Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 96)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.Giải pháp chung

Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo từng năm, từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch tổng thể của huyện và của tỉnh. Hàng năm, các xã chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trình cấp huyện xem xét, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Kế hoạch này phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân, phản ánh nguyện vọng của người nông dân, đồng thời có sự tính toán các chỉ tiêu dựa trên số liệu thực tế ở xã.

Thứ hai, Phát triển sản xuất nông nghiệp huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sản xuất hàng hoá. Cùng với xu thế chung của cả nước, công cuộc đổi mới nền kinh tế, trong đó có sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại cần được chú trọng hơn nữa. Trước hết, cần đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, cơ giới hóa sản xuất, hình thành các vùng chuyên môn hóa có quy mô lớn, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao chất lượng nông - lâm - thủy sản nhằm đứng vững trước những thay đổi của thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Thứ ba, Gắn các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu tiến bộ và công bằng xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo các hệ lụy như thất nghiệp, bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo...Do đó, cần có các chính sách tạo việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về điều kiện sản xuất để họ vươn lên thoát nghèo.

Thứ tư, Phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực nội sinh, thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tăng cường tích lũy vốn cho nền kinh tế, tạo cơ chế thông thoáng, chính sách mở cửa thu hút đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Sử dụng triệt để và hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, nước, đất hiện có tại địa phương, đồng thời tăng cường công tác cải tạo, quản lý nguồn lực này.

Thứ năm, Đổi mới tư duy, nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật canh tác, chăm sóc, chế biến nông sản cho người nông dân. Tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật mới, khuyến khích người dân đổi mới sản xuất, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 96)