ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 130)

1. Những quy định chung

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ

thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Trường có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Huy động hết trẻ em vào lớp một và vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xoá mù chữ trong cộng đồng.

Cũng như các cấp học khác, nó có các loại hình trường công lập, dân lập . hay ta gọi chung là các trường Tiểu học ngoài công lập.

2. Tổ chức và quản lý trường tiểu học

Trường tiểu học được xác định trong mạng lưới trường học và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trường tiểu học do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định với đủ hồ sơ quy định thành lập trường. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ theo quy định, Phòng Giáo dục và Đào tạo chấp nhận hồ sơ và cùng với uỷ ban nhân xã khảo sát tính khả thi và trình lên Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện xem xét quyết định.

a. Đối với cơ sở giáo dục tiểu học khác muốn mở cơ sở đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phổ cập giáo dục tiểu học của địa phương.

b. Tổ chức hay cá nhân muốn mở cơ sở giáo dục tiểu học khác phải: + Đủ số lượng giáo viên theo tiêu chuẩn.

+ Đủ cơ sở vật chất để tiến hành giáo dục đào tạo.

+ Phải có sự bảo trợ việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

c Tổ chức và quản lý

- Hiệu trưởng

Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Quận bổ

nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm và không quá hai nhiệm kỳ liên tục cùng một trường. Hiệu trưởng phải là giáo viên tiểu học đã có thời gian dạy học ít nhất 5 năm được sự tín nhiệm về chuyên môn và đạo đức, có năng lực quản lý trường.

Theo chếđộ thủ trưởng, Hiệu trưởng quản lý toàn bộ công việc giáo dục đào tạo của nhà trường.

- Phó hiệu trưởng

Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng. Mỗi trường tiểu học có từ

một đến hai Phó hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hoặc Quận bổ nhiệm. Phó hiệu trưởng phải là người có thời gian làm giáo viên tiểu học ít nhất 3 năm, không kể thời gian tập sự và được đào tạo từ trình độ Cao đẳng sư phạm.

- Lớp học

Học sinh được tổ chức theo lớp, mỗi lớp không quá 35 học sinh, có lớp trưởng và lớp phó do học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định, mỗi lớp có giáo viên vừa làm chủ nhiệm vừa giảng dạy các môn học. Ở trường có nhiều lớp học có thể chia thành khối lớp học. Trong trường, số lớp không quá 30 lớp.

- Tổ chuyên môn

Trong trường tiểu học, tổ chuyên môn được tổ chức theo khối lớp xây dựng kế

hoạch hoạt động chung, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Ngoài ra trong trường còn có một tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ

Chí Minh, giáo viên phụ trách Đội có thể là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tuỳ thuộc vào quy mô trường.

- Hội đồng giáo dục

Hội đồng giáo dục tư vấn cho Hiệu trưởng, thành lập vào đầu năm học và do Hiệu trưởng làm chủ tịch. Thành phần Hội đồng Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, bí thư Đảng, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch công đoàn phụ

trách Đội và các tổ trưởng.

- Tổ chức Đảng và Đoàn thể khác

Tổ chức Đảng trong trường tiểu học hoạt động theo khuôn khổ pháp luật.

Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động nhằm giúp nhà trường trong việc thực hiện mục tiều, nguyên lý giáo dục.

- Hoạt động giáo dục trong trường tiểu học

- Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các môn học bắt buộc.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường tổ chức như: hoạt động vui chơi, tham quan ôn lịch

3. Thầy giáo và học trò

a. Thầy giáo

Thầy giáo tiểu học có nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường theo chương trình kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham gia công tác phổ cập giáo dục.

Rèn luyện học sinh về các mặt văn hoá, đạo đức.

Rèn luyện nghĩa vụ công dân được quy định trong hiến pháp.

Thầy giáo tiểu học phải có trình độ chuẩn trung học sư phạm; nếu có trình độ

trên chuẩn được tạo điều kiện để phát huy tác dụng.

Người có trình độ trung học chuyên nghiệp hay cao đẳng khác muốn trở thành giáo viên tiểu học phải thông qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Ngôn ngữ người thầy giáo phải đạt chuẩn phổ thông, có âm thanh trong sáng và thuyết phục.

Người thầy giáo tiểu học phải giữ gìn sự trong sáng vềđạo đức, tác phong và lời nói đẹp, tránh xúc phạm đến học sinh và thô tục đến người khác.

b. Học sinh

Tuổi học sinh từ 6 đến 14 tuổi. Nếu trẻ em có sức khoẻ và trí lực tốt có thể học trước tuổi hay vượt lớp.

Học sinh phải biết kính trọng thầy giáo và mọi người. Chăm chỉ học hành và hoàn thành nhiệm vụ học tập. Rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh môi trường.

Học sinh được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được tham gia các hoạt động phát triển năng khiếu. Được nhận học bổng hoặc các trợ cấp khác theo quy định.

Ngôn ngữ sử dụng trong nhà trường phải trong sáng và cấm mọi hành vi phi đạo

đức. Nếu học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt rèn luyện đạo để tốt thì được nhà trường xét khen thưởng và nếu ngược lại thì bị kỷ luật tuỳ theo mức vi phạm.

4. Cơ sở vật chất và quan hệ xã hội

a. Cơ sở vật chất

Trường phải xây dựng ở một địa điểm thích hợp; học sinh đến trường không phải

đi quá 2 kia, vùng núi có thể 3 km. Môi trường xung quanh không có tác động xấu đến nhà trường. Khuôn viên trường đẹp và thoáng mát, bố trí lớp học, nơi làm việc hợp lý,

b. Mối quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội

Nhà trường phải chủ động kết hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục. Thường xuyên kết hợp với Ban đại diện học sinh và Hội đồng giáo dục cấp xã thống nhất quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)