Đánh giá chung về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 76)

5. Bố cục của luận văn

3.5.Đánh giá chung về tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện

3.5.1. Mô hình SWOT

Để đánh giá một cách chính xác thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Phú Lương giai đoạn 2008-2012, tôi đã tiến hành phân tích SWOT để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của huyện, từ đó đưa ra được những giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu và đương đầu với các thách thức trong thời gian tới của huyện Phú Lương.

* Điểm mạnh

Qua việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua, ta thấy rằng huyện Phú Lương có nhiều điểm mạnh. Cụ thể:

tỉnh lân cận. Mặt khác, phía Nam của huyện giáp thành phố Thái Nguyên - trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh cũng là một điểm mạnh để huyện phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.

- Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống cần cù, ham học hỏi, sáng tạo. Nhiều hộ gia đình đã tự cải tiến kỹ thuật canh tác để tăng năng suất lao động.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp như hệ thống kênh mương, tưới tiêu, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hóa hoặc cứng hóa ngày một tăng. Hiện nay, 99% số hộ được sử dụng điện, 100% hộ được nghe đài tiếng nói VN, 98% hộ được xem đài THVN. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận kỹ thuật mới, đúc rút kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp từ các địa phương khác.

- Hệ thống ao, hồ phân bố tương đối đồng đều. Hiện nay, trên địa bàn huyện có một số hồ lớn như: hồ Ô Rô (xã Phủ Lý), hồ Đầm Ấu, Tuông Lậc (xã Ôn Lương), hồ 19/5 (xã Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ Khuôn (xã Hợp Thành, hồ Suối Mạ (xã Yên Trạch)... góp phần đảm bảo nước tưới cho sản xuất.

- Diện tích đất nông nghiệp lớn và khá màu mỡ, phù hợp với nhiều giống cây trồng.

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc đa dạng giống cây trồng.

* Điểm yếu

- Trình độ lao động còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. - Xuất phát điểm thấp, kỹ thuật canh tác chưa phát triển, một số nơi còn có tình trạng độc canh.

- Một số xã của huyện còn trong tình trạng khó khăn, chưa có điều kiện áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

- Địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Do đó, giao thông vùng núi gặp nhiều khó khăn, việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp khó triển khai.

hoạch ở một số địa điểm không được thực hiện đồng bộ.

* Cơ hội

- Xu hướng mở cửa, giao lưu hợp tác tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư, mở rộng thị trường nhất là thị trường nông sản.

- Sự phát triển của khoa học- công nghệ, các kỹ thuật mới trong canh tác ngày càng nhiều, hệ thống máy nông nghiệp ngày càng đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến với nguồn nguyên liệu là các sản phẩm của ngành nông nghiệp; các mô hình HTX công - nông nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.

- Việc nghiên cứu, lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao ngày càng nhiều.

- Quy mô, chất lượng giáo dục được mở rộng, trong đó có đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

* Thách thức

- Yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa nông sản ngày càng cao.

- Việc mở rộng giao lưu hàng hóa cũng tạo ra không ít khó khăn khi sản phẩm của địa phương không cạnh tranh được về giá cả và chất lượng.

- Sự ra đời và phát triển các cụm công nghiệp đã thu hút lao động nông nghiệp, làm giảm lực lượng lao động ở nông thôn, do đó, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang.

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất.

- Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mặt khác, sử dụng phân bón hóa học làm giảm độ màu mỡ của đất nông nghiệp.

xói mòn đất.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 76)