Đối với khách hàng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 25)

KH khi đặt quan hệ tín dụng với NH có quy trình QTRRTD chặt chẽ, an toàn buộc họ phải tuân theo các quy định và đáp ứng đầy đủ các điều kiện của NH mới có thể được vay vốn.

Về việc cung cấp thông tin cho NH: có nhiều nguyên nhân để KH không muốn cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho NH như: KH muốn giữ bí mật kinh doanh nên không cung cấp thông tin về KH đầu vào, đầu ra của mình cho NH; KH muốn giấu lỗ đối với NH hoặc giấu lãi đối với cơ quan thuế nên cố tình tạo ra nhiều hệ thống sổ sách, cung cấp số liệu không chính xác cho NH…Nếu NH có biện pháp QTRR tốt sẽ tạo lòng tin cho KH trong việc bảo mật thông tin, đánh giá được thông tin KH cung cấp là trung thực hay không từ đó sẽ hướng dẫn KH cần phải cung cấp thông tin chính xác cho NH đảm bảo việc vay vốn phù hợp với tình hình thực tế của KH.

Về năng lực KH: KH có năng lực quản lý kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên không đáp ứng được các điều kiện vay vốn chặt chẽ của NH. Vì vậy, việc QTRRTD tốt tạo động lực cho KH tự nâng cao năng lực quản lý, năng lực tài chính, thương hiệu, uy tín đối với bạn hàng, thị trường nhằm cải thiện sự tín nhiệm đối với NH từ đó việc tiếp cận được nguồn vốn vay của NH sẽ dễ dàng hơn.

Vấn đề sử dụng vốn vay: nếu NH không quản lý tốt việc sử dụng vốn vay của KH sẽ dễ dẫn đến KH sử dụng vốn vay để đầu tư tràn lan, đầu tư vào lĩnh vực mà KH có ít hoặc không có kinh nghiệm, đầu tư theo phong trào…là nguyên nhân chính của những thất bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc NH QTRR tốt, giám sát chặt chẽ khoản vay, cho vay đúng đối tượng vay vốn, thu hồi nợ ngay khi dòng tiền quay về cũng là một hình thức giúp doanh nghiệp tập trung vốn cho

lĩnh vực kinh doanh chính của mình, không đầu tư dàn trãi gây thất thoát vốn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng và tăng trưởng an toàn, hiệu quả.

1.2.3.3. Đối với nền kinh tế:

Công tác QTRRTD NH tốt sẽ có nhiều ảnh hưởng đối với nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội. QTRRTD tốt làm cho lợi nhuận NH tăng, từ đó NH có khả năng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu về vốn cho nhiều KH trong nền kinh tế. Vì vậy, xét trong nền kinh tế, tín dụng NH tăng trưởng an toàn hiệu quả làm cho sản xuất phát triển, các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dồi dào, hàng hoá đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tạo động lực cho sự cải tiến không ngừng về chất lượng sản phẩm, giá cả và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

Đời sống người dân được nâng lên do nhu cầu lao động tăng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã hội cũng giảm theo tỷ lệ thất nghiệp.

Mặt khác, các NH thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khi một NH gặp phải rủi ro có nguy cơ dẫn đến phá sản dễ dàng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệ thống NH, gây mất ổn định trên thị trường tiền tệ. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển, mọi hoạt động thanh toán giao dịch của KH đều được thực hiện qua NH, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu nhờ vốn NH, nên khi NH gặp rủi ro lớn có thể gây chậm trễ trong công tác thanh toán của KH, làm cản trở trực tiếp quá trình luân chuyển vốn, tất yếu làm giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu QTRRTD tốt sẽ tránh được các hậu quả nghiêm trọng nói trên khi hệ thống NH đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định.

1.2.4. Nhiệm vụ của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

 Hoạch định phương hướng, kế hoạch phòng chống rủi ro. Dự đoán rủi ro có thể

xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân và hậu quả ra sao,… Đồng thời, tổ chức phòng chống rủi ro một cách khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể đạt được.

 Xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêm túc.

 Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống

rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)