Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 79)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2. Thành tựu và nguyên nhân

3.5.2.1. Thành tựu

Qua việc tìm hiểu và phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ta thấy trong những năm qua ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương.

Thứ nhất, GTSX nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng dần qua các năm. Thời kỳ 2008 - 2012 GTSX nông - lâm - thủy sản tăng trung bình 5,2%/năm. Sản lượng lương thực có hạt ổn định và có xu hướng gia tăng do đó không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực của huyện mà còn xuất sang các huyện tỉnh lân cận. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng thay thế dần diện tích bằng các giống cây trồng mới năng suất cao như chè cây ăn quả rau. Hiện nay huyện Phú Lương đứng thứ 3 toàn tỉnh về sản lượng chè búp tươi diện tích chè trồng mới và trồng lại liên tục tăng.

Thứ hai, Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt liên tục tăng qua các năm. Năm 2008 đạt 40 triệu đồng/ha đứng thứ 7 toàn tỉnh , năm 2012 đứng thứ 6 với GTSX trên 1 ha đất trồng trọt là 63 triệu đồng/ha.

Thứ ba, Cơ cấu nông nghiệp của huyện đang chuyển dịch đúng hướng. Hiện nay tỷ trọng lâm nghiệp thủy sản có xu hướng tăng dần. Công tác chăm sóc bảo vệ rừng trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc được đẩy mạnh đã hình thành các xưởng HTX chế biến lâm sản hợp pháp góp phần tăng giá trị lâm sản. Đối với ngành thủy sản, công tác cung ứng giống được quan tâm đẩy mạnh phát triển nuôi tôm cá nước ngọt và các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao theo hướng thâm canh. Trong nội ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Bước đầu hình thành các dịch vụ nông nghiệp tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất. Đàn gia súc, gia cầm tăng cả về số lượng và chất lượng.

thiện theo tiêu chí chương trình mục tiêu nông thôn mới góp phần phục vụ sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện. Năm 2012, tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt 25%, tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 44%, tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 65%.

Thứ năm, Nhiều giống nông sản đã được đưa vào sản xuất và mang lại giá trị kinh tế cao tạo được lơi thế cạnh tranh trên thị trường như: chè Bình Long (Vô Tranh), chè Thác Dài (Tức Tranh), nếp vải Ôn Lương, bí xanh (Yên Ninh, Yên Trạch), rau các loại (Động Đạt, Phấn Mễ)…. Đây cũng là điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

3.5.2.2. Nguyên nhân

Để đạt được những thành tựu nêu trên một phần là do sự chung sức đồng lòng của bộ máy chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương. Mặt khác là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, Sự quan tâm của các ngành các cấp đối với công cuộc xây dựng NTM. Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2012 và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các ngành, các cấp, UBND huyện đã phối hợp với các cấp các ngành huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT nông thôn như: điện đường trường trạm trong đó chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống thủy nông nhằm phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp nângg cao đời sống người nông dân.

Thứ hai, Từng bước đẩy mạnh việc ứng dụng KHKT công nghệ vào sản suất. Các giai đoạn của sản xuất nông nghiệp đều có sự hỗ trợ của máy móc như máy cày máy gieo hạt máy gặt.... Điều đó đã giải phóng sức lao động nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thứ ba, Nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng. Đối với trồng trọt có các chính sách hỗ trợ giống cây trồng hỗ trợ biện pháp canh

tác bảo vệ thực vật hỗ trợ cơ giới hóa phục vụ sản xuất thu hoạch...Trong chăn nuôi có các chính sách như: Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh hỗ trợ con giống hỗ trợ xây dựng trang trại...Công tác khuyến nông được tăng cường. Hiện nay mỗi xã thị trấn trên địa bàn huyện có 1 khuyến nông viên của Trạm khuyến nông và 01 khuyến nông viên của xã. Các khuyến nông viên thường xuyên nắm bắt tình hình cơ sở đề xuất lên cấp trên những khó khăn vướng mắc của người nông dân để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Thông qua các chính sách này khuyến khích người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình và góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân vào chính quyền.

Thứ năm, Công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn từng bước được chú trọng. Thông qua các lớp đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện hoặc các lớp tập huấn tại thôn xóm người nông dân đã được truyền đạt những kiến thức về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch nông sản đồng thời phổ biến về những giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao. Nhờ đó thực tiễn sản xuất của từng hộ dân đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ sáu, Sự ra đời của các HTX các doanh nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản đã góp phần tạo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)