Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 81)

5. Bố cục của luận văn

3.5.3.Hạn chế và nguyên nhân

3.5.3.1. Hạn chế

Bên cạnh các thành tựu đã đạt đươc ngành nông nghiệp huyện còn gặp không ít khó khăn cần có các biện pháp tháo gỡ trong thời gian tới.

Thứ nhất, Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản chuyển dịch còn chậm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%), tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản tăng chậm, tốc độ tăng của ngành thủy sản chậm hơn tốc độ tăng của ngành lâm nghiệp. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp thấp. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao, ngành dịch vụ mới hình thành giá trị thấp tỷ trọng nhỏ.

yếu tố kém bền vững. Diện tích trồng trọt phân bố không tập trung, nhất là diện tích đồng ruộng. Nhiều diện tích đất do không được cải tạo đúng cách đã trở nên hoang hóa, bạc màu. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất trồng trọt còn thấp (năm 2012 đạt 63 triệu đồng/ha, đứng thứ 6 trong tỉnh).

Thứ ba, Ngành dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện mới hình thành dịch vụ làm đất, tưới tiêu, thu hoạch. Tuy nhiên, ở những xã có địa hình dốc, xa trung tâm xã những dịch vụ này chưa hình thành. Nhiều diện tích không có nước tưới tiêu kịp thời, các công tác khác còn sử dụng sức người là chính.

Thứ tư, Chất lượng hàng hóa nông - lâm - thủy sản còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường chưa cao, do đó việc đứng vững và mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Các vùng chuyên môn hóa vẫn ở quy mô nhỏ, ở một vài xóm của từng xã.

Thứ năm, Khả năng đầu tư của hộ thấp, tập quán canh tác chậm đổi mới, nhận thức của người nông dân về sản xuất hàng hóa còn hạn chế. Ứng dụng các thành tựu KHKT vào sản xuất còn hạn chế.

Thứ sáu, Ngành chăn nuôi phát triển chậm, cơ cấu đàn chuyển đổi chậm, đàn lợn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Sự hình thành các trang trại chăn nuôi lợn, gà với quy mô tương đối lớn nhưng chưa xây dựng các bể chứa nước thải đang gây ô nhiễm nguồn nước, không khí ở một số địa phương.

Thứ bảy, Đa số hộ nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của hộ nên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, cũng như việc phòng trừ bệnh cho thủy sản.

3.5.3.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Điều kiện địa hình không thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa sản xuất. Nhiều vùng diện tích đất canh tác nằm trên đồi núi cao, do đó việc xây

dựng hệ thống tưới tiêu, sử dụng máy móc gặp nhiều khó khăn.

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trong những năm qua, công tác phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai đã được UBND huyện quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, nhiều diện tích do ở vùng trũng, thấp, lại chưa xây dựng được hệ thống tiêu nước nên thiệt hại do mưa, lũ hàng năm khá cao. Đối với ngành chăn nuôi, hàng năm Trạm thú y đã tiến hành tiêm hàng nghìn mũi vắc xin các loại nhưng một phần do sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh mới, mặt khác do ý thức phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao nên để xảy ra tình trạng lây lan ra diện rộng, gây khó khăn cho công tác ngăn chặn dịch bệnh.

* Nguyên nhân chủ quan

- Đa số hộ có truyền thống làm nông nghiệp do đó tập quán canh tác còn lạc hậu, chậm đổi mới, mang hình thức tự cung tự cấp còn phổ biến.

- Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn chưa nhiều, chủ yếu tập trung đầu tư CSHT, việc đầu tư cung ứng giống, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,...chưa được chú trọng nhiều. Chưa thu hút được nhiều các nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.

- Trình độ lao động nông thôn thấp do việc mở các lớp đào tạo, tập huấn chưa nhiều. Các mô hình diễn thử chưa được nhân ra diện rộng. Công tác phổ biến kiến thức sản xuất nông nghiệp qua các phương tiện thông tin truyền thanh, truyền hình còn nhiều hạn chế.

- Công nghiệp chế biến chưa phát triển đủ để tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Thị trường tiêu thụ còn hạn chế, nông sản được xuất ra ngoài tỉnh chủ yếu là chè và gạo.

- Mối quan hệ giữa bốn nhà (nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) chưa phát triển. Nhiều sản phẩm chưa được tiêu thụ kịp thời trên thị trường, kỹ thuật canh tác mới chưa được áp dụng vào thực tế sản xuất, nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp nhu cầu của người dân.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN

SẢN XUÂT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ LƢƠNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 81)