốc doanh, đảm bảo thực hiện cung ứng các mặt hàng chính sách và các sản phẩm thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tạo điều kiện

* Ngành lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái. Cho phép khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại hoá công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ.

Chuyển dịch cơ cấu lâm nghiệp trong phát triển các loại rừng (phòng hộ, sản xuất) để nâng cao độ che phủ của rừng, tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, tăng khả năng sinh thủy, tăng thu nhập cho người dân.

Rà soát quy hoạch lại 03 loại rừng, ưu tiên cho mở rộng diện tích rừng sản xuất. Từ năm 2015 trở đi tổng diện tích đất lâm nghiệp ổn định ở mức 17.113,26 ha: rừng phòng hộ là 3.559,40 ha (có rừng 3.538,30 ha, chưa có rừng là 21,10 ha); rừng sản xuất là 13.553,86 ha (có rừng là 13.209,12 ha, chưa có rừng còn 344,74 ha). Dự kiến chuyển một phần đất vườn sang trồng chè, cây ăn quả theo hướng nông lâm kết hợp.

* Thuỷ sản

Sử dụng có hiệu quả những loại hình mặt nước để đưa vào nuôi cá, khai thác có hiệu quả hơn 830 ha mặt nước ao hồ, đầm để nuôi thuỷ sản. Phát triển nuôi cá ruộng và cá lồng ở những nơi có điều kiện: hồ Ô Rô, Đầm Ấu, hồ 19/5, hồ Khuân Lân, hồ Núi Mủn, hồ Phủ Khuôn, hồ Suối Mạ, hồ Tuông Lạc... Đưa các giống cá mới năng suất cao, chất lượng tốt để nâng cao năng suất cá nuôi 2,5 - 3 tấn/ha/năm. Tổng sản lượng cá đạt 700 tấn vào năm 2015, và đạt 1.200 tấn/năm năm 2020. Diện tích nuôi thuỷ sản năm 2015 là 850 ha, năm 2020 là 900 ha mặt nước ao, hồ, đầm nhỏ, chăn nuôi thâm canh ở những diện tích chủ động nước, có độ sâu tầng nước trên 1m.

Phát triển đa dạng các hình thức chăn nuôi thuỷ sản, phát triển chăn nuôi một số loại thuỷ đặc sản phù hợp với các điều kiện của huyện như ba ba, tôm càng xanh, ếch Thái Lan, cá rô phi dòng GIFP, chim trắng...

Đầu tư xây dựng các ô mẫu chăn nuôi cá thịt thâm canh và cá giống để nông dân tham quan, học tập nhân ra diện rộng. Phấn đấu đến năm 2015 có 100 - 180 ha nuôi cá thâm canh cao sản năng suất 4,5 - 5,5 tấn/ha.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)