THANH TRA MỘT NHÀ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 156)

1. Mục đích, yêu cầu

Đánh giá toàn diện tình hình nhà trường trên cơ sởđối chiếu với các quy định về

mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo của cấp học.

Kết quảđược đào tạo, trình độđược giáo dục của học sinh là tiêu chuẩn cao nhất

để đánh giá hoạt động của nhà trường. Qua thanh tra giúp cho Hiệu trưởng và tập thể

sư phạm nhận rõ thực trạng tình hình nhà trường, giúp nhà trường những giải pháp để

giải quyết những vấn đề cấp bách, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo.

2. Nội dung thanh tra

Thanh tra về nhân sự của nhà trường từ số lượng đến trình độ đào tạo và trình độ

thực.

Thanh tra về cơ sở vật chất của việc đào tạo, từ phòng học đến thư viện, từ phòng thí nghiệm đến đồ dùng dạy học.

Thanh tra về môi trường và cảnh quan nhà trường, tài chính và chi tiêu...

Thanh tra thực hiện chỉ tiêu số lượng học sinh được giao phó đào tạo đến sự

chuyên cần của học sinh.

Thanh tra của hoạt động nội khoá, ngoại khoá, hoạt động trong nhà trường và ngoài xã hội.

Thanh tra về giảng dạy, học tập và các mặt giáo dục khác. Thanh tra về giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề.

Tóm lại, mọi hoạt động trong nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục được tốt

đẹp, đều phải thanh tra để có được những hướng dẫn kịp thời.

3. Tiến trình thanh tra

Để thanh tra thuận lợi và có kết quả trước hết phải chuẩn bị chu đáo như tập hợp

đầy đủ thông tin cần thiết về nhà trường và sau đó lập kế hoạch để tiến hành thanh tra. Nhân sự và phiếu trắc nghiệm, kinh phí và kế hoạch triển khai...

Chuẩn bị được chu đáo, Hiệu trưởng nhà trường báo cáo được đầy đủ việc thực hiện nhiệm vụ làm cơ sở tốt cho công tác thanh tra.

Người làm công tác thanh tra phải thực sự thâm nhập vào các mặt hoạt động của nhà trường, như tham dự các hoạt động vui chơi, học tập, lao động và ngoại khoá.

Sau một đợt thanh tra phải có sự tổng kết và biên bản kết quả thanh tra. Trưởng

đoàn thanh tra phải thông báo kết quả đầy đủ cho nhà trường và sau khi nhất trí, công bố kết quả thanh tra với Hội đồng giáo dục và có chữ ký của các bên, gửi văn bản lên các cấp quản lí.

4. Đánh giá và xếp loại

a. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại

- Lấy chất lượng giáo dục - đào tạo làm trọng điểm cho việc xếp loại.

- Đánh giá xếp loại cần phải đối chiếu với yêu cầu và tính đến điều kiện thực tế. - Xếp loại từng mặt và xếp loại chung theo từng mức độ: tốt khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.

b. Xếp loại từng nội dung.

- Loại tốt: Thực hiện đúng, đủ các quy định và đạt kết quả cao.

- Loại khá: Thực hiện đúng, đủ các quy định và đạt kết quả tương đối cao. - Loại đạt yêu cầu: cơ bản thực hiện đúng quy định và kết quả được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu.

- Loại chưa đạt yêu cầu: Không thực hiện được yêu cầu tối thiểu.

c Xếp loại nhà trường.

- Loại tốt: chất lượng giáo dục, đào tạo đạt loại tốt, còn các nội dung khác phải

đạt từ yêu cầu trở lên.

- Loại khá: chất lượng giáo dục, đào tạo đạt loại khá, còn các nội dung khác phải

đạt yêu cầu.

- Loại đạt yêu cầu: Chất lượng giáo dục đào tạo đạt yêu cầu, còn các nội dung cùng đạt yêu cầu.

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)