Thực trạng sản xuất ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 53)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Thực trạng sản xuất ngành nông nghiệp

3.3.1.1. Ngành trồng trọt

Trong những năm qua, ngành trồng trọt đã đạt được nhiều thành tựu khá cao. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt liên tục tăng từ 40 triệu đồng/ha năm 2008, đến năm 2012 đạt 63 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, so với toàn tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương vẫn đứng ở vị trí thấp (thứ 7/9).

a. Cây lương thực

Một trong những vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp là cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống dân cư. Chính vì vậy, trong những năm qua, huyện Phú Lương không ngừng đầu tư, đưa vào sản xuất các giống lúa, ngô cho năng suất và chất lượng cao. Nhờ đó, sản lượng lương thực có hạt của huyện không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu của địa phương mà còn xuất sang các huyện lân cận.

Bảng 3.2. Diện tích, sản lƣợng lƣơng thực có hạt huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2008 - 2012

Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích lương thực có hạt Ha 8.380 8.333 8.524 8.713 8.356 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 39.193 38.953 41.892 44.693 41.140 Sản lượng lương thực có hạt

bình quân đầu người Kg 372,73 369,42 395,22 420,95 386,15

Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích cây lương thực có hạt của huyện không ngừng tăng từ 8.333 ha năm 2009 lên 8.713 ha năm 2011. Năm 2012, diện tích cây lương thực giảm là do người dân chuyển mục đích sử dụng sang trồng chè. Sản lượng lương thực năm 2009 là 38.953 tấn, giảm 240 tấn so với năm 2008, đến năm 2010, sản lượng tăng lên đạt 41.892 tấn, năm 2012 đạt 41.140 tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng không nhiều qua các năm. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 26 kg, năm 2011 đạt 420,95 kg, năm 2012 giảm xuống còn 386,15 kg.

Tuy nhiên so với các huyện khác trong tỉnh, huyện Phú Lương có diện tích cây lương thực có hạt ít hơn, sản lượng lương thực có hạt thấp, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người không cao. Năm 2012, diện tích cây lương thực có hạt của huyện chiếm 9,23% so với toàn tỉnh, đứng thứ 7/9 huyện, sản lượng lương thực có hạt chiếm 9,27%, đứng thứ 7/9 huyện, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người đứng thứ 8 trong toàn tỉnh.

* Cây lúa

Phú Lương có diện tích lúa đứng thứ 06 trong toàn tỉnh Thái Nguyên, diện tích lúa bình quân giai đoạn 2008-2012 là 7.019 ha, năng suất lúa bình quân 50,4 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 35.405 tấn. Các giống lúa được gieo trồng gồm các loại như: SYN6, Bio404, VL20...(lúa lai), HT1, HT6, VS1, Khang dân 18, TBR45, nếp vải...(lúa thuần).

Bảng 3.3. Thực trạng lúa gieo cấy hàng năm giai đoạn 2008-2012 Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích lúa cả năm Ha 6.818 6.988 7.063 7.251 6.976 Năng suất lúa cả năm Tạ/ha 48,38 48,34 50,92 53,21 51,17 Sản lượng lúa cả năm Tấn 32.987 33.783 35.962 38.597 35.697

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2010 và 2012

Nhìn chung, diện tích trồng lúa tuy có biến động tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể. Năm 2009 diện tích lúa tăng 170 ha, tuy năng suất

lúa giảm so với năm 2008 nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng so với năm 2008 là 796 tấn. Năm 2010, diện tích tăng so với năm 2009 là 75 ha, sản lượng tăng 2.179 tấn. Trong giai đoạn 2008 - 2012, năm 2011 là năm đạt sản lượng lương thực cao nhất do tăng cả về diện tích và năng suất. Năm 2012, diện tích lúa giảm do diện tích đất trồng lúa được chuyển sang trồng chè, do đó sản lượng lương thực chỉ đạt 35.697 tấn, giảm 2.900 tấn so với năm 2011.

Biểu đồ 3.1. Diện tích, sản lượng lúa giai đoạn 2008 -2012

Quan sát biểu đồ ta thấy, diện tích lúa tương đối ổn định qua các năm. Năm 2009, tăng 2,4% so với năm 2008, năm 2010 tăng 1,07%, năm 2011 có mức tăng nhiều nhất đạt 2,66% so với năm 2010, năm 2012 diện tích lúa giảm so với các năm 2009-2011.

