NH cần đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng, bảo đảm chất lượng cán bộ có khả năng phân tích, đánh giá, quản lý giám sát được KH, quản lý khoản vay là một trong những biện pháp quản trị RRTD hiệu quả
nhất. CBTD phải có trách nhiệm với khoản vay từ đầu cho đến khi thu hồi được nợ vay.
- NH cần chú ý đánh giá toàn diện đối với KH như năng lực tài chính, uy tín, tính
khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của KH, hơn là chú trọng đến tài sản thế chấp.
- Công tác thẩm định phải được thực hiện chặt chẽ, thu thập thông tin đầy đủ, phản ánh đúng thực tế KH để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp, cho vay đúng nhu cầu vốn để KH đầu tư vào ngành, lĩnh vực truyền thống, có nhiều kinh nghiệm sẽ đảm bảo hiệu quả của phương án vay vốn.
- Đối với các điều kiện cấp tín dụng, yêu cầu cam kết của KH phải được NH thể
hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản thông qua các hợp đồng tín dụng, các thông báo gửi KH hoặc các biên bản làm việc được KH ký xác nhận, đảm bảo KH biết và cam kết thực hiện đúng theo quy định của NH.
- NH cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch và kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn của KH theo định kỳ hoặc đột xuất cũng như đánh giá lại tài sản của KH, đảm bảo KH sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả nếu không thì cần có biện pháp xử lý tín dụng kịp thời để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với NH.
- Hình thành thị trường mua bán nợ xấu cho phép nhiều thành phần tham gia cả
trong và ngoài nước, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.
- Xây dựng hệ thống pháp lý thuận lợi cho các NH trong việc xử lý nợ xấu, xử lý
tài sản để thu hồi nợ, tạo điều kiện phát triển thị trường mua bán nợ xấu.
- NH cần có chiến lược kinh doanh, định hướng cho vay các ngành hàng rủi ro thấp, ít bị ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế. Đặc biệt nên đa dạng hóa danh mục tín dụng, cho vay nhiều ngành hàng, nhiều loại hình KH, nhiều sản phẩm tín dụng.
- Đối với các khoản vay được đánh giá là có rủi ro cao nhưng có thể mang lại lợi ích lớn cho NH thì nên sử dụng biện pháp hạn chế rủi ro như mua bảo hiểm tín dụng cho khoản vay.
- NH nên thành lập và trao quyền xét duyệt tín dụng cho một bộ phận quản trị rủi
ro độc lập để kiểm soát hoạt động tín dụng một cách độc lập và hiệu quả hơn.
- Cần xây dựng mối quan hệ gần gũi lâu dài với KH để phục vụ tất cả nhu cầutài
chính cho họ. Thông qua đó, NH sẽ hiểu rõ tình hình KH phục vụ tốt cho công tác quản lý vốn vay, ngoài ra còn có thể bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác cho KH.
- NH cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp hạng
với bộ chỉ tiêu chấm điểm phù hợp với từng đối tượng KH hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro, trên cơ sở đó có chính sách có chính sách tín dụng phù hợp với từng KH.
- Công tác tìm kiếm phát triển KH mới phải dựa vào các nguồn đáng tin cậy hoặc
tự NH tìm kiếm, tránh sử dụng môi giới có thể sẽ cho vay phải KH không tốt.
- Để tăng trách nhiệm của KH đối với khoản vay, NH nên yêu cầu KH thế chấp
thêm tài sản cá nhân bên cạnh việc thế chấp các tài sản của doanh nghiệp.
- NH phải có biện pháp để phát hiện sớm các dấu hiệu khó khăn của KH, tích cực
thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng để giảm thời gian, chi phí xử lý về sau. Ngoài ra, việc xử lý sớm sẽ giúp NH chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan khác.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về tín dụng và RRTD trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tác giả đã nghiên cứu bản chất, các hình thức tín dụng, nguyên nhân RRTD, chỉ ra ảnh hưởng của RRTD đối với NH và nền kinh tế. Nêu ra một số phương pháp phân tích RRTD, đồng thời cũng nêu ra một số bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số quốc gia. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương 2.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN 2.1. Lƣợc sử hình thành và phát triển NH TMCP CTVN – CN Tây Sài Gòn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiền thân là NH chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng. Theo quyết định 402/CT của hội đồng bộ trưởng, ngày 14/11/1990 NH chuyên doanh Công thương Việt Nam chuyển thành NH Công thương Việt Nam. Đến ngày 27/03/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên là NH Công thương Việt Nam theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996, theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam, NH Công thương Việt Nam được thành lập lại.
Năm 2001 NH TMCP Công Thương CN 6 thành lập một phòng giao dịch mới có tên gọi là Phòng giao dịch Khu công nghiệp Tân Tạo. Đến năm 2004, với mục tiêu phát triển mở rộng quy mô hoạt động tăng trưởng lợi nhuận Phòng giao dịch khu công nghiệp Tân Tạo tách ra khỏi CN 6 hoạt động độc lập với tên gọi mới là NH TMCP Công Thương CN quận Bình Tân. Năm 2006 CN đã thành lập được một phòng giao dịch đầu tiên là Phòng giao dịch số 2 - Hậu Giang và năm 2008 thành lập được Phòng giao dịch số 5 - Trường Chinh. Đến đầu năm 2011 CN được đổi tên thành NH TMCP Công Thương CN Tây Sài Gòn.
