II. Hệ thống các phương pháp dạy học
3. Nhĩm phương pháp kiểm tra, đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh giá
Kiểm tra, đánh giá, tự kiểm tra, tự đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học.
Dưới gĩc độ là một phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra bao gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
• Các dạng kiểm tra: Ở trường trung học thường sử dụng các dạng kiểm tra sau: - Kiểm tra thường ngày. Tiến hành trước, trong và sau khi tiến hành bài học nhằm
thúc đẩy học sinh học tập thường xuyên.
- Kiểm tra định kì. Dạng kiểm tra này thường được thực hiện sau khi đã học xong một chương hoặc một số chương. Do đĩ khối lượng tri thức kĩ năng, kĩ xảo trong nội dung kiểm tra khá lớn và cĩ tính tổng quát hơn so với kiểm tra thường ngày. - Kiểm tra tổng kết. Dạng kiểm tra này được thực hiện vào cuối học kì, cuối năm
học nhằm đánh giá kết quả chung những điều đã học trong một phần hoặc tồn bộ giáo trình.
• Các phương pháp kiểm tra. Các dạng kiểm tra trên được thực hiện qua các phương pháp kiểm tra sau:
- Kiểm tra miệng: phương pháp kiểm tra này khơng chỉ sử dụng được trước khi học bài mới, mà cả trong khi và sau khi học bài mới, khi ơn tập, khi mở đầu cho cơng tác thực hành, cơng tác thí nghiệm.
Kiểm tra miệng cĩ thể bằng lời, cĩ thể kết hợp trình bày đồ dùng trực quan với lời nĩi, địi hỏi học sinh tái hiện tri thức đã biết để giải thích một hiện tượng, sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề trong hồn cảnh mới địi hỏi phải tư duy một cách sáng tạo.
Kiểm tra miệng cĩ những ưu điểm và hạn chế như phương pháp vấn đáp, vì phương pháp vấn đáp cĩ thể thực hiện chức năng kiểm tra. Vì vậy việc sử dụng nĩ cần theo những yêu cầu cơ bản của phương pháp vấn đáp.
Trước khi cơng bố điểm (một hình thức đánh giá) giáo viên cần tổng kết ưu điểm và nhược điểm trong tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh được kiểm tra (một hình thức đánh giá khác). Với những điều kiện như vậy thì kiểm tra và đánh giá mới cĩ ý nghĩa động viên và giáo dục.
- Kiểm tra viết: Phương pháp này được sử dụng cả trước và sau khi học một tiết học, một phần chương, một chương, một số chương hoặc tồn bộ mơn học.
Tùy theo yêu cầu của nội dung kiểm tra mà thời gian dành cho nĩ cũng khác nhau, trong khoảng 10- 15 phút và cũng cĩ thể chiếm cả tiết học.
Một trong những phương pháp kiểm tra viết đang được sử dụng ngày càng nhiều, đĩ là phương pháp trắc nghiệm khách quan. Với phương pháp đĩ giáo viên địi hỏi điền các từ thích hợp vào câu hoặc nêu lên câu hỏi, cho những phương án trả lời và địi hỏi chọn phương án trả lời đúng.
Kiểm tra viết cĩ một số ưu thế hơn kiểm tra miệng. Cụ thể là: Cĩ thể kiểm tra đồng thời học sinh tồn lớp trong một thời gian nhất định; dễ dàng thống nhất yêu cầu kiểm tra và đánh giá; giúp học sinh rèn luyện cách diễn đạt ý nghĩ của mình bằng ngơn ngữ viết; cho phép sử dụng tiết kiệm thời gian học tập. Song nĩ cũng cĩ những hạn chế, cụ thể là, kiểm tra viết thiếu sự tiếp xúc sinh động giữa người giáo viên và học sinh và điều đĩ cĩ ảnh hưởng tới nội dung câu trả lời của họ.
Khi kiểm tra viết cần chú ý tới những điều sau:
Điều đầu tiên là ra đề bài phải chính xác, dễ hiểu và hiểu như nhau giữa mọi người, vừa sức, phù hợp với thời gian làm bài, phát huy được trí thơng minh của học sinh. Để đạt điều đĩ cần diễn đạt câu hỏi rõ ràng; chọn từ cĩ nghĩa chính xác; dùng câu đơn giản; tránh từ gây hiểu lầm; tránh những câu hỏi rập khuơn sách giáo khoa, hoặc những câu hỏi khẳng định, những câu hỏi cĩ tính đánh lừa hay gài bẫy (như câu hỏi thừa giả thiết).
Trong khi tiến hành kiểm tra, tạo điều kiện cho học sinh bình tĩnh, tập trung tư tưởng, tự giác làm bài đầy đủ và cẩn thận.
Thu bài đúng giờ quy định.
Đáp án chấm phải chính xác, rõ ràng, mọi người hiểu như nhau thang điểm từng câu, từng ý phù hợp với yêu cầu nội dung phải trả lời.
Chấm bài cẩn thận, cĩ lời nhận xét chính xác, gọn, rõ.
Trả bài đúng hạn, Khi trả bài phải cĩ nhận xét chung đối với kết quả, với những sai lầm phổ biến của lớp, những sai lầm lớn của một số người, về hình
thức, phương pháp làm bài, phương pháp độc đáo, hay của một số cá nhân, thái độ làm bài.
- Kiểm tra thực hành: phương pháp này nhằm kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo thực hành như đo lường, thí nghiệm, lao động…ở trên lớp, phịng thí nghiệm, ở vườn trường…. Việc kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo lao động bằng các bài tập địi hỏi học sinh
thực hiện một qui trình các thao tác, biện pháp nhất định. Những bài tập địi hỏi giải thích về mặt lý thuyết lại yêu cầu các em tìm ra các biện pháp hoặc phương pháp chứng minh.
