Định hƣớng hoạt động tín dụng đến năm 2015:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 85)

3.1.1. Định hƣớng chung

NHCT – CN Tây Sài Gòn triển khai hoạt động tuân theo quy luật phát triển chung của nền kinh tế, định hướng chung của ngành NH cũng như của NHCTVN. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả, NHCT – CN Tây Sài Gòn hàng năm đều xây dựng mục tiêu, kế hoạch phát triển về nguồn vốn, tín dụng, lợi nhuận kinh doanh phù hợp với đặc điểm kinh tế trên địa bàn, khả năng điều hành, quản lý của Ban Giám đốc, tình hình thực tế của CN về nhân sự, cơ sở vật chất...và chịu sự chi phối của kế hoạch từ NHCTVN, chính sách quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

CN thực hiện quản lý tốt hoạt động, tăng trưởng ổn định, không nóng vội, phấn đấu tăng trưởng đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tập thực hiện tái cấu trúc toàn diện NH theo hướng hiện đại, nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực Quốc tế.

- Đổi mới cơ cấu tổ chức và mô thức quản lý theo hướng nâng cao tính chủ động,

linh hoạt của các bộ phận, các khâu tiếp cận KH; nâng cao tính phối hợp, thống nhất trong hệ thống; đảm bảo tính kỷ cương trong công tác quản trị điều hành; thiết lập và nâng cao thiết chế an toàn thông qua thành lập Uỷ ban quản lý và phòng ngừa rủi ro.

- Đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch

vụ.

- Đổi mới phương thức kiểm tra nội bộ, đảm bảo tính độc lập cho cán bộ kiểm tra

- Xây dựng nền móng cho việc phát triển và mở rộng một số loại hình dịch vụ mới, đa dạng hoá thêm một bước hoạt động kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để đảm bảo cân đối nguồn vốn phục vụ hoạt

động kinh doanh. Tăng cường đẩy mạnh huy động tất cả các nguồn vốn, nội tệ và ngoại tệ, đặc biệt chú trọng huy động các nguồn vốn ổn định và giá rẻ từ dân cư và các tổ chức. Nâng cao chất lượng công tác phân tích dự báo để có định hướng đúng đắn, ban hành các cơ chế, chính sách, sản phẩm kịp thời, điều hành lãi suất phù hợp và sát với tình hình thị trường để tăng cường khả năng cạnh tranh. Thu hút và khai thác nguồn vốn từ các KH truyền thống có nguồn tiền gửi lớn, các nguồn vốn giá rẻ, dài hạn để cân đối với hoạt động cho vay và đầu tư. Bên cạnh đó, cần chú trọng mở rộng mạng lưới CN, các phòng giao dịch tại khu vực đông dân cư.

- Tăng cường hoạt động tín dụng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đồng

thời giữ vững chất lượng tín dụng như hiện nay và nâng cao chất lượng ngày càng tốt hơn, giữ tỷ lệ NQH đảm bảo dưới mức quy định: Để thực hiện nhiệm vụ này, cần chủ động tích cực tìm kiếm các KH vay hoạt động tốt, phương án kinh doanh hiệu quả, có khả năng trả nợ không phân biệt loại hình sở hữu. Để nâng cao chất lượng tín dụng, cần cải tiến phương pháp quản lý RRTD, hoàn thiện hệ thống phân loại các khoản vay và phân loại KH. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.

- Chú trọng việc củng cố và phát triển đội ngũ KH, đặc biệt là những KH chiến

lược bằng những giải pháp tăng cường tiếp cận và thu hút KH như các chương trình ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất, thủ tục vay vốn đơn giản, xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp.

- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chiến lược đào tạo dài hạn, kể

cả việc đào tạo cho cấp quản lý, gắn liền đào tạo với việc sử dụng cán bộ phù hợp. Có chính sách đãi ngộ lao động, cải thiện tiền lương thích hợp nhằm khuyến khích người lao động phát huy tính sáng tạo và gắn bó với NH, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

3.1.2. Định hƣớng công tác tín dụng:

NHCT VN nêu rõ định hướng hoạt động tín dụng là: Đến năm 2015 triển khai thành công công tác chuyển đổi mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo Basel II. Nâng cao hơn nữa năng lực quản trị điều hành, siết chặt kỷ cương tín dụng, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát RRTD, rủi ro hoạt động, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Một số định hướng cụ thể như sau:

- Thường xuyên nắm bắt thông tin dự báo kinh tế, thị trường quốc tế, trong nước

để nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá, dự báo để có định hướng tín dụng rõ ràng đối với từng nhóm hàng, ngành hàng, mở rộng tín dụng.

- Tăng trưởng quy mô phải đi kèm với chất lượng và hiệu quả, tập trung đẩy mạnh

tăng trưởng tín dụng ngắn hạn.