Từ một CN có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập: thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu....Nhưng nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của NH TMCP Công Thương Việt Nam, CN Tây Sài Gòn không những khẳng định được mình mà cũng vươn lên trong cơ chế thị trường thực sự là một CN làm việc có hiệu quả cao.
Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc: gồm 47 người, trong đó 3 người có trình độ từ thạc sĩ trở lên, 77% cán bộ có trình độ đại học. CN cũng đã phát triển cung cấp đầy đủ đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu các dịch vụ cho KH về tiền gửi, thanh toán, cho vay, bảo lãnh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 2-1: Cơ cấu bộ máy và điều hành của Chi nhánh Tây Sài Gòn
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Chi nhánh Tây Sài Gòn năm 2012
2.1.3. Kết quả hoạt động inh doanh qua các năm 2009-2012
Trong những năm gần đây, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế đất nước, CN Tây Sài Gòn đã thu được những thành quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, tạo dựng được một vị trí quan trọng trong hệ thống cũng như trong nền kinh tế. CN ngày càng khẳng định vị trí trong toàn hệ thống, cố gắng vươn lên với phương châm: “uy tín - hiệu quả - luôn mang đến sự hài lòng cho mọi khách hàng”, xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của NHCT – CN Tây Sài Gòn
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị Tốc độ tăng trƣởng Giá trị Tốc độ tăng trƣởng Giá trị Tốc độ tăng trƣởng Tổng tài sản 315.351 578.866 84% 568.164 -2% 964.077 70% Tổng 123.426 354.837 187% 496.671 40% 893.351 80% Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc P.TTK Q P.KHDN P.Bán lẻ P.TCHC P.Kế toán P.Tổng hợp PGD 2 PGD 5
vốn huy động Tổng dƣ nợ cho vay 198.679 483.322 143% 522.011 8% 817.792 57% Lợi nhuận - 76.413 22.131 / 42.304 91% 37.993 -10%
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp năm 2009, 2010, 2011, 2012
Về huy động vốn:
Biểu đồ 2-1: Mức huy động vốn qua các năm của NHCT – CN Tây Sài Gòn
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp năm 2009, 2010, 2011, 2012
CN nằm trong địa bàn khu công nghiệp Tân Tạo, khả năng huy động được nguồn vốn ổn định từ nguồn tiền gửi dân cư bị hạn chế rất nhiều, tiền gửi doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi thanh toán, không ổn định. Tuy nhiên, biểu đồ về mức huy động vốn qua các năm cho thấy CN đã không ngừng nổ lực phát triển nguồn vốn. Năm 2010, vốn huy động tăng 231.411 triệu đồng tương ứng với mức tăng 187% so với năm 2009, năm 2011 vốn huy động có tăng 141.834 triệu đồng tuy nhiên mức tăng chỉ đạt 40% so với năm 2010, năm 2012 vốn huy động tiếp tục tăng
396.680 triệu đồng, mức tăng đạt 80% so với năm 2011. Để đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trên, CN tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn đối với các chủ doanh nghiệp, các thành viên công ty đang quan hệ tại CN cùng với chính sách lãi suất chủ động, linh hoạt, luôn phối hợp hài hòa với nhiều yếu tố tích cực như: hình thức huy động linh hoạt, hấp dẫn, lãi suất tiền gửi hợp lý cho từng đối tượng KH, đẩy mạnh việc cung cấp sản phẩm dịch vụ NH tiện ích song song việc đổi mới phong cách giao tiếp văn minh, tận tình, chu đáo.
Về hoạt động đầu tƣ tín dụng
Biểu đồ 2-2: Dƣ nợ qua các năm của NHCT – CN Tây Sài Gòn
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp năm 2009, 2010, 2011, 2012
Cho vay nền kinh tế là hoạt động cơ bản, quan trọng, tạo ra lợi nhuận của NH. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng tín dụng, lấy chất lượng tín dụng làm trọng và phù hợp cơ chế quản lý, giám sát của NH, đã chủ động cho vay với mọi đối tượng KH thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Tỷ lệ cho vay trong những năm gần đây đã tăng dần. Hoạt động cho vay năm 2009 với quy mô rất thấp, trong đó chất lượng tín dụng thấp, năm 2010 hoạt động tín dụng tăng trưởng trở lại, tăng 284.643 triệu đồng, mức tăng 143%. Năm 2011, do CN đặt mục
tiêu xử lý nợ lên hàng đầu, kết quả năm 2011 dư nợ tăng 38.689 triệu đồng, mức tăng 8% không đáng kể. Năm 2012, dư nợ tăng trưởng tốt trở lại, tăng 295.781 triệu đồng, mức tăng 57%. Trung bình giai đoạn 2009-2012, dư nợ tăng 619.113 triệu đồng.
