Nhĩm phương pháp kích thích và hình thành động cơ nhận thức học

Một phần của tài liệu Giáo Trình Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Trung Học (Trang 52)

II. Hệ thống các phương pháp dạy học

2.Nhĩm phương pháp kích thích và hình thành động cơ nhận thức học

Quá trình dạy học xét theo khía cạnh hoạt động bao gồm ba mặt là hình thành động cơ nhận thức của học sinh, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra hoạt động nhận thức. Vì thế, nếu xét các phương pháp dạy học bao quát được cả ba mặt đĩ của hoạt động nhận thức của học sinh thì các cách thức tác động của người giáo viên và tương ứng với nĩ là cách thức hoạt động của học sinh sẽ đem lại hiệu quả

tốt đẹp. Do vậy, nhĩm phương pháp này phải bao gồm việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng động cơ nhận thức - học tập cho học sinh.

Phương pháp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng động cơ học tập gần đây ngày càng được chú ý và được xem xét một cách riêng biệt mặc dù trong nhiều trường hợp dường như động cơ học tập nằm ngay trong bản thân hoạt động học tập và cĩ thể tự nhiên hình thành. Tuy nhiên, do học vấn chỉ là một dạng của kinh nghiệm xã hội mà các cá thể học sinh cần chuyển hĩa thành phẩm chất riêng của họ, cho nên chỉ nhờ cĩ động cơ nhận thức tích cực, học sinh mới sẵn sàng đáp ứng sự tổ chức và chỉ đạo hoạt động nhận thức từ phía giáo viên. Bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập tích cực để từng bước hình thành ở họ khả năng tự bồi dưỡng động cơ tích cực trở nên một mặt hữu cơ của quá trình dạy học, vừa đảm bảo sự tiến triển của quá trình, vừa phản ánh mặt giáo dục của dạy học. Trong nhà trường trung học nĩi riêng và nhà trường phổ thơng nĩi chung, người ta chú ý trước hai vấn đề: Kích thích hứng thú nhận thứcgiáo dục tình cảm nhận thức.

Hứng thú nhận thức: là một bộ phận của hứng thú nĩi chung, được hiểu như là một phẩm chất của nhân cách, đảm bảo duy trì hoạt động của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu là động lực cơ bản của sự học tâp.

Hứng thú nhận thức của học sinh thực ra đã hình thành sẵn ở họ ngay từ khi cịn nhỏ, biểu hiện ở sự tị mị ham hiểu biết và về sau được phát triển thành tính ham học, ham đọc, ham xem, ham tìm hiểu và cuối cùng là trở thành hứng thú khoa học, hứng thú văn chương, nghệ thuật. Thật đáng tiếc là nhà trường và các thầy cơ giáo nhiều khi khơng huy động được hứng thú vốn cĩ ấy của học sinh để phát triển nĩ, phục vụ cho việc dạy học một cách tốt nhất. Thậm chí cĩ trường hợp một số giáo viên cịn vơ tình làm thui chột cái khả năng to lớn sẵn cĩ trong học sinh của mình qua cái kiểu dạy học khơng coi sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh như một yêu cầu nhất thiết phải cĩ và luơn thấy phần lỗi ở học sinh mỗi khi họ học tập khơng đạt kết quả như mong muốn. Xét về gĩc độ phương pháp dạy học mà nĩi, nhà trường và giáo viên nên cố gắng tìm những con đường, cách thức làm cho việc học tập của học sinh trở thành niềm vui, chứ khơng phải một gánh nặng, làm cho việc đến lớp hàng ngày của các em giống như những cuộc khám phá nhỏ các bí mật to lớn của thế giới, chứ khơng phải chỉ là một thứ nhiệm vụ đơi khi đầy lo âu nơm nớp. Bất kì nhà giáo nào cũng đều đã từng là học trị, vậy mỗi thầy giáo cơ giáo hãy nên nhớ lại cái thời học trị của mình những khi cảm thấy chính học trị của mình chán ngán học hành. Nếu được kích thích hứng thú học tập đúng mức thì bất cứ một mơn học nào cũng trở thành cực kì hấp dẫn, làm bộc lộ năng lực đang tiềm ẩn trong mỗi một học sinh.

Tình cảm nhận thức được hiểu như một trong những điều kiện cơ bản đảm bảo kết quả học tập của học sinh.

Người ta đã chứng minh rằng, xúc cảm tích cực là cái kích thích mạnh mẽ sự hoạt động của con người và thái độ thờ ơ lãnh đạm là kẻ thù nguy hại nhất của việc học tập. Sở dĩ như thế là vì bản chất của xúc cảm là một trạng thái tâm hồn nảy sinh thành thái độ của cá nhân đối với đối tượng nhận thức, khiến cho hệ thần kinh của chủ thể hoạt động tốt (ở trạng thái hưng phấn) để lĩnh hội và vận dụng tài liệu.

