Đối với người nông dân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 104)

5. Bố cục của luận văn

4.3.4. Đối với người nông dân

Cần nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng phân bón hữu cơ thay vì sử dụng phân bón hóa học nhằm tăng độ màu mỡ cho đất.

Chú trọng công tác chăm sóc cây trồng, vật nuôi để phòng, chống dịch bệnh. Khi có dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc cần tuân thủ các biện pháp tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, mở rộng diện tích cấy lúa 2 vụ.

KẾT LUẬN

Huyện Phú Lương có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: điều kiện vị trí địa lý khí hậu thổ nhưỡng hệ thống sông suối nguồn nhân lực dồi dào... Trong những năm qua phát huy những thế mạnh của huyện cùng với sự chung sức của chính quyền các cấp và nhân dân địa phương tình hình kinh tế - xã hội của huyện nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đã tăng trưởng đáng kể góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt đến năm 2012 tăng lên 27 triệu đồng/ người/ năm.

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản từ năm 2008 đến năm 2012 tăng 219 tỷ đồng, đứng thứ 6 toàn tỉnh. Mỗi ngành nhỏ trong nội ngành nông nghiệp cũng đạt được mức tăng trưởng khá trong đó trồng trọt có tốc độ tăng cao nhất sau đó đến chăn nuôi. Tận dụng lợi thế về nguồn nước huyện đã chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy sản. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa vào nuôi trồng những giống thủy sản chất lượng cao do đó sản lượng và giá trị ngành thủy sản cũng không ngừng tăng. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện tương đối lớn vì vậy công tác trồng rừng chăm sóc bảo vệ rừng ngày càng đạt hiệu quả cao. Nhiều cơ sở khai thác chế biến lâm sản hợp pháp hình thành góp phần nâng cao giá trị hàng hóa lâm sản trên thị trường.

Cùng với sự tăng trưởng về năng suất sản lượng các giống cây trồng vật nuôi cơ cấu ngành nông nghiệp huyện cũng đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng GTSX ngành lâm nghiệp thủy sản có xu hướng tăng lên. Trong nội ngành nông nghiệp sự ra đời của các loại hình dịch vụ nông nghiệp sự phát triển giống vật nuôi chất lượng cao đã góp phần nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong cơ cấu nông nghiệp.

Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã góp phần tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm số lao

động được tạo việc làm mới trong năm tăng đời sống nhân dân ổn định tình hình an ninh trật tự được giữ vững. Điều này đã góp phần củng cố thêm niềm tin của người nông dân vào Đảng vào chính quyền

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện cũng còn nhiều hạn chế khó khăn cần được giải quyết trong thời gian tới nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đầy đủ việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế do đó cơ giới hóa sản xuất chưa phát triển nhiều nơi người dân phải dùng sức người là chủ yếu. Điều này đã làm cho năng suất lao động giảm đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Cơ cấu nông nghiệp của huyện chuyển dịch còn chậm ngành dịch vụ đã hình thành nhưng chưa đa dạng số lượng cây trồng vật nuôi cho năng suất cao chưa nhiều. Chưa hình thành được các vùng chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa nông sản chưa thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường... Do đó việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy trong thời gian tới các ngành các cấp cần xây dựng nhiều chính sách hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp huyện. Tăng cường thu hút đầu tư; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; đưa vào sản xuất giống cây trồng vật nuôi mới chất lượng cao; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Để những chính sách này được áp dụng trong thực tiễn và đạt hiệu quả cao cần phải xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong từng giai đoạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Bộ Chính trị về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị Đảng CSVN(1998), Nghị quyết về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2013), Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT

ngày 04/10/2013 của Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới, Hà Nội.

4. Chi cục Thống kê huyện Phú Lương (2007,2009,2011), Niên giám thống kê huyện Phú Lương2008, 2010, 2012, Thái Nguyên.

5. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2009), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010, Thái Nguyên.

6. Ngô Thắng Lợi (2006), Giáo trình "Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội", NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Vũ Thị Ngọc Phùng (2008), Giáo trình “ Kinh tế phát triển”, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Vũ Đình Thắng- Hoàng Văn Định, Giáo trình "kinh tế phát triển nông thôn", NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007),

Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Hà Nội.

10. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010),

Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội.

11. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về

nông thôn mới, Hà Nội.

12. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

13. Tỉnh uỷ Thái Nguyên (2006), Chương trình số 08-CTr/TU ngày 30 tháng 10 năm 2006 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010, Thái Nguyên.

14. UBND huyện Phú Lương (2012), Báo cáo số 52/BC - UBND về Kết quả 2 năm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2011-2012 và Phương hướng nhiệm vụ 2013-2015, Thái Nguyên.

15. UBND huyện Phú Lương (2012) Báo cáo “Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2008, 2009, 2010, 2011,2012", Thái Nguyên. 16. UBND huyện Phú Lương (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương đến năm 2020, Thái Nguyên.

17. UBND huyện Phú Lương (2010), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kinh tế xã hội giai đoạn 2006 - 2010, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2020, Thái Nguyên.

18. UBND huyện Phú Lương (2011), Giới thiệu về huyện Phú Lương, cổng thông tin điện tử Email: ubndphuluong@thainguyen.gov.vn

19. UBND huyện Phú Lương (2011,2012), Phương án sản xuất nông nghiệp huyện Phú Lương các năm 2012, 2013, Thái Nguyên.

20. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 06 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lương đến năm 2020, Thái Nguyên. 21. Website Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định:

http://sonnptnt.namdinh.gov.vn/

22. Website Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình: http://sonnptnt.thaibinh.gov.vn

24. Website Bộ Nông nghiệp và PTNT: http://www.agroviet.gov.vn

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)