0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY SÀI SÒN (Trang 93 -93 )

Nhận diện và phân tích rủi ro tín dụng:

- Cần có bộ phận chuyên về nghiên cứu thị trường, ngành hàng, phân tích chung

diễn biến cũng như dự báo xu hướng của nền kinh tế trên địa bàn trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Hàng năm, CN căn cứ vào báo cáo nghiên cứu thị trường, ngành hàng…sẽ đưa ra danh mục cho vay, danh mục TSBĐ; đề xuất tăng trưởng tín dụng theo nhóm KHLQ, ngành nghề, khu vực kinh tế có xu hướng phát triển bền vững trong thời gian tới hoặc hạn chế tín dụng đối với KH, ngành hàng dự báo sẽ gặp khó khăn. Công tác phân tích, dự báo giúp CN có định hướng tín dụng tốt đáp ứng nhu cầu của KH, tạo thế chủ động trong công tác quản trị rủi ro, phản ứng kịp thời trong xử lý tín dụng.

- Cần nêu rõ những rủi ro mà CN có khả năng phải đối mặt trong hoạt động kinh

doanh của mình. Theo đó, CN sẽ chỉ ra những rủi ro nào có thể chấp nhận được và những rủi ro nào mà NH không chấp nhận trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, rủi ro về pháp lý là rủi ro không được chấp nhận bởi hoạt động kinh doanh NH là kinh doanh “niềm tin”. Còn những rủi ro không thể tránh khỏi như lãi suất, thanh khoản... thì dự đoán tất cả các khả năng rủi ro có thể xảy ra, đề ra các biện pháp phòng thủ để chủ động đối phó khi phát sinh rủi ro.

- Để hạn chế rủi ro một cách hiệu quả, NH cần áp dụng những cơ cấu, quy trình và tiêu chuẩn quản trị kết hợp với việc phân bổ trách nhiệm hợp lý là điều kiện tiên quyết. Bên cạnh đó, NH phải tập trung nguồn lực để phân tích và cảnh báo trước rủi ro, một khi đã nhìn nhận được rủi ro và cảnh báo trước được rủi ro thì sẽ có những hành động mau lẹ với chi phí thấp nhất, đồng thời bảo vệ uy tín của NH.

- Bộ phận kiểm soát nội bộ cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của mình, để

làm tốt nhiệm vụ đó, cán bộ kiểm tra phải được đào tạo bài bản, phải có kinh nghiệm trong công tác tín dụng mới nắm bắt được tất cả nghiệp vụ và phát hiện ra sai sót trong quá trình thực hiện tín dụng của CN, có biện pháp xử lý linh hoạt.

- Cần tuyển chọn những cán bộ giỏi, sắc sảo trong công tác, làm việc tại vị trí tín

dụng ít nhất 2 năm, có tinh thần học hỏi, nghiên cứu công văn quy trình, quy định để nhạy bén nhận biết các rủi ro có thể xảy ra, đưa ra cảnh báo và kiến nghị kịp thời giúp CN khắc phục, cùng hỗ trợ giúp CN phát triển.

- Định kỳ luân chuyển cán bộ kiểm tra giữa các CN để việc kiểm soát được khách

quan hơn, tránh việc lợi dụng các mối quan hệ quen biết trong CN để những rủi ro có cơ hội phát sinh.

Phân tán rủi ro tín dụng:

- Tránh dồn vốn: thực hiện cho vay nhiều đối tượng, thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau, không đầu tư vốn quá lớn cho một KH hoặc 1 nhóm KH và không nên đầu tư quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm hàng hoá, một ngành hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY SÀI SÒN (Trang 93 -93 )

×