Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 65)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật

Nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất nông nghiệp địa phương, trong thời gian qua công tác chuyển giao khoa học, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất đã được chú trọng đầu tư.

Hàng năm, tổ chức được khoảng 189 lớp tập huấn cho hơn 6.450 lượt người tham gia về khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, phòng chống đói rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi, ứng dụng chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI cho cán bộ Phòng Nông nghiệp &PTNT, Trạm Khuyến nông, cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, thị trấn.

Xây dựng các mô hình trồng trọt như: Mô hình trình diễn ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KHKT vào sản xuất lúa lai, lúa thuần chất lượng cao diện tích 40 ha tại 02 xã: Động Đạt, Phấn Mễ. Hỗ trợ mô hình lúa thuần chất lượng cao: BC15, TBR 45 trên địa bàn 16 xã thị trấn quy mô hơn 150 ha. Mô hình giống lúa mới (BC15, TBR45, N-ưu 89) quy mô 32,1 ha trên địa bàn 16 xã, thị trấn (Trạm KN). Mô hình cải tạo giống chuối tây diện tích 02 ha tại xã Yên Ninh. Mô hình cải tạo giống Na dai tại xã Yên Ninh diệ

ệ ốc Gạ

Tranh. Mô hình sản xuất thử giống lúa thuần An Dân 11, diện tích 1 ha tại xã Động Đạt (Khuyến nông thực hiện). Thực hiện mở rộng mô hình trồng bí xanh, diện tích 21 ha tại 8 xã: Yên Trạch, Yên Ninh, Yên Lạc, Ôn Lương, Yên Đổ, Cổ Lũng, Yên Lạc, Vô Tranh (Khuyến nông). Mô hình Ngô nếp HN88, diện tích 1,7 ha tại xã Yên Đổ. Mô hình nhân rộng vùng sản xuất lúa Nếp vải quy mô 90 ha tại 5 xã: Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Đổ, Yên Trạch. Hỗ trợ máy cày đa năng tại xã Động Đạt (Khuyến nông).

. Tổ chức phát động bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại hồ Na Mạt xã Ôn Lương, đã thả 111.000 con cá giống: Chép, Trôi, Rô phi xuống 04 hồ: Na Mạt, Ao Cọ, Đồng Xiền, Hồ 7 mẫu. Thực hiện mô hình nuôi cá chép và cá rô phi đơn tính tại các xã: Yên Đổ, Yên Trạch, Phủ Lý; mô hình nuôi cá tổng hợp tại các xã Phấn Mễ, Động Đạt, Ôn Lương. Thực hiện mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học làm chất độn chuồng để xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn, gà tại các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi tại các xã: Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Vô Tranh. Mô hình gà sinh sản, thương phẩm quy mô 5000 con tại xã Phấn Mễ, Cổ Lũng, Ôn Lương, Động Đạt. Mô hình lợn Móng Cái tại các xã: Phủ Lý, Yên Lạc, Phấn Mễ. Dự án khí sinh học: hoàn thành 50/50 công trình khí sinh học trên địa bàn huyện. Hỗ trợ 60 hộ nghèo 3000 con gà tại 02 xã Phủ Lý, Yên Lạc.

Toàn huyện có 31 HTX, có 16/31 HTX hoạt động có hiệu quả (năm 2012 thành lập mới 01 HTX sản xuất, chế biến chè xã Vô Tranh). Các HTX kinh doanh có hiệu quả, giá trị sản xuất kinh doanh của các HTX đạt doanh thu từ 700 triệu đến 1,6 tỷ đồng.

Nhìn chung các chương trình, dự án trồng trọt, chăn nuôi được thực hiện trong năm phù hợp với điều kiện, thế mạnh của địa phương góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện, phát triển quy mô sản xuất từ hộ gia đình đến kinh tế trang trại và liên kết hợp tác sản xuất, phát triển các vùng nguyên liệu gắn với sản xuất, từng bước hình thành và phát triển nông sản mang tính hàng hóa điển hình như mô hình chuối tây tại xã Yên Ninh; mô hình Nếp vải tại 5 xã: Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Đổ, Yên Trạch; mô hình Bí xanh; mô hình Ứng dụng chế phẩm sinh học làm chất độn chuồng để xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn, gà tại các trang trại,

gia trại, hộ chăn nuôi Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)