Sản lượng lúa ít biến động trong hai năm 2008-2009, năm 2010 tăng 6,44% so với năm 2009. Năm 2011 có sự tăng đột biến so với các năm trước, đạt 38.597 tấn, tăng 14,25% so với năm 2010, năm 2012 sản lượng lúa có xu hướng giảm xuống, chỉ bằng 92,48% năm 2011.

* Cây ngô

Trong những năm qua, nhiều giống ngô mới, cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương đã được đưa vào sản xuất như: LVN4, LVN99, NK4300, NK66, CP999, B9698....

Bảng 3.4. Thực trạng cây ngô hàng năm giai đoạn 2008-2012 Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

- Diện tích ngô cả năm Ha 1.562 1.345 1.461 1.462 1.380 - Năng suất ngô cả năm Tạ/ha 39,73 38,44 40,59 41,82 39,44 - Sản lượng ngô cả năm Tấn 6.206 5.170 5.930 6.114 5.443

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2010 và 2012

Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích ngô giảm từ 1.562 ha năm 2008 xuống còn 1.345 ha năm 2009, năm 2011 tăng 117 ha, năm 2012 giảm 82 ha còn 1.380 ha. Nguyên nhân của sự tăng giảm đó là do một phần diện tích trồng ngô được chuyển sang cấy lúa và một phần chuyển sang trồng chè. Năng suất ngô năm 2008 đạt 39,73 tạ/ha đứng thứ 05 trong toàn tỉnh, năm 2009 đạt 38,44 tạ/ha đứng thứ 3 toàn tỉnh, năm 2010 tuy năng suất tăng nhưng huyện Phú Lương chỉ đứng thứ 7 trong toàn tỉnh, năm 2012 năng suất ngô đạt thấp nhất trong 5 năm. Sản lượng ngô năm 2008 đạt 6.206 tấn, cao nhất trong giai đoạn 2008-2012, năm 2009 giảm xuống còn 5.170 tấn, năm 2010 tăng 760 tấn so với năm 2009, đến năm 2011 tăng lên 6.114 tấn, năm 2012 giảm 671 tấn so với năm 2011.

b. Cây hàng năm

Ngoài diện tích cây lương thực có hạt, huyện Phú Lương cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các cây hàng năm như: lạc, khoai lang, mía, sắn...

Bảng 3.5. Thực trạng trồng cây hàng năm giai đoạn 2008-2012

Đơn Vị: Tấn Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Khoai lang 2.254 1.767 1.725 2.611 1.649 Sắn 2.650 3.312 2.652 2.717 3.595 Mía 1.850 1.850 475 99 Lạc 253 312 271 225 258

- Cây khoai lang: Sản lượng khoai lang giảm từ 2.254 tấn năm 2008 xuống còn 1.725 ha năm 2010. Đến năm 2011, sản lượng tăng lên, đạt 2.611 tấn, cao nhất trong 5 năm. Năm 2012 giảm 962 tấn so với năm 2011.

- Cây sắn: Sản lượng sắn đạt cao nhất trong các cây trồng hàng năm. Năm 2008 đạt 2.650 tấn, đến năm 2012 tăng lên, đạt 3.595 tấn. Sắn chủ yếu trồng trên các loại đất đồi, nương rẫy. Cây sắn có nguy cơ làm đất bị thoái hoá, vì thế cần trồng sắn theo hướng thâm canh, xen canh với cây họ đậu nhằm tận dụng đất và còn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ che phủ mặt đất, sau đó chuyển dần một phần đất trồng sắn sang trồng các cây có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Cây mía: Sản lượng mía ổn định trong 2 năm 2008-2009, sau đó giảm dần, đến năm 2012 đạt 99 tấn.

- Cây lạc: Sản lượng lạc đạt cao nhất năm 2009 đạt 312 tấn, năm 2012 giảm xuống còn 258 tấn.

Tuy nhiên, cơ cấu cây hàng năm chưa đa dạng, chủ yếu là các cây trồng truyền thống, chưa đưa được các giống mới vào sản xuất, do đó chất lượng chưa cao, sản phẩm chưa phong phú.

c. Cây lâu năm

* Cây chè

Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa nội tiêu. Diện tích chè tăng khá, trong 5 năm trồng mới 200 ha (chè giống mới), nâng tổng diện tích chè lên 3.861 ha (diện tích cho sản phẩm), sản lượng tăng từ 32.170 tấn (năm 2008) lên 40.134 tấn (năm 2010). Diện tích trồng mới chè cơ bản được chuyển đổi từ diện tích vườn đồi tạp, lúa 1 vụ bấp bênh và trồng lại trên đất chè cũ.

