Các nhân tố thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 36)

 Trình độ phân tích dữ liệu thông tin của NH: trên thị trường hiện nay, vấn đề

thông tin bất cân xứng là một thực trạng, tuy nhiên nếu NH có khả năng xử lý, đánh giá tốt các thông tin do KH cung cấp hoặc khả năng khai thác, thu thập thông tin hoàn hảo sẽ giúp NH giảm thiểu tối đa RRTD. Mặt khác, nếu năng lực của NH kém, khả năng thu thập thông tin KH không đáp ứng cho công tác đánh giá, thiếu am hiểu thị trường, kỹ năng phân tích thông tin hời hợt, không sâu sát dẫn đến quyết định cho vay và đầu tư không hợp lý.

 Quá trình kiểm tra, giám sát: nếu không thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát KH, trước trong và sau khi cho vay mà chỉ dựa vào các thông tin, hồ sơ do KH cung cấp để làm căn cứ thẩm định, quyết định cho vay sẽ không đánh giá được tư cách, uy tín cũng như năng lực tài chính của KH. Nếu NH thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm tra, giám sát KH, khoản vay sẽ giúp cho NH nắm bắt được nhu cầu KH, đánh giá được khả năng thanh toán để đưa ra quyết định cho vay hợp lý, đảm bảo cho vay KH đáp ứng đúng nhu cầu vốn thực tế của KH, không cho vay vượt quá nhu cầu, tạo điều kiện cho KH sử dụng vốn vào mục đích khác mà NH không quản lý được.

 Việc định giá tài sản thế chấp: tài sản đảm bảo đóng vai trò là nguồn thu nợ thứ

hai ngoài nguồn thu từ phương án vay vốn, vì vậy khi RRTD xảy ra, KH mất khả năng toán nợ vay thì TSBĐ là phao cứu sinh của NH, định giá TSBĐ đúng giá trị thực của tài sản sẽ giúp khoản vay được đảm bảo an toàn hơn, việc xử lý tài sản thuận lợi hơn, NH sẽ nhanh chóng thu hồi được nợ vay. Trái lại, định giá tài sản thế chấp vượt giá trị thực, tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản cao không tính đến sự biến động giá của thị trường; không thực hiện đầy đủ các thủ tục thế chấp đảm bảo tính pháp lý bảo vệ quyền lợi cho NH; không đảm bảo các điều kiện về TSBĐ: dễ định giá, dễ chuyễn nhượng, dễ tiêu thụ…chắc chắn sẽ đem lại cho NH sự thất thoát vốn vay vì tài sản đảm bảo không đủ để thu hồi nợ.

 Tính chính xác của mục tiêu tăng trưởng tín dụng: tăng trưởng tín dụng là mục

tiêu của tất cả các NH, giúp NH tăng lợi nhuận nên việc đưa ra mục tiêu tăng trưởng và phấn đấu đạt chỉ tiêu một cách an toàn, hiệu quả là tốt. Nhưng thực trạng các NH chạy theo chỉ tiêu, tăng trưởng tín dụng mà không quan tâm chất lượng tín dụng: do cạnh tranh với các NH khác sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra RRTD, nợ xấu cũng sẽ tăng tương ứng.

 Chất lượng bộ phận chuyên trách theo dõi rủi ro: NH nên có bộ phận chuyên nghiệp để dự liệu diễn biến của thị trường, nắm bắt các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế sẽ giúp NH chủ động trong việc lựa chọn KH, ngành hàng, lĩnh vực để đầu tư cho vay phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Công tác xác định thị trường

và lĩnh vực cho vay của NH nếu không có bộ phận chuyên trách, nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp mà công việc được phân công dàn trãi không rõ ràng, cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc không chuyên sâu sẽ không phát huy được lợi ích của công tác quản trị rủi ro thị trường và ngành hàng.

 Năng lực và phẩm chất đạo đức của CBTD: Do đặc thù của lao động trong lĩnh

vực NH là làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với “tiền” và các công cụ có giá trị có thể dễ dàng chuyển thành tiền, nên đạo đức nghề nghiệp và tính liêm chính trong kinh doanh NH được đề cao, con người là nhân tố quan trọng hơn cả trong công tác QTRRTD, rủi ro hiện hữu ở tất cả các công đoạn của quy trình cấp tín dụng trong đó giai đoạn thẩm định, lập hồ sơ vay vốn của CBTD rất quan trọng, nếu cán bộ có kỹ năng phân tích, đánh giá tốt, đạo đức nghề nghiệp được nâng cao giúp cho công tác quản trị rủi ro hiệu quả hơn, mang lại cho NH những khoản đầu tư cho vay hiệu quả, an toàn, RRTD sẽ được hạn chế tối đa. Ngược lại, trình độ cán bộ hoặc đạo đức nghề nghiệp kém dể dẫn đến việc không tuân thủ quy định tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay gây thiệt hại lớn cho NH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)