1. Kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học là văn kiện do nhà nước ban hành, trong đĩ qui định: - Các mơn học
- Thứ tự giảng dạy và học tập các mơn học
- Số tiết dành cho từng mơn trong mỗi tuần ở từng năm học
- Tổ chức năm học: Số tuần thực học, số tuần lao động và nghỉ, chế độ học tập hàng tuần, hàng ngày.
- Qui dịnh một số hoạt động chung: Chào cờ, sinh hoạt tập thể, dạy nghề….
- Chế độ học tập của học sinh: mỗi ngày học một buổi, mỗi năm học 33 tuần, mỗi tuần học khoảng 30 –35 tiết.
2. Chương trình dạy học
Chương trình dạy học cũng là văn kiện do nhà nước ban hành, trong đĩ qui định: - Vị trí, mục tiêu mơn học.
- Phân phối thời gian cho các phần, các chương, các bài, ơn tập, hệ thống hĩa kiến thức, kiểm tra đánh giá.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
I. Khái niệm phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp, mà tiếng Hy Lạp là “Méthodos” cĩ nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.
Từ đĩ phương pháp cĩ cấu trúc phức tạp bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ, quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được)).
Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn tới kết quả theo dự định. Nếu mục đích khơng đạt được thì phương pháp khơng phù hợp với mục đích hoặc nĩ khơng được sử dụng đúng.
Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất để tác động cĩ kết quả vào một đối tượng nào cũng phải biết những tính chất của đối tượng đĩ, tiến trình biến đổi của nĩ dưới tác động của phương pháp đĩ. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tương ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn. Những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào là mặt khách quan của phương pháp. Bản thân những quy luật khách quan này khơng trực tiếp tạo nên phương pháp, nhưng chúng khơng thể thiếu được khi định ra phương pháp. Cịn những biện pháp, thao tác xuất hiện trên những quy luật đĩ mà chủ thể sử dụng để nhận thức, cải biến các hiện tượng tạo nên mặt chủ quan của phương pháp. Cĩ thể nĩi chính những quy luật khách quan chi phối đối tượng được chủ thể nhận thức và cải biến thành quy tắc hành động của mình.
Chính vì vậy, đối với những phương pháp dạy học, chủ thể tác động - người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối đối tượng tác động của mình là học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những biện pháp tác động phù hợp.
Phương pháp dạy học cũng cĩ những đặc điểm riêng của nĩ . Đĩ là, người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời lại là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ tương ứng với sự tác động của giáo viên phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên khơng tạo cho học sinh cĩ mục đích tương ứng và khơng trùng với mục đích của mình thì hoạt động dạy học khơng diễn ra và phương pháp tác động khơng đạt được kết quả mong muốn.
Vì vậy, phương pháp dạy học trước tiên địi hỏi giáo viên phải đề ra mục đích của mình và tiến hành hoạt động với những phương tiện mà mình cĩ. Nhờ đĩ làm cho người học xuất hiện mục đích của mình . Nhờ tác động dạy học của người thầy, người học thực hiện quá trình lĩnh hội nội dung dạy học, đạt được mục đích đã đề ra. Kết quả đĩ là tiêu chuẩn đánh giá sự tương ứng giữa phương pháp với mục đích. Từ đĩ cĩ thể rút ra định nghĩa sau:
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động cĩ trình tự, phối hợp, tương tác với nhau của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
Nĩi một cách khác, phương pháp dạy học là hệ thống những hành động cĩ chủ đích, theo một trình tự nhất định của giáo viên và học sinh nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính vì như vậy mà đạt được những mục đính dạy học.
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau. Trong đĩ phương pháp dạy cĩ vai trị chỉ đạo, cịn phương pháp học cĩ tính độc lập tương đối , chịu sự chi phối của phương pháp dạy. Tuy vậy, nĩ cũng cĩ ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nĩ. Song việc phân chia như vậy cũng chỉ cĩ tính chất tương đối. Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học để lĩnh hội tri thức mới, nhưng lại trở thành biện pháp của phương pháp cơng tác trong phịng thí nghiệm. Điều đĩ cĩ nghĩa là trong những điều kiện nhất định, phương pháp dạy học cĩ sự chuyển hố lẫn nhau.
Sự xác định tổng quát phương pháp dạy học nĩi chung chưa cho phép làm sáng tỏ sự khác nhau giữa các phương pháp. Như chúng ta đã biết, nội dung dạy học phải lĩnh hội khơng đồng nhất về thành phần. Nĩ cĩ những dạng và từng dạng đĩ lại cĩ nội dung riêng của mình . Do đĩ rõ ràng là phải cĩ một vài phương pháp khác nhau. Thêm vào đĩ, khi chưa biết những tính chất của đối tượng bị tác động thì cũng khơng thể lựa chọn cả cách thức hoạt động . Đối tượng đĩ là học sinh, cịn thuộc tính của nĩ thể hiện ở chỗ họ lĩnh hội nội dung phải nghiên cứu như thế nào, thái độ học tập của họ ra sao, dưới ảnh hưởng của nội dung lĩnh hội, họ biến đổi như thế nào.