Bảng 3.6. Tình hình sản xuất chè giai đoạn 2008-2012

Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích trồng chè Ha 3.650 3.725 3.775 3.811 3.861 Sản lượng chè búp tươi Tấn 32.170 34.960 38.421 40.709 40.134

Các giống mới được trồng chủ yếu là các giống LDP1, LDP 2, TRI777, Bát Tiên, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Phúc Vân Tiên, đây là những giống chè có chất lượng cao, năng suất vượt trội so với các giống địa phương; ngoài ra phục vụ cho kế hoạch trồng mới và trồng phục hồi ngay từ cuối năm 2006 huyện đã chủ động chỉ đạo các chủ vườn ươm tổ chức cắm được 251 vạn hom chè, kết quả sống đạt 93%, tỷ lệ xuất vườn đạt 85% (198 vạn cây), đủ cung cấp cho trồng mới và trồng phục hồi trên 100 ha năm 2007.

Biểu đồ 3.2. Diện tích, sản lượng chè giai đoạn 2008-2012

Qua biểu đồ ta thấy, diện tích trồng chè tuy có tăng nhưng không có biến động nhiều qua các năm. Hàng năm tăng trung bình 53 ha. Năm 2012 đạt 3.861 ha, đứng thứ 2 trong toàn tỉnh (sau huyện Đại Từ). Sản lượng chè búp tươi tăng dần qua các năm. Năm 2011, đạt sản lượng cao nhất 40.709 tấn bằng 105,95% so với năm 2010. Năm 2012, sản lượng chè có xu hướng giảm xuống và đạt 40.134 tấn bằng 98,6% năm 2011.

Thâm canh cải tạo chè: do giá chè ổn định ở mức cao đã khuyến khích người dân tập trung vào thâm canh và cải tạo chè. Diện tích chè cũ, xuống cấp đã được cải tạo theo đúng quy trình kỹ thuật, chè thâm canh được đầu tư đã đưa năng suất đạt trên 90 tạ/ha. Những xã có năng suất chè cao như Vô Tranh, Tức Tranh (trên 100 tấn/ha).

Từ năm 2008 đến nay huyện đã thực hiện nhiều hình thức để chuyển giao tiến bộ KHKT về sản xuất chè như tập huấn kỹ thuật cho dân về cải tạo, thâm canh và trồng chè mới (42 lớp với hơn 1.680 lượt người tham dự), xây

dựng điểm trình diễn kỹ thuật thâm canh chè, cải tạo chè, trồng chè giống mới, nhân giống bằng cành chè giống mới, đạt hiệu quả cao .

* Cây ăn quả

Diện tích cây ăn quả của huyện tăng từ 1.555 ha (năm 2008) lên 1.571 ha (năm 2010), đến năm 2012 giảm xuống còn 1.518 ha . Các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam, quýt đã được đưa về trồng nhưng còn phân tán theo quy mô hộ gia đình nên diện tích thu hoạch chưa nhiều. Một số cây trồng khác cũng có diện tích khá lớn như: chuối (1.260 ha), na (460 ha), vải (1.310 ha)…Phần lớn cây ăn quả được trồng kết hợp với việc trồng rừng tập trung, cải tạo vườn tạp gia đình nên sản lượng chưa cao, chất lượng còn hạn chế, tính chất hàng hoá chưa cao.

3.3.1.2. Ngành chăn nuôi

Trong giai đoạn 2008-2012, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn huyện phát triển cả về số lượng và chất lượng. Huyện đã thực hiện một số đề án như phát triển đàn bò sind, lợn Móng Cái, chăn nuôi lợn nái ngoại, gà lông màu tăng trưởng khá.

Bảng 3.7. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2008-2012

Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng trâu Con 10.976 7.992 7.059 6.968 6.102

Số lượng bò Con 2.171 903 566 380 411

Số lượng lợn Con 52.632 51.547 50.789 47.410 50.380 Số lượng gia cầm 1000 con 490 558 620 644 727

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2010 và 2012

Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh ở các địa bàn lân cận và trên cả nước diễn biến phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi, giá con giống tiếp tục tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định...do vậy đã ảnh hưởng tới tâm lý người chăn nuôi cũng như năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Bệnh LMLM đã xảy ra ở một số xóm trên địa bàn hai xã Yên Ninh và Sơn Cẩm nhưng đã được khống chế kịp thời. Công tác phòng bệnh tiếp tục được quan tâm, tổ chức thực hiện tốt các đợt tiêm phòng theo kế hoạch.