Xúc cảm tích cực trong học tập của học sinh trước hết do thái độ, quan hệ của giáo viên đối với việc dạy học và đối với học sinh quyết định. Nĩ là một thứ quan hệ độc đáo của con người với sự vật, xúc cảm tích cực của học sinh chỉ cĩ thể hình thành trong điều kiện giáo viên biểu lộ quan hệ tốt đẹp, tiến bộ đối với việc học tập của học sinh. Học sinh sẽ khơng thể nào yêu thích mơn học mà giáo viên dạy mơn học ấy lại thờ ơ với tri thức khoa học và bàng quan với sự cố gắng của học sinh. Ngược lại, nếu giáo viên là một người luơn chứng tỏ qua giờ học rằng mình là một người thực sự yêu lĩnh vực tri thức mơn học, say mê mở rộng hiểu biết để truyền đạt cho học sinh, cũng như biết lơi cuốn học sinh vào quá trình chiếm lĩnh mơn học, cổ vũ những tiến bộ dù nhỏ của họ, thơng cảm với những khĩ khăn trong học tập của họ, thì chắc chắn quá trình dạy học sẽ tiến triển tốt và mang lại hiệu quả. Mỗi năm giáo viên nên đặt mức cố gắng nâng cao một phần hiểu biết về mơn học và cĩ một số cải tiến nhất định trong dạy học bộ mơn của mình. Cập nhật những tri thức mới cĩ liên quan, dù chỉ là các ghi chép về những thơng tin mới nào đĩ về lĩnh vực tri thức mơn học (ví dụ người đoạt giải Nobel từng năm, những thiết bị mới được áp dụng trong sản xuất, nghiên cứu khoa học và đời sống…), những câu hỏi khĩ mà học sinh thắc mắc qua một năm dạy, những bài tốn hay mới sưu tầm, những kinh nghiệm của bạn đồng nghiệp trong việc dạy các vấn đề khĩ của chương trình…. Người giáo viên nếu làm được những việc này, đều cĩ thể tạo được những tình cảm nhận thức tích cực trong học sinh của họ.

Trong nhiều trường hợp giáo viên hồn tồn cĩ thể cảm hĩa học sinh trước hết bằng lịng bao dung, độ lượng, bằng thái độ chân tình, yêu thương họ. Trách phạt mặc dù là cần thiết, nhưng chắc chắn khơng phải là biện pháp cĩ hiệu quả nhất, cịn sự thơ bạo như lời lẽ sỉ nhục, thậm chí địn roi chỉ chứng tỏ sự bất lực của giáo viên mà thơi.

Yêu cầu giáo dục tình cảm địi hỏi phải nâng trình độ sử dụng phương pháp dạy học lên mức nghệ thuật đi vào tâm hồn con người. Ở đây cĩ kĩ thuật sử dụng cơng cụ dạy học, mà cũng cĩ cả nghệ thuật thấu hiểu và chinh phục tâm hồn con người, chính nĩ giúp giáo viên khai thác được những khía cạnh xúc động nhất của nội dung mơn học và dùng nội dung đĩ tác động vào học sinh làm bùng lên ở họ những tình cảm sâu sắc đối với việc nỗ lực chiếm lĩnh tri thức và vận dụng tri thức.

Đĩ là kĩ thuật sử dụng lời nĩi, vẻ mặt, điệu bộ, dùng lời hay ý đẹp đã chọn lọc cẩn thận, kết hợp với những cử chỉ điêu luyện đúng chỗ, giúp lơi cuốn học sinh thâm nhập vào tiến trình biến động của sự kiện lịch sử, của quá trình khám phá, phát minh, chinh phục, đưa học sinh hịa mình vào các sự kiện ấy, dường như họ là những người đương thời tạo ra sự kiện ấy. Chỉ cần người giáo viên gắn chặt việc dạy học bộ mơn với cuộc sống, với thực tiễn sản xuất, thật sự rung động trước những biến cố của cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc và của lồi người chống lại sự tàn bạo và bất cơng xã hội và sức mạnh khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng thời bỏ cơng sức sưu tầm ghi chép, chọn lọc nội dung giáo dục tình cảm cho bài học của mình thì mặt giáo dục động cơ nhận thức hồn tồn cĩ thể thực hiện được ở tất cả các bộ mơn.

Một phần của tài liệu Giáo Trình Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Trung Học (Trang 52)