Những đóng góp về xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 74)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2.Những đóng góp về xã hội

Dân số nông thôn trên địa bàn huyện chiếm khoảng 92% tổng dân số. Sự phát triển của ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Nhiều HTX nông - lâm - ngư nghiệp hình thành với quy mô tương đối lớn, ngành nghề đa dạng đã đưa kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng thuần nông, dần dần đô thị hóa nông thôn, làm tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân, giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Sự phát triển của nền kinh tế chịu sự tác động của 4 yếu tố: vốn, tài nguyên thiên nhiên, lao động và khoa học công nghệ. Trong đó, lao động được coi là nhân tố quyết định việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Trình độ lao động giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Do đó, để góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, trong những năm qua công tác giáo dục và đào tạo đã được các ngành, các cấp quan tâm, trong đó có công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn.

Bảng 3.17. Cơ cấu đào tạo nghề giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị: Người

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Mây tre đan 58 62 69 71 75

May công nghiệp 56 64 68 79 180

Trồng trọt 84 86 90 95 96

Chăn nuôi thú y 112 169 287 296 310

Sinh vật cảnh 20 28 31 35 37

Sửa chữa máy nông cụ 28 35 50 52 55

Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Phú Lương

Trong quá trình học nghề, người lao động được trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng, kỹ xảo đối với nghề được đào tạo. Do đó, sau khi được đào tạo người lao động có thể áp dụng làm giàu chính trên quê hương mình. Đồng thời, khi họ thành công, sẽ có tác động tích cực đến người xung quanh, khiến họ làm theo, từ đó hình thành nên những làng nghề, hợp tác xã nông - công nghiệp. Huyện Phú Lương hiện nay có 23 làng nghề, trong đó các làng nghề sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như: Bánh chưng Bờ Đậu, chè Bình Long, chè Thác Dài, long nhãn Vô Tranh... , có 31 HTX, có 16/31 HTX hoạt động có hiệu quả.

Nghèo đói cũng là vấn đề đáng quan tâm của huyện Phú Lương. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, có các chính sách hỗ trợ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bao gồm: Hỗ trợ giá giống ngô lai lúa lai lúa thuần chất lượng cao; Hỗ trợ mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; Hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu lớn; Hỗ trợ về chăn nuôi như: mua giống thụ tinh nhân tạo....

Bảng 3.18. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2008 - 2012

Năm ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

Số hộ nghèo Hộ 6.262 5.272 3.848 4.907 4.054 Tỷ lệ hộ nghèo % 23,55 19,6 14,31 17,3 13,89 Giảm tỷ lệ hộ nghèo % 3,06 3,95 5,29 -2,99 3,41

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú lương các năm 2010, 2012 và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Lương

(Báo cáo tổng kết các năm 2008-2012)

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm. Năm 2008, toàn huyện có 6.262 hộ nghèo, chiếm 23,55%. Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 19,6% với tổng số hộ là 5.272 hộ. Năm 2010, số

hộ nghèo giảm xuống còn 3.848 hộ, chiếm 14,31%. Năm 2011, sau cuộc tổng điều tra hộ nghèo, số hộ nghèo theo chuẩn mới trên địa bàn đã tăng lên 4.907 hộ, chiếm 17,3%. Đến năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,89% với 4.054 hộ.

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo tăng qua trong giai đoạn 2008-2010. Năm 2008, giảm 3,06% so với năm 2007, năm 2009 mức giảm tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 3,95%. Năm 2010 có mức giảm tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong 5 năm, đạt 5,29%. Năm 2012, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3,41%.

Như vậy, trong giai đoạn 2008-2012 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện có xu hướng giảm dần, đời sống nhân dân ngày một tăng. Một trong những nguyên nhân của thành tựu này là sản xuất nông nghiệp đang từng bước phát triển, nhiều giống cây trồng vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao, giá thành tương đối ổn định được đưa vào sản xuất, góp phần tạo thu nhập, đưa người dân thoát khỏi nghèo đói, từ đó giảm dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 74)