- Nghiên cứu xem xét, triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhầm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ KH vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới mô hình, công tác quản trị RRTD hướng tới thông lệ

Quốc tế và phù hợp với thực trạng hoạt động của NHCT, theo đó mô hình thẩm định, đánh giá xếp hạng tín dụng và duyệt cấp hạn mức tín dụng đối với từng KH tập trung theo vùng do Trụ sở chính kiểm soát.

- Nâng cao chất lượng thẩm định KH, thẩm định dự án, phương án vay vốn, tăng

cường công tác quản lý KH, thường xuyên giám sát, phân loại, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của KH để kịp thời tái cấu trúc và rút giảm dư nợ đối với KH suy giảm khả năng trả nợ.

- Thực hiện 3 vòng kiểm soát tách biệt theo tiêu chuẩn Basel II góp phần kiểm soát và duy trì chất lượng nợ tốt.

3.1.3. Định hƣớng hoạt động quản trị rủi ro:

- Tái cấu trúc toàn diện hoạt động của khối Quản lý rủi ro để củng cố và phát huy

vai trò của 3 vòng kiểm soát độc lập theo thông lệ quốc tế, bao gồm: Hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ các đơn vị; Chuẩn hóa hệ thống quy định, cơ

chế chính sách, quy trình; Xây dựng và phát triển các phần mềm/công cụ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giám sát, cảnh báo sớm và phòng ngừa rủi ro; Bố trí các cán bộ có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm đảm nhiệm công việc; Thường xuyên đào tạo và nâng cao ý thức về quản trị rủi ro cho mọi bộ phận của NH.

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình kiểm toán nội bộ, kiện toàn củng cố nhân sự, tăng

cường công tác tư vấn khuyến nghị cho các CN. Đồng thời tiếp tục nâng cấp hệ thống giám sát công tác giám sát nội bộ từ xa qua các hệ thống, chương trình giám sát nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

- Các Đơn vị tuân thủ đúng các quy định, quy trình, quy chế trong hoạt động kinh

doanh của đơn vị. Trưởng đơn vị phải quan tâm, xây dựng văn hóa phòng ngừa rủi ro, chủ động làm chủ, quản trị, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong mọi hoạt động của CN, đặc biệt lưu ý vấn đề rủi ro đạo đức và rủi ro hoạt động.

3.2. Các giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Chi nhánh Tây Sài Gòn Tây Sài Gòn

Hệ thống NH gần đây biến động rất lớn, phát sinh nợ xấu, tái cơ cấu, sáp nhập NH nên có thể thấy số lượng NH giảm nhưng việc sáp nhập làm tăng khả năng cạnh tranh của các NH, công tác huy động vốn, cho vay, thu hút KH trở nên khó khăn do sự cạnh tranh vốn đã gây gắt trước đây nay lại còn thêm phần khó khăn cho tất cả các TCTD.

Để đảm bảo khả năng cạnh tranh, tăng trưởng tín dụng đồng thời với nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHCT CN Tây Sài Gòn thì công tác QTRRTD nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh càng trở nên cấp thiết.

3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cƣờng chức năng nhiệm vụ của Phòng QLRRTD:

Thực tế công tác QTRRTD tại CN cho thấy việc thẩm định RRTD giữa Phòng QLRRTD và Phòng KH đôi khi vẫn còn thực hiện một cách hình thức, kết quả thẩm định chưa thực sự độc lập. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra

RRTD cho CN. Vì vậy, cần phải thay đổi mô hình QTRRTD theo hướng tách bộ phận quan hệ KH ra khỏi bộ phận thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính độc lập giữa khâu tiếp thị và khâu thẩm định xét duyệt hồ sơ cho vay theo thông lệ quốc tế, để các quyết định cho vay khách quan hơn. Nhờ sự chuyên môn hóa theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng sớm các loại rủi ro và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Đề xuất mô hình QTRRTD mới gồm các phòng ban với chức năng nhiệm vụ như sau:

- Phòng KH: tiếp thị, tư vấn bán sản phẩm dịch vụ của NH, chăm sóc KH, thực

hiện giải ngân, theo dõi, quản lý, đôn đốc thu hồi nợ. Khi đó nhiệm vụ chính của cán bộ Phòng KH là khởi tạo quan hệ tín dụng với KH, tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của KH theo quy định sau đó chuyển sang P.QLRRTD để tiến hàng thẩm định KH.

- Phòng QLRRTD: gồm bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận QTRRTD

+ Bộ phận thẩm định tín dụng: thẩm định tư cách KH, tình hình tài chính, thẩm định hiệu quả của phương án vay, thẩm định TSBĐ và đề xuất cấp tín dụng cho KH.

