Thách thức trong việc quản trị rủi ro tín dụng ngân hàn gở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 40)

Vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên cấp bách. QTRR NH Việt Nam hiện đang chỉ ở mức trung bình, thậm chí một số NH dưới trung bình. Thực tế thời gian qua đã cho thấy khi các NH coi nhẹ hoạt động QTRR thì gần như không có sức đề kháng với tình hình xấu của nền kinh tế và dễ bị đổ vỡ. (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012).

Theo một đại diện của NH Bảo Việt, hơn 10 năm trở lại đây, các NHTM đã chú trọng đến đầu tư và tiếp cận với các phương pháp QTRR hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; song việc áp dụng các mô hình và biện pháp QTRR này vào thực tiễn Việt Nam vẫn còn khoảng cách và chưa thực sự hiệu quả, hầu như các NH vẫn thụ động trong việc quản lý nợ và phân loại nợ do còn căn cứ vào yếu tố tuổi nợ mà chưa cập nhật theo tình hình kinh doanh thực tế hoặc chỉ phát hiện khoản nợ có vấn đề khi KH đã có những dấu hiệu quá hạn nợ rõ ràng. Hiện cũng mới chỉ có một số ít NH bắt đầu xây dựng các công cụ tính toán theo chuẩn quốc tế nhưng để đạt được kết quả tốt thì còn là một chặng đường dài.

Đồng quan điểm, một lãnh đạo NH TMCP cho rằng, cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn còn thiếu nên các NHTM còn lúng túng trong việc hoạch định chiến lược dài hạn. Chiến lược đưa ra dựa trên đánh giá kết quả năm cũ và mục tiêu cho năm tới mà chưa xem xét phân tích mức độ rủi ro và khả năng quản trị tương xứng… Cho nên thời gian qua phát sinh nhiều loại rủi ro từ rủi ro hoạt động, tín dụng, đạo đức.

1.5.2. Thách thức trong việc quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng ở Việt Nam: Nam:

Những hạn chế trong công tác QTRRTD của các NHTM Việt Nam liên quan đến các vấn đề: thứ nhất, vấn đề về văn hóa, thói quen của các cán bộ làm công tác QTRR hay các cán bộ liên quan thường coi QTRR là công việc thường nhật, mang tính chất thủ tục nhiều hơn. Thứ hai, nhiều NH Việt Nam vẫn coi mảng QTRR chỉ là hoạt động hỗ trợ là quan điểm sai lầm. Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua cho thấy, khi các NH coi nhẹ công tác QTRR sẽ dẫn đến những đổ vỡ rất lớn. (Hubert Knapp, 2012)

Trong số những nguyên nhân chủ quan dẫn đến RRTD với tỷ lệ nợ xấu cao hiện nay có thể kể ra như phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ chủ yếu dựa vào các nhân tố định tính, xếp hạng tín dụng không được đánh giá và cập nhật thường xuyên, cơ cấu quản trị nội bộ và chức năng kiểm toán nội bộ còn yếu kém, giá trị tài sản thế chấp bị phóng đại, thiếu quy trình định giá độc lập và liên tục, thiếu hệ thống cảnh báo sớm để chỉ ra dấu hiệu của nợ có vấn đề… Càng phụ thuộc nhiều vào nhân tố định tính trong quy trình thẩm định tín dụng, thì càng có nhiều rủi ro và NH càng có ít khả năng thu hồi nợ.

1.5.3. Giải pháp quản trị rủi ro ngân hàng hiệu quả:

Các NH phải xây dựng một phương pháp xếp hạng nội bộ cho mỗi loại đơn vị xin vay vốn, phương pháp phải được Hội đồng quản trị chấp thuận, được tích hợp với các hệ thống NH và thông báo cách tiếp cận lên NHNN. Đây là một bước tiến đúng hướng để có được QTRRTD đáng tin cậy.

Các NH cũng cần quan tâm đến công tác quản trị nội bộ. Quản trị nội bộ tốt sẽ giúp NH hoạt động tốt và chủ động nắm bắt những biến động trên thị trường. Để quản trị nội bộ tốt, từ các cấp cao nhất của NH phải xây dựng được cơ chế kiểm soát nhằm ngăn chặn các giao dịch tiềm ần nhiều rủi ro, không phù hợp với quy định, song hành với việc đổi mới công tác thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hoạt động NH.

Tóm lại, để hệ thống NHTM Việt Nam có sức cạnh tranh cao, năng động, thực hiện tốt mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, tạo lập niềm tin KH thông qua chiến lược toàn diện về QTRR, việc nghiên cứu áp dụng các giải

pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam là vô cùng cần thiết. (Quảnt rị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, IDG Vietnam tổng hợp, 2013).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 40)