Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 80)

Môi trƣờng kinh tế không ổn định:

- Nền kinh tế những năm gần đây có nhiều biền động: tình hình kinh tế thế giới

suy thoái ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp toàn cầu làm giảm lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt, kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào vốn nước ngoài nên bản thân các doanh nghiệp Việt Nam đã khó khăn do nền kinh tế lại bị thiếu hụt vốn kinh doanh càng thêm khó. NH kinh doanh trên sự thành công của doanh nghiệp nên doanh nghiệp khó khan làm tăng nguy cơ RRTD NH. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ tìm mọi cách để vay được vốn NH trong khi tình hình kinh doanh không thuận lợi, lãi suất tăng cao, phương án vay vốn không khả thi vượt khả năng xoay sở của KH, RRTD xảy ra khi KH sản xuất hàng hóa nhưng không bán được hàng hoặc bán hàng nhưng không thu được tiền, KH không trả được nợ khi đến hạn, NH sẽ bị thiệt hại.

- Hệ quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế: Quá trình

tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những KH thường xuyên của NH phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, ngành NH Việt Nam được đánh giá là khá tiềm năng dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập quốc tế cũng khiến cho các NH trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các KH có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các NH nước ngoài thu hút.

- Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với mức giá rất cạnh tranh hàng nhập lậu làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các NH đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,…là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.

- Thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý: Cạnh tranh ở nước ta thời gian qua dẫn đến các ngành nghề phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của NN. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường và từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các phương án đầu tư.

Môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi:

- Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật: hiện đã có nhiều luật, văn bản dưới luật

hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng NH. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có nhưng việc triển khai vào hoạt động NH thì lại chậm và gặp phải nhiều vướng mắc bất cập. Vì càng nhiều thì càng rối, càng khó cho những người tham gia thi hành huống chi NH không phải là tổ chức chuyên môn về luật nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật. Về việc cưỡng chế thu hồi nợ, luật có quy định: Trong những hợp KH không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không chủ động được trong việc cưỡng chế nên không làm được điều này vì NH là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng…cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Có những tài sản dù giá trị rất nhỏ nhưng do quy định lật chồng chéo, KH chay ỳ, cơ quan chức năng thì chưa hỗ trợ hết sức giúp NH nên việc xử lý tài sản kéo dài nhiều năm, NHNH thiệt hại rất nhiều từ nhân lực, chi phí, thời gian…

- Hoạt động giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra NH còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra NH còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng phát hiện sớm để ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra NH còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp. Hàng loạt các sai phạm về cho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn.

- Hạn chế trong cung cấp thông tin quản lý: hệ thống thông tin luôn bất cân xứng,

đây là vấn đề đã tồn tại từ lâu và vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu giải quyết gây thiệt hại cho các thành phần kinh tế không chỉ riêng lĩnh vực NH. Trong thực trạng thông tin bị hạn chế, nếu NH muốn mở rộng tín dụng và kiểm soát tốt tín dụng là điều không dễ dàng. Nếu các NH cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống NH. Một số hạn chế của hệ thống thông tin:

 Trung tâm thông tin tín dụng NH (CIC) của NHNN: trong thời gian hoạt động đã có nhiều đóng góp trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng, nhưng hệ thống xếp hạng tín nhiệm của CIC còn nhiều bất cập. Theo quy định của Thông tư 02/2013/TT-NHNN (Điều 8), Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) sẽ cung cấp danh sách KH thuộc nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất, trường hợp đánh giá của CIC có mức độ rủi ro cao hơn thì phải sử dụng kết quả phân loại của CIC và việc phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng phải tuân theo kết quả phân loại của CIC. Điều này

không hợp lý do: thứ nhất, các TCTD có những nguồn thông tin cập nhật

hơn, chính xác hơn cho việc đánh giá rủi ro; Thứ hai, việc phân loại nợ của

KH có thể phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, thế chấp với từng TCTD cụ thể

khác nhau; Thứ ba, việc yêu cầu các TCTD phải dựa vào bên thứ 3 là CIC

để phân loại khoản vay theo cách của CIC là mâu thuẫn với việc NHNN cho

phép các TCTD được tự quyền xây dựng hệ thống phân loại nợ nội bộ; Thứ

, khó khăn trong việc vận hành cũng như ảnh hưởng về mặt tài chính, đặc

biệt đối với các công ty tài chính tiêu dùng.

 Thông tin cung cấp chưa đầy đủ, hoàn chỉnh đa số là định lượng, chưa nêu

những nhận xét khách quan về thông tin của người vay như tư cách KH, hay những nguyên nhân của những khoản tín dụng xấu do mối liên kết rất lỏng lẻo giữa các TCTD và chưa có biện pháp chế tài cho các TCTD khi không cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 80)