Kiểm tra thực hành cĩ thể tiến hành với từng cá nhân hoặc từng nhĩm nếu từng cá nhân tiến hành khơng thể đạt được kết quả chắc chắn.
- Kiểm tra bằng máy: Ở một số nước hiện nay người ta sử dụng phương pháp kiểm tra bằng máy về chất lượng lĩnh hội tri thức, đặc biệt là về các mơn tốn và khoa học tự nhiên. Chương trình kiểm tra được đưa vào máy. Học sinh lựa chọn câu trả lời bằng số và ấn vào số tương ứng trên máy. Phương pháp này đảm bảo tính khách quan cao, nhưng nĩ khơng chú ý đến những đặc điểm tâm lý của học sinh, khơng cho phép kiểm tra được tính lơgíc, sự biểu đạt ngơn ngữ và giúp đỡ kịp thời khi học sinh gặp khĩ khăn. Điều đĩ nĩi lên rằng ngay trong kiểm tra cũng cần phối, kết hợp các phương pháp kiểm tra, cả kiểm tra bằng máy và kiểm tra khơng dùng máy về chất lượng học tập của học sinh .
- Phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá: để người học cĩ ý thức rõ bản thân mình phải tự học, học tập liên tục, học tập suốt đời, phải hình thành ở họ thĩi quen tự kiểm tra, tự đánh giá mức độ lĩnh hội tài liệu học tập, kĩ năng, tự lực phát hiện những sai lầm mắc phải và vạch ra cách khắc phục những lỗ hổng trong sự hiểu biết của mình. Đĩ là đặc điểm chủ yếu của giai đoạn hồn thiện việc kiểm tra hiện nay trong nhà trường phổ thơng. Vì vậy trong quá trình kiểm tra, bao giờ cũng gắn chặt sự kiểm tra với sự tự kiểm tra của học sinh, sự đánh giá với sự tự đánh giá.
• Đánh giá và tự đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
Kết quả kiểm tra việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo được thể hiện trong việc đánh giá.
Đánh giá là sự biểu thị thái độ theo một chuẩn mực nhất định. Thơng qua kết quả kiểm tra, người đánh giá (giáo viên) nêu một nhận xét tổng hợp, đơi khi bằng lơì, hoặc bằng lời kết hợp với điểm số. Vì vậy hình thức đánh giá cĩ thể là nhận xét bằng lời, bằng chữ hoặc bằng điểm số.
Khi đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo phải căn cứ cả vào mặt chất lượng và số lượng của kết quả học tập của học sinh .
Khi đánh giá cần phải khuyến khích học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Trên cơ sở đĩ, giáo viên phân tích cụ thể mặt ưu và nhược điểm trong tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Đồng thời chỉ ra cách khắc phục mặt nhược và phát huy mặt ưu của họ.
Việc đánh giá phải đúng đắn, phản ánh khách quan chất lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Nếu giáo viên quá dễ dãi trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ làm cho chính họ, cho người lãnh đạo nhà trường, cha mẹ học sinh hiểu khơng đúng về chất lượng học tập thực sự của học sinh. Ngồi ra, tập thể lớp sẽ cĩ quan niệm khơng đúng về những yêu cầu của giáo viên đối với chất lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Mặt khác, giáo viên cũng khơng được khắt khe, hạ thấp điểm của học sinh. Điều đĩ làm cho học sinh trở nên chán nản và do đĩ làm cho họ khơng thích học. Giáo viên khơng được cĩ thái độ thờ ơ trong việc đánh giá kết quả học tập của học sin, vì mỗi sự đánh giá như thế làm cho học sinh lo lắng hồi hộp và để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn họ. Vì vậy, người giáo viên khơng được sử dụng biện pháp đánh giá như một phương tiện để răn đe, trách phạt về một hành vi nào đĩ, hoặc vội vàng nhận xét, cho điểm thấp câu trả lời sai hoặc khơng trả lời được khi chưa rõ nguyên nhân vì sao người học sinh đĩ khơng hồn thành được nhiệm vụ học tập của mình.
Từ sự trình bày về hệ thống các phương pháp dạy học ở trên ta cĩ thể nhận thấy đĩ là một hệ thống phức hợp về nhiều phương diện, nhiều cấp độ do mục đích dạy học, do thành phần nội dung dạy học và do cách lĩnh hội nội dung khơng đồng nhất. Hơn nữa các phương pháp dạy học được thực hiện bằng những phương tiện khác nhau: ngơn từ, trực quan, thực hành và sự kết hợp khác nhau những phương tiện đĩ. Mỗi phương pháp lại cĩ thể xây dựng theo cấu trúc lơgíc khác nhau: quy nạp hoặc suy diễn. Đồng thời mỗi phương pháp cũng phản ánh tính chất tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh – trực tiếp hoặc gián tiếp và tính chất hoạt động nhận thức của học sinh.
Vì vậy, quá trình dạy học hiện đại địi hỏi phải vận dụng tất cả các phương pháp dạy học. Vấn đề là ở chỗ kết hợp các phương pháp đĩ như thế nào và tỷ trọng những phương pháp địi hỏi hoạt động nhận thức tích cực của học sinh như thế nào để đảm bảo tính vừa sức đối với họ. Điều đĩ phụ thuộc vào trình độ chuyên mơn và nghệ thuật sư phạm của người giáo viên.