Bảng 3.8. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Tấn

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Sản lượng thịt trâu hơi 168 496 481 453 458

Sản lượng thịt bò hơi 18 140 136 147 151

Sản lượng thịt lợn hơi 4.737 5.567 5.542 5.291 6.273 Sản lượng thịt gia cầm 1.112 1.267 1.407 1.462 1.650

Tổng cộng 6.035 7.470 7.566 7.353 8.532

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2010 và 2012

Sản lượng thịt hơi tăng từ 6.035 tấn (năm 2008) lên 8.532 tấn (năm 2012). Về cơ cấu sản phẩm, sản lượng thịt lợn hơi chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 89% - 96%. Tỷ trọng thịt trâu hơi tăng từ 2,78% năm 2008 lên 6,64% năm 2009 sau đó giảm dần, đến năm 2012 chiếm 5,37%. Tỷ trọng thịt bò hơi tăng từ 0,3% năm 2008 lên 2% năm 2011, năm 2012 giảm xuống còn 1,77%. Tỷ trọng thịt gia cầm đứng thứ hai sau thịt lợn. Trung bình giai đoạn 2008-2012 chiếm khoảng 18%.

Sản lượng thịt lợn hơi chiếm tỷ trọng cao nhất (từ 72-78%) và có sự biến động qua các năm. Năm 2009 tăng 830 tấn so với năm 2008, giai đoạn 2010-2011 có xu hướng giảm dần, đến năm 2012 tăng lên, đạt 6.273 tấn, cao nhất trong 5 năm. Sản lượng thịt bò hơi tăng dần qua các năm, năm 2012 đạt 151 tấn. Sản lượng thịt trâu hơi tăng năm 2009, đạt 496 tấn, sau đó giảm dần, đến năm 2012 đạt 458 tấn. Sản lượng gia cầm tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 đạt 1.112 tấn, năm 2012 đạt 1.650 tấn. Nguyên nhân là do đàn lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vật nuôi hiện nay trên địa bàn huyện, thị trường thịt lợn hơi tương đối ổn định, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của nhiều người dân. Đàn bò tuy đã có sự đầu tư, đa dạng giống vật nuôi nhưng chất lượng chưa được nâng cao, cơ sở chế biến còn hạn chế. Đàn trâu có xu hướng giảm dần do chưa có sự đầu tư, đàn trâu chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, số lượng trang trại nuôi gà được mở rộng nên sản lượng thịt gà hơi không ngừng tăng qua các năm.

3.3.1.3. Dịch vụ nông nghiệp

Sự phát triển sản xuất nông nghiệp huyện trong thời gian qua, có sự đóng góp không nhỏ của các dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống này còn chưa đa dạng, chưa được phân bố rộng rãi, nhiều hoạt động của sản xuất nông nghiệp chưa hình thành dịch vụ. Nguyên nhân là do việc ứng dựng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, kinh tế hộ là chủ yếu, chưa có sự liên kết trong sản xuất, mối quan hệ giữa bốn nhà chưa phát triển.

Bảng 3.9. Dịch vụ nông nghiệp giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Ha

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Dịch vụ làm đất 2.978 3.127 6.900 6.181 6.141 Dịch vụ tưới, tiêu nước 2.900 3.060 7.810 7.070 6.957

Qua bảng số liệu ta thấy, hiện nay ở địa phương chỉ có hai hoạt động sản xuất nông nghiệp có dịch vụ là làm đất và tưới, tiêu nước. Năm 2008, dịch vụ làm đất đáp ứng được 2.978 ha đất trồng trọt, đến năm 2010 tăng lên 3.922 ha đạt 6.900 ha, năm 2012 giảm xuống còn 6.141 ha. Dịch vụ tưới tiêu nước tăng từ 2.900 ha năm 2008 lên 7.810 ha năm 2010, năm 2012 giảm xuống còn 6.957 ha. Chi nhánh vật tư nông nghiệp đã có nhiều cố gắng mở rộng mạng lưới bán hàng và hình thức bán hàng trả chậm cho nông dân, cung ứng kịp thời các loại vật tư, phân bón, giống cây trồng cho bà con nông dân, góp phần bình ổn giá cả trên thị trường. Hàng năm đã cung ứng khoảng 6.953,7 tấn phân bón các loại; 53,9 tấn giống ngô, lúa.

Dịch vụ thủy nông đã làm tốt công việc quản lý, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, xây dựng phương án bảo vệ các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ. Các công trình thủy lợi lớn bước đầu được quan tâm quản lý đầu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)