Về lợi nhuận:
Biểu đồ 2-3: Lợi nhuận qua các năm của NHCT – CN Tây Sài Gòn
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp năm 2009, 2010, 2011, 2012
Năm 2009, nợ xấu phát sinh cao ảnh hưởng kết quả kinh doanh của CN nghiêm trọng, biểu hiện là lợi nhuận âm 76 tỷ đồng. Năm 2010, hoạt động kinh doanh đặc biệt là mảng tín dụng dần khôi phục nên kết quả kinh doanh được cải thiện, lợi nhuận đạt 22.131 triệu đồng, năm 2011 lợi nhuận đạt 42.304 triệu đồng, tăng 26.173 triệu đồng, mức tăng 118% nhờ công tác xử lý nợ tốt, thu hồi được một số khoản nợ đã xử lý rủi ro. Năm 2012, tuy dư nợ tăng cao nhưng do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NH, nhằm giữ chân KH cũ và lôi kéo KH mới CN áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi, mặt khác năm 2012 nợ xử lý rủi ro được thu hồi thấp nên lợi nhuận đạt được thấp hơn năm 2011.
Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của NHCT – CN Tây Sài Gòn luôn đạt mức tăng trưởng tốt, tuy quy mô tín dụng còn rất nhỏ so với cả hệ thống NHCT do từ năm 2010 CN phải phục hồi lại hoạt động kinh doanh đang trong thời kỳ khó khăn, nợ xấu phát sinh liên tục và chiếm tỷ trọng lớn. Đến cuối năm 2012, dư nợ của CN đạt 817.792 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010-2012 là 32%. CN cung cấp tất cả các dịch vụ sản phẩm tín dụng cho KH từ cho vay tiêu dụng cá nhân mua xe, nhà ở, sửa chữa nhà…đến cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, đầu tư dự án nhưng do đặc điểm địa bàn CN nằm trong khu công nghiệp nên chủ yếu vẫn là cho vay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngắn hạn, cho vay KHCN vẫn chưa thực sự phát triển.
Danh mục cho vay tập trung vào các lĩnh vực thương mại, sản xuất, chế biến, dịch vụ…Thị phần tập trung ở khu vực quận Bình Tân và các quận lân cận, có mở rộng sang các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương…
Việc QTRRTD bằng việc điều hành lãi suất đã hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp đồng thời thu hút được nhiều KH, nâng năng lực cạnh tranh của CN.
Bảng 2.2: Dƣ nợ của NHCT CN Tây Sài Gòn và NHCT VN
ĐVT: tỷ đồng
Dƣ nợ 2009 2010 2011 2012 CN Tây Sài Gòn 199 483 522 818
NHCT 163.170 234.205 293.434 467.879
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của CN Tây Sài Gòn và Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2009, 2010, 2011, 2012
Biểu đồ 2-4: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của NHCT CN Tây Sài Gòn và của NHCT VN
Nguồn: Bảng cân đối vốn kinh doanh của CN Tây Sài Gòn và Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009, 2010, 2011, 2012
Qua biểu đồ 2-4 cho thấy, năm 2010 là năm dư nợ tín dụng của CN tăng trưởng rất cao (143%) do năm 2009 CN xử lý rủi ro dư nợ lớn (hơn 100 tỷ đồng), dư nợ còn lại của CN rất thấp. Đến năm 2010, CN tích cực tìm kiếm KH mới, dư nợ phát triển thuận lợi nên đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Năm 2011, 2012 dư nợ dần ổn định, tỷ lệ tăng trưởng ở mức trung bình 8% và 57%.
Mức độ tập trung dư nợ tín dụng tại NHCT – CN Tây Sài Gòn:
Dƣ nợ cho vay theo ngành hàng:
Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay một số ngành hàng lớn
ĐVT: triệu đồng
Dƣ nợ 2010 2011 2012
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Sắt thép+VLXD khác 283.173 59% 108.399 21% 211.175 26%
Bất động sản 30.485 6,3% 50.199 9,6% 64.340 7,9%
Dược phẩm 65.582 14% 70.194 13,4% 83.251 10%
Xi măng 200 0,04% 152.479 29% 150.009 18%
CN nằm trong địa bàn Khu công nghiệp Tân Tạo, hoạt động tín dụng chủ yếu tập trung cho vay các Công ty, trong đó có nhiều Cty sản xuất thương mại, đặc biệt là các Công ty trong các ngành như sắt thép, vật liệu xây dựng khác, dược phẩm,…nên dù định hướng của NHCTVN là hạn chế ngành sắt thép nhưng dư nợ cho vay ngành này tại CN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, riêng ngành xi măng do CN cho vay hợp vốn đã ký hợp đồng từ năm 2010 nên dư nợ cũng ở mức cao. Ngoài ra, CN cũng tập trung cho vay nhiều ngành sản xuất như dược phẩm, nhựa, văn phòng phẩm, giấy…nhằm đa dạng hóa danh mục tín dụng, giảm thiểu rủi ro tập trung cho CN. Thể hiện là cơ cấu dư nợ các năm 2011 và 2012, tuy dư nợ