0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Công tác nhân sự:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY SÀI SÒN (Trang 94 -94 )

Một NH dẫu có vốn mạnh bao nhiêu, quy trình quy chế đầy đủ nhưng nếu người thực hiện thiếu kinh nghiệm, năng lực hạn chế thì NH đó khó tránh khỏi những thất bại. Chính sách tín dụng đúng đắn, quy trình tín dụng chặt chẽ và yếu tố con người phải được kết hợp tốt thì sẽ tạo nên thành công trong hoạt động kinh doanh của NH, trong đó công tác quản trị con người là vô cùng cần thiết. Quản trị được con người là một thành công lớn trong công tác quản trị RRTD.

- Cần tuyển chọn cán bộ một cách cẩn trọng, trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể về bằng cấp, kinh nghiệm công tác, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp...đặc biệt là CBTD phải thể hiện với đầy đủ tư cách của một người nắm vững trình độ chuyên môn, có đầy đủ tư cách đạo đức với vốn kiến thức xã hội phong phú, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Phân công công việc một cách khoa học, trong đó phải định rõ trách nhiệm và

quyền hạn rõ ràng cho từng công việc, từng người. Các nghiệp vụ chức năng cần được tách biệt, tránh tình trạng hiện nay CBTD vừa làm công tác thẩm định tín dụng, vừa làm công tác cho vay. Điều này là cơ sở để cho một loạt những vấn đề tiêu cực xảy ra, thiệt hại tới lợi ích NH.

- Quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nhân sự, đối với nhân viên mới cần

được đào tạo chuyên sâu về công việc được giao, hướng dẫn những quy định của NH và luật có liên quan. Đối với nhân viên cũ cũng phải thường xuyên được nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời có chính sách khuyến khích cán bộ tự nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

- Có chính sách lương thưởng tương xứng với sự đóng góp của cán bộ, khi có được thu nhập xứng đáng, thõa mãn được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống thì cán bộ sẽ yên tâm công tác, NH sẽ giữ được nhân sự mà mình đã bỏ công đào tạo, hiệu quả công việc sẽ tăng lên, mặt khác khi đã được đãi ngộ xứng đáng, CBTD không phải suy nghĩ tìm mọi cách tăng thu nhập cho dù đó là cách làm trái quy định, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro đạo đức của cán bộ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY SÀI SÒN (Trang 94 -94 )

×