+ Bộ phận QTRRTD: quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, danh mục TSBĐ; đề xuất tăng trưởng hoặc hạn chế tín dụng theo nhóm KHLQ, ngành nghề, khu vực kinh tế; rà soát chấm điểm xếp hạng tín dụng; kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng và việc nhập dữ liệu vào hệ thống…

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh

của CN; giám sát tuân thủ chế độ, quy trình, quy định cho vay…từ đó có những biện pháp ngăn ngừa RRTD xảy ra.

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý công tác cho vay:

Có kế hoạch kinh doanh và danh mục cho vay hợp lý:

NH phải làm tốt công tác xây dựng chiến lược tín dụng trong ngắn hạn và dài hạn. Chiến lược phải đưa ra được các định hướng hoạt động trong thời gian ngắn,

thông thường là một năm, đây chính là các định hướng hoạt động. Cần tăng cường cơ sở dữ liệu, chú trọng phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực nhằm hoạch định chiến lược dài hạn với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và phù hợp với khả năng quản trị của CN.

CN cần phải thành lập ngay bộ phận chuyên trách về nghiên cứu tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, phân tích ngành hàng để có được những định hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của NH. Danh mục tín dụng phải đa dạng hóa được ngành nghề, loại hình KH vay, loại hình cho vay; Phù hợp xu hướng phát triển của nền kinh tế; đảm bảo quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân NH; Phù hợp định hướng phát triển và thế mạnh của CN so với các NH khác trên địa bàn, cụ thể như:

- Chú trọng phát triển nhóm KH sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh doanh

thuận lợi, ít bị ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày người tiêu dùng: nhựa và nhựa gia dụng, dệt may, thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng trong nước, sản xuất hàng xuất khẩu để thu hút nguồn vốn thanh toán từ nước ngoài…

- Ưu tiên cho vay các doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi sản xuất chính gần địa bàn

CN, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát KH sau khi cho vay.

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng để tạo nên các sản phẩm khác biệt so với các

NH khác tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút thêm các KH mới.

Công tác thẩm định khách hàng:

Công tác thẩm định đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xét duyệt cho vay. Để hạn chế được RRTD đòi hỏi cán bộ thẩm định thực hiện công tác thẩm định, phân tích KH thật chặt chẽ, sâu sát và phản ánh đúng bản chất về tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của KH, tuân thủ các quy định cho vay. - CBTD cần phải tận dụng tất cả những nguồn thông tin từ KH và từ thông tin trên báo, đài, internet…, đặc biệt chú trọng việc kiểm tra thực tế KH, TSBĐ trước

khi cho vay, thông tin khách quan từ các cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do KH cung cấp (ví dụ: cơ quan thuế, kiểm toán độc lập, CIC…) để có được nhận định chính xác về KH vay.

- CBTD phải thực hiện phân tích đánh giá rủi ro tổng thể của KH thông qua việc

xác định GHTD định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Động tác này sẽ giúp NH có cái nhìn tổng thể về tình hình KH và đánh giá khả năng phát triển của KH, xác định những rủi ro của KH, định ra GHTD tính dụng hợp lý tương ứng với mức độ rủi ro mà NH có thể chấp nhận được.

- Cán bộ thẩm định cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi

ro của KH qua đánh giá số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, nội bộ doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng của KH…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng, có biện pháp kiểm soát hạn chế rủi ro cho NH. Cần xây dựng các phương pháp phân tích phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam.

- Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện về lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia phương

án, TSBĐ...trong hợp đồng tín dụng đảm bảo lợi ích của NH phải tương xứng với mức độ rủi ro. KH có hạng tín dụng càng tốt thì sẽ được áp dụng lãi suất ưu đãi, tỷ lệ cấp tín dụng trên TSBĐ càng cao. Hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo lợi ích cho NH và nâng cao trách nhiệm của KH trong sử dụng vốn và hạn chế rủi ro xảy ra.

- CN cần phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm cán bộ của cán bộ

thẩm định và cán bộ quản lý KH, đảm bảo tính độc lập, kết quả thẩm định đưa ra phản ánh đúng nhất về KH, tạo nguồn thông tin đáng tin cậy cho cấp phê duyệt tín dụng. Mặt khác, CBTD khi giải quyết cho vay phải tuân thủ nghiêm túc quy định, thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay của NHCTVN.

- Việc định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan và chuyên nghiệp hơn thông qua các công ty định giá, đảm bảo tài sản đủ điều kiện pháp lý và khả năng phát mại tài sản tốt, kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp và yêu cầu KH chuyển

quyền thụ hưởng cho NH. NH cần thường xuyên theo biến động giá của TSBĐ, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản.

- Xác định tỷ lệ cấp tín dụng trên giá trị TSBĐ tương ứng với mức độ rủi ro của

KH và đảm bảo nguyên tắc là phải nhỏ hơn giá trị TSBĐ thực tế tại thời điểm xem

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)