ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 133)

1. Những quy định chung

Trường trung học là cơ sở giáo dục bậc Trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh bậc học phổ thông (bao gồm trung học cơ sở). Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Nó bao gồm những quyền hạn sau:

- Tổ chức hoạt động dạy, học và các hoạt động khác theo chương trình giáo dục trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Tiếp nhận và vận động học sinh bỏ học tới trường, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội khác thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Trường trung học được tổ chức theo các loại công lập, bán công, dân lập và tư

thục. Các loại trường không phải công lập gọi tên chung là trường trung học ngoài công lập.

Tên trường:

Công lập: THPT (hay THCS) + tên riêng

Ngoài công lập: Trung học cơ sở (trung học phổ thông) + (bán công dân lẫn tư

thục) + tên riêng

2. Tổ chức và quản lý trường trung học

Trường trung học cơ sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận quyết định thành lập trên cơ sở thoả thuận bằng văn bản với Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường trung học phổ thông do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi đã thoả thuận bằng văn bản với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Việc mở trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

a. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng

Trường trung học có một Hiệu trưởng và từ 1 đến 3 Phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm và không quá hai nhiệm kỳ một trường trung học.

Hiệu trưởng là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy định, đã dạy ít nhất 5 năm bậc trung học hoặc bậc học cao hơn, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý được bồi dưỡng lý luận quản lý và được bạn đồng nghiệp tín nhiệm.

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường THCS do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện bổ nhiệm (trường công lập, bán công), công nhận (đối với tư thục, dân lập).

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường trung học phổ thông theo đề nghị của Giám

đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm (trường công lập, bán công), công nhận (trường dân lập, tư thục).

Hiệu trưởng thực hiện chếđộ thủ trưởng thực hiện nhiệm vụ quyền hạn: Tổ chức bộ máy nhà trường

Xây dựng kế hoạch giáo dục

Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh. Thực hiện chếđộ chính sách của nