Các giải pháp hỗ trợ khác:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 95)

3.3.1. Từ NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Về cơ chế chính sách

- Phòng chế độ tín dụng đầu tư rà soát lại các văn bản, quy chế, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng sao cho chuẩn hóa trong toàn hệ thống. Sau khi rà soát, phổ biến toàn hệ thống, sắp xếp cập nhật lại hệ thồng văn bản nghiệp vụ trên Cẩm nang tín dụng kịp thời để các Phòng ban, CN dễ dàng tra cứu, sử dụng văn bản quy

định phù hợp, không gây nhầm lẫn do sử dụng văn bản hết hiệu lực dẫn đến sai sót trong quá trình tác nghiệp.

- Tuyển chọn người có năng lực, kiến thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt

là bộ phận pháp chế phối hợp với Phòng chế độ tín dụng đầu tư để tổng hợp và xem xét tính pháp lý, thống nhất của các công văn ban hành và kịp thời hiệu chỉnh những sai sót.

- Thường xuyên thu thập ý kiến phản hồi của CN về những khó khăn vướng mắc

trong quá trình áp dụng quy trình quy định vào hoạt động thực tế. Phân công cán bộ chuyên trách để giải đáp thắc mắc của CN một cách rõ ràng và phân phối toàn hệ thống để thông qua trang web Cẩm nang tín dụng để các CN khác không hỏi lại câu trùng lắp, đồng thời tham khảo khi CN phát sinh. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà tình hình kinh tế đang không ổn định, và chính sách của NHNN thay đổi liên tục.

Về thực hiện tín dụng, sự tuân thủ quy trình quy định:

- Nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng an toàn, hiệu quả, quy định chặt chẽ các điều kiện triển khai đồng loạt đến các CN, có biện pháp phòng ngừa rủi ro đảm bảo CN áp dụng đúng tinh thần sản phẩm, không tạo kẽ hở cho những cán bộ suy thoái đạo đức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cho vay không tuân theo quy định, lập hồ sơ khống cho vay, vay ké, vay hộ nhằm trục lợi cá nhân, gây thiệt hại lớn cho NH.

- Ban kiểm soát, Bộ phận kiểm soát tại CN phải phát huy tối đa vai trò của mình,

tuân thủ tính độc lập trong kiểm tra, kiểm soát hồ sơ. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo hoạt động tín dụng đi đúng hướng, đạt chất lượng cao. Ban kiểm soát cần ban hành các quy trình hướng dẫn công tác kiểm tra thật bài bản, có định hướng công việc rõ ràng giúp cán bộ thực hiện kiểm tra dễ bắt nhịp công việc, kiểm tra đúng mục tiêu theo từng chuyên đề, từng nghiệp vụ, tránh kiểm tra chung chung tình hình hoạt động của CN, lãng phí thời gian cả CN lẫn cán bộ kiểm tra. Hoạt động kiểm tra hiệu quả sẽ giúp cho chất

lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, lợi ích của NH sẽ được đảm bảo. Công tác kiểm tra, kiểm soát tại CN cần cải thiện và nghiêm túc thực hiện theo hướng sau:

 Thực hiện kiểm tra theo đúng quy định tất cả các giai đoạn của quá trình cho

vay: trƣớc khi cho vay, kiểm tra sự tuân thủ trong quá trình thẩm định KH,

phương án, dự án vay vốn. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt trước khi giải ngân của cấp thẩm quyền. Rà soát tất cả các điều kiện cấp tín dụng theo đúng công văn phê duyệt, đảm bảo tính tuân thủ của CN. Trong khi cho vay, kiểm tra các chứng từ giải ngân do KH cung cấp, xem xét tính hợp lý của chứng từ về mặt thời gian, giá trị, đảm bảo tính pháp lý thẩm quyền ký chứng từ nhận nợ của KH, xem xét mục đích vay vốn của từng món giải ngân đặc biệt giải ngân bằng tiền mặt đối với KHCN mua hàng trôi nổi hoặc mua hàng của nông dân thường không có hóa đơn chứng

từ chứng minh, rất khó kiểm soát mục đích sử dụng vốn. Sau khi cho vay,

kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích, kiểm tra bảo đảm nợ vay, kiểm tra khả năng trả nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển hàng hoá, việc quản lý các khoản phải thu của KH, kiểm tra việc thu nợ có đúng với vòng quay vốn ngay khi KH thu được tiền bán hàng phải trả nợ cho NH, xử lý các trường hợp không thu nợ ngay mà để KH sử dụng tiền vào mục đích khác. Cần phải xem xét, phân tích toàn diện để kịp thời phát hiện những khoản nợ khó đòi, hoặc khi khả năng kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm/nguồn thu nhập trả nợ bị ảnh hưởng, NH cần thu hồi nợ nếu thấy có dấu hiệu không khả quan.

