Các nhân tố thuộc về phía khách hàng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 38)

 Kinh nghiệm kinh doanh của KH: KH có kinh nghiệm quản trị, năng lực quản

lý kinh doanh tốt, sử dụng vốn vay hiệu quả, đảm bảo uy tín đối với NH cũng sẽ tác động tốt cho công tác quản trị rủi ro của NH. Nếu năng lực của KH kém, ít kinh nghiệm ứng phó với các biến động bất lợi của nền kinh tế sẽ không điều hành tốt hoạt động kinh doanh, vốn vay NH không có khả năng thanh toán, gây ra RRTD.  Sự trung thực của KH: KH cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác giúp NH dễ dàng đánh giá, hỗ trợ vốn hợp lý cho doanh nghiệp, công tác quản trị rủi ro sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, một số KH để được vay vốn, họ tìm mọi cách lợi dụng kẻ hở của NH: cung cấp thông tin cho NH không trung thực, lợi dụng sự lơi lỏng của NH trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ, thực tế để tạo các thông tin tốt cho mình làm kết quả thẩm định bị sai lệch dẫn đến quyết định tín dụng không chính xác. Hoặc KH dùng một TSBĐ để thế chấp nhiều nơi, vay vốn được nhiều hơn.

 Mục đích sử dụng vốn: KH sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư đúng ngành nghề truyền thống của mình, hoàn trả vốn vay ngay khi nguồn thu từ phương án vay vốn được thanh toán, NH sẽ quản lý được dòng tiền cho vay, giảm thiểu RRTD. Nếu mục đích vay vốn không có thật hoặc sử dụng vốn cho mục đích khác, dẫn đến mất vốn, đến hạn trả nợ không hoàn được vốn để trả nợ NH.

 Trách nhiệm, nghĩa vụ của KH: người đứng đầu doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng đối với các quyết định vay vốn, đầu tư kinh doanh. Với tinh thần trách nhiệm cao, người quản lý doanh nghiệp sẽ thận trọng trong các quyết định của mình, đảm bảo an toàn vốn. Đối với người thiếu trách nhiệm, muốn né tránh trách nhiệm thường sẽ ủy quyền cho cấp dưới đại diện nhưng người quyết định cuối cùng vẫn là họ, qua đó sẽ đưa ra các quyết định một cách hời hợt hoặc cố tình để trục lợi cá nhân, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến rủi ro cho NH.

 Thiện chí trả nợ: KH tốt, có thiện chí trong việc trả nợ NH sẽ có tác động tốt

cho hoạt động tín dụng, công tác quản trị rủi ro của NH, nếu KH cố ý chiếm dụng vốn của NH, không hợp tác trong việc trả nợ hoặc xử lý tài sản để thu hồi nợ sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc quản trị rủi ro của NH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Sài Sòn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)