5. Bố cục của luận văn
2.3.3. Đóng góp của ngành nông nghiệp trong giải quyết các vấn đề xã hội
- Chỉ tiêu phản ánh giải quyết việc làm cho người lao động, giảm thời gian nông nhàn ở khu vực nông thôn qua đó cải thiện căn bản đời sống của người dân. Các thước đo bao gồm: Tỷ lệ thời gian lao động không được sử dụng ở nông thôn, số việc làm được tạo ra mới trong một năm...
- Chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo: Chất lượng tăng trưởng kinh tế phải được thể hiện thông qua việc các thành viên trong xã hội được thụ hưởng từ kết quả tăng trưởng kinh tế, nhất là người nghèo. Các chỉ tiêu như: tỷ lệ nghèo đói, tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo…
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ LƢƠNG GIAI ĐOẠN 2008-2012
3.1. Đặc điểm chung của huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lương là huyện trung du, miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, có quốc lộ 3 chạy giữa huyện lỵ với chiều dài 38 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km về phía nam.
- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới (của tỉnh Bắc Kạn) - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Đại Từ
Với vị trí địa lý như trên, Phú Lương có nhiều thuận lợi về giao thông, thuận lợi trong việc giao lưu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh là thành phố Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95 km2 toàn huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn).
3.1.1.2. Địa hình và địa chất
Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vân tải có thể chia thành 4 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi đá phía Tây và Tây Nam. - Địa hình núi đá dốc từ 250C đến 300
C chiến 70% diện tích tự nhiên. - Các thung lũng hẹp chiếm 3,5%.
- Các dải thoải có độ dốc từ 150C đến 200
C có khoảng 40000 ha.
vùng bát úp, có độ dốc trung bình từ 200 - 500 so với mực nước biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15 -20m, địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều.
3.1.1.3. Khí hậu và thủy văn
Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 - 27°C, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 10 - 18°C, Có hai hướng gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Đặc điểm này tạo cho huyện Phú Lương sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là các cây nhiệt đới. Bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm, mưa nhìều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên xảy ra úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt đến việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiêu năm rét đậm, hanh khô, nắng nóng, sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng.
Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Phú Lương phân bố khá đồng đều, trữ lượng nước lớn, tập trung ở một số sông lớn như: Sông Đu, sông Cầu và một số phụ lưu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn của huyện Phú Lương tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung và
cây chè nói riêng.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phụ thuộc rất lớn vào dân số của nền kinh tế. Tổng số dân của huyện Phú Lương đến năm 2012 là 106.856 người, trong đó tổng số lao động là 56.531 chiếm 52,9% tổng số nhân khẩu. Qua bảng 3.1 cho thấy, tổng số nhân khẩu của huyện Phú Lương qua 3 năm thay đổi không đáng kể với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2009-2012 là 0,54%/năm. Đáng chú ý trong biến động về dân số là tỷ lệ tăng hộ phi nông nghiệp thay đổi khá nhanh với mức tăng bình quân qua 4 năm là 1,79% so với mức tăng 0,37% của hộ nông nghiệp. Đây là xu hướng chuyển dịch phổ biến của nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, tính đến năm 2012 số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tới 92,8% tổng số hộ của huyện. Như vậy, lao động nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số lao động của huyện với mức 81,2% (năm 2012). Điều đó cho thấy phát triển nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Việc chú trọng tăng cường đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp vẫn là vô cùng cần thiết.
Bảng 3.1. Dân số và lao động huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2009 - 2012
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 So sánh (%)
10/09 11/10 12/11 BQ
1. Tổng số nhân khẩu Người 105.152 105.998 106.172 106.856 100,80 100,16 100,64 100,54
Nhân khẩu NN Người 97.853 98.504 98.666 99.302 100,67 100,16 100,64 100,49 Nhân khẩu phi NN Người 7.299 7.494 7.506 7.554 102,67 100,16 100,64 101,16
2. Tổng số hộ Hộ 23.182 23.257 23.400 23.508 100,32 100,61 100,46 100,47
Hộ NN Hộ 21.573 21.638 21.748 21.811 100,30 100,51 100,29 100,37
Hộ phi NN Hộ 1.609 1.619 1.652 1.697 100,62 102,04 102,72 101,79
3. Tổng số lao động Người 54.252 54.703 55.401 56.531 100,83 101,28 102,04 101,38
Lao động NN Người 44.103 44.472 45.122 45.902 100,84 101,46 101,73 101,34 Lao động phi NN Người 10.149 10.231 10.279 10.629 100,81 100,47 103,41 101,56
4. LĐ NN BQ/hộ Người/hộ 2,04 2,06 2,07 2,10 100,53 100,95 101,43 100,97
5.BQ nhân khẩu NN/hộ Người/hộ 4,54 4,55 4,54 4,55 100,36 99,66 100,35 100,12
Về cơ cấu dân số theo độ tuổi của huyện Phú Lương, dân số trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn là 16,08% tương đương với 17.182 người. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất 74,64% tương đương với 79.757 người. Dân số ngoài độ tuổi lao động là 9,28% hay 9.917 người. Điều này nói lên, huyện Phú Lương hiện đang có lực lượng lao động dồi dào, đồng thời có lực lượng lao động thay thế đông đảo trong tương lai. Lao động sẵn có sẽ giữ giá lao động ở mức thấp, đây là một điểm mạnh về nguồn lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tạo ra lợi thế so sánh cho huyện Phú Lương.
Nhìn chung, huyện Phú Lương có kết cấu dân số trẻ. Nguồn lao động trẻ nhưng theo các số liệu thống kê về việc làm thì phần lớn là lao động chân tay, lao động trí thức chiếm tỷ lệ nhỏ. Để phát triển nguồn lực hợp lý, tận dụng ưu thế về lao động, đòi hỏi việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương.
3.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng
Hệ thống điện: nguồn cung cấp điện cho huyện Phú Lương hiện nay là mạng lưới điện quốc gia. Với 100% số xã có điện lưới quốc gia, đến nay có 99% số hộ được dùng điện. Bình quân hằng năm lượng điện do ngành điện cung cấp cho tiêu thụ vào khoảng 25 - 27 triệu KW /giờ, đạt 100% kế hoạch, giá thành điện ổn định, tổng số trạm biến áp đến nay là 71 trạm.
Hệ thống cấp thoát nước: Hiện tại trên địa bàn huyện Phú Lương nước sạch được cung cấp chủ yếu là nước giếng khoan. Huyện có 635 công trình cấp nước sinh hoạt. Công trình cấp nước sạch thị trấn Đu với công suất 3000 m3/ngày, đêm. Đa phần các nguồn nước ngầm, nước tự chảy đều khá tốt, tuy nhiên tại một số khu vực như thị trấn Giang Tiên, Cổ Lũng, Tức Tranh… vì có nhiều mỏ, đông dân cư nên nguồn nước mặt cũng bị nhiễm sắt, asen, đá vôi, ô nhiễm….
Hệ thống giao thông: Phú Lương có nhiều đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua: Quốc lộ số 3 (Hà Nội - Cao Bằng) chạy suốt từ phía nam lên phía bắc
huyện Phú Lương, đi qua 8 xã, thị trấn (Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Giang Tiên, Phấn Mễ, Đu, Động Đạt, Yên Đổ, Yên Ninh); đường số 254 từ km 31 lên Định Hoá; Quốc lộ số 37 từ ngã ba Bờ Đậu (Cổ Lũng) qua huyện Đại Từ sang Tuyên Quang… mang lại cho Phú Lương nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Phú Lương còn có mạng lưới giao thông nông thôn khá dày đặc với 574,5 km bao gồm 126,5km đường liên xã và 448 km đường liên thôn, liên xóm.
Hệ thống thông tin liên lạc: Huyện có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông với trên 10.038 máy điện thoại cố định, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 10 máy/100 dân, phát triển 338 thuê bao Internet. Có bưu điện trung tâm đặt tại thị trấn Đu, bao gồm các hoạt động phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, bưu chính quốc tế.
3.1.2.3. Văn hoá - xã hội
Trong những năm qua huyện ủy đã quan tâm chỉ đạo gắn mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề văn hóa - xã hội ở huyện Phú Lương có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Những năm gần đây, hệ thống giáo dục đào tạo của huyện Phú Lương tiếp tục được phát triển về cả số lượng, chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học, tăng tỷ lệ huy động các cháu trong độ tuổi đến trường tăng, cơ sở vật chất đang từng bước được đầu tư nâng cấp, đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo, tăng về số lượng, từng bước nâng dần chất lượng, số trường đạt chuẩn quốc gia 29/60 trường với tỷ lệ là48,3%.
Tích cực nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và đào tạo các nghề gắn với nhu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, các hoạt động khuyến học, giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng một xã hội học tập.
Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Phú Lương đang dần hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được coi trọng. Các chương trình y tế dự phòng, y tế quốc gia được triển khai, duy trì nên trên địa bàn huyện không để bệnh dịch lớn xảy ra.
Hiện tại trên địa bàn huyện có 16/16 xã, thị trấn có nhà trạm xây bán kiên cố, có 15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bênh được duy trì và thực hiện theo các quy chế chuyên môn. Đặc biệt là chế độ thường trực, đảm bảo phục vụ bệnh nhân 24/24h.
Các trạm y tế trên địa bàn huyện vừa thực hiện tốt chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân, vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phòng chống các loại dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm.
Công tác dân số gia đình và trẻ em được quan tâm, thực hiện tất cả các chỉ tiêu về kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh theo các chỉ tiêu đề ra.
Công tác cai nghiện ma tuý được thực hiện đồng bộ và có nhiều giải pháp thiết thực nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sâu rộng gắn với phong trào thi đua các cuộc vận động phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Phú Lương đã góp phần phát huy và giữ gìn những tinh hoa văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bằng nhưng điệu hát Lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, những làn điệu dân ca của người Sán Chay…
Các chính sách, chế độ xã hội được tập trung thực hiện, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi động viên người có công, gia đình chính sách, các đối tượng bảo trợ xã hội.
Thực hiện đề án xoá đói giảm nghèo nhằm góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, xoá nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ nước sinh hoạt và tạo việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện, hướng nghiệp, đào tạo nghề được triển khai thực hiện có hiệu quả, giải quyết việc làm mới giai đoạn 2006-2010 được 8.120 lao động, bình quân 1.624 lao động/ năm.
Công tác quản lý về văn hóa được tăng cường, phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì nề nếp và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Các chỉ tiêu về gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa cơ bản hoàn thành theo kế hoạch.
Với lực lượng lao động chủ yếu tập chung ở khu vực nông thôn và đặc biệt là miền núi. Đặc tính sản xuất nông nghiệp phần lớn là độc canh, và sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, vì vậy dẫn đến dư thừa thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Với hơn 80% lao động sống ở khu vực nông thôn nên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp được chính quyền địa phương rất quan tâm, chú trọng. Bằng việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách hợp lý, kịp thời vấn đề này đang được tập chung quyết từng bước, dần tháo gỡ các khó khăn, bất cập đưa nền kinh tế của huyện vững mạnh, văn hóa xã hội được nâng cao.
3.1.2.4. Tình hình kinh tế của huyện
Trong những năm qua, phát triển kinh tế của huyện đã đạt được những thành quả khả quan, đáng khích lệ. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) tăng từ 1.417,9 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 1.708,29 tỷ đồng năm 2012, đạt tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 8,79%/năm giai đoạn 2008 - 2012. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 9,19 triệu đồng năm 2008, lên 27 triệu đồng năm 2012. Khu vực nông - lâm- thủy sản mặc dù khu vực này giảm về tỷ trọng cơ cấu ngành, song giá trị sản xuất hàng năm vẫn tiếp tục tăng một cách đáng kể, tiếp đến là khu vực công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của huyện.
Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo của nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2008 - 2012. Tuy nhiên, so với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, cơ sở vật chất văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Theo số liệu tổng điều tra hộ nghèo năm 2007 toàn huyện không còn hộ đói, hộ nghèo là 7.943 hộ chiếm tỷ lệ 31,51% so với tổng số hộ toàn huyện.