 Kiểm tra định kỳ tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của KH, kiểm tra

thực trạng TSBĐ đặc biệt đối với tài sản là hàng hóa, MMTB…và tài sản khác không phải là Bất động sản. Kiểm soát hồ sơ, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản vay, KH vay. Kiểm tra việc tuân thủ quy trình và chính sách tín dụng của CBTD và của CN.

 Thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu văn bản, trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ cán bộ. Cán bộ trong quá trình công tác có khó khăn, vướng mắc phải phản ánh ngay với cấp lãnh đạo để được chỉ đạo hướng dẫn thực hiện đúng quy định, kịp thời, từ đó có thể rút ra kinh nghiệm và chia sẻ lại với các đồng nghiệp khác để cùng nhau tiến bộ. Hoặc có thể phản ánh về TSC để các Phòng ban hoạch định chính sách xem xét, điều chỉnh quy định cho phù hợp hơn với tình hình thực tế chung của toàn hệ thống.

3.3.2. Từ Ngân hàng Nhà nƣớc

Về quản lý, điều hành

- Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua

việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học, đặc biệt là liên quan đến hoạt động tín dụng để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro.

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho các NHTM.

- NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu,

tập trung tháo gở những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản. Nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của Tổ chức Tín dụng, Tòa án, cơ quan Công an, Thi hành án, Chính quyền cơ sở, Sở Tài nguyên Môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

- Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Công tác thanh tra, kiểm soát

- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của NH vào đúng quỹ đạo luật pháp.

- Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu

thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

- Cần xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các CN

NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

- Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ NH, nghiệp

vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

- NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh

tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

- Hoạt động thanh tra NH của NHNN: cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh

giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra NH thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này

đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.

Chất lƣợng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

- Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng

(mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức Tín dụng càng giảm.

- Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của KH tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về KH để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.

- Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công

tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo.

- NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các

NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NH Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NH, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những NH vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các NH sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ mục tiêu, chiến lược kinh doanh của NH TMCP Công Thương Việt Nam trong thời gian tới, để có thể đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ do NHCT VN giao cho CN thì hoạt động kinh doanh cần phải được nâng cao hơn nữa. Đối với hệ thống các NH, hoạt động QTRRTD đóng vai trò chủ chốt, có tác động lớn nhất đến kết quả kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng an toàn, hiệu quả.

Để có thể hoàn thiện hoạt động QTRRTD, NH TMCP CN Tây Sài Gòn cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp được đưa ra chi tiết tại Chương 3. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì hoạt động QTRRTD tại NH TMCP CN Tây Sài Gòn mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với NHCT VN và NHNN nhằm hỗ trợ CN nói riêng và các NH nói chung trong hoạt động QTRRTD của mình.

KẾT LUẬN



Tình hình kinh tế hiện nay có nhiều biến động phức tạp, thay đổi liện tục theo xu hướng chung của thế giới, quốc tế hóa và hội nhập. Việc các NH nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính trong nước khiến cho sự cạnh tranh của ngành NH đã gây gắt nay lại càng quyết liệt hơn, đòi hỏi các NH trong nước phải tự mình thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời phải có chiến lược để phòng ngừa RRTD một cách tốt nhất.

NH TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và CN Tây Sài Gòn nói riêng cũng đang trong quá trình hội nhập, thay đổi chính mình để nâng cao khả năng cạnh tranh và công tác QTRRTD dụng theo các chuẩn mực quốc tế đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững.

Nếu những giải pháp nêu trong đề tài được thực hiện đúng trong thực tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động QTRRTD tại NH Công thương, giúp cho sự phát triển của NH ngày càng bền vững, ổn định.

Trong quá trình thực hiện, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu và vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế nên những vấn đề mà tác giả đưa ra sẽ còn nhiều thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của Cô TS. Trần Thị Mộng Tuyết, các đồng nghiệp, bạn bè quan tâm đến đề tài này cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy, Cô, của các anh, chị và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Các văn bản về luật Ngân hàng.

2. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2005. Tín dụng ngân hàng. TP.HCM: NXB

Thống kê.

3. Nguyễn Đăng Dờn, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP.HCM: NXB

Đại học Quốc gia TP.HCM

4. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại. TP.HCM: NXB

Thống Kê

5. Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006. Quản trị rủi ro tài chính. TP.HCM: NXB

Thống Kê

6. Tài liệu nội bộ về quy định, quy trình tín dụng tại Vietinbank

7. Thông tin từ các trang web:

www.vietinbank.vn www.tinmoi.vn http://luattaichinh.wordpress.com http://stp.dongnai.gov.vn http://nif.mof.gov.vn http://old.voer.edu.vn http://www.vinacorp.vn http://www.ncseif.gov.vn http://banking.org.vn

8. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại. TP.HCM: NXB Lao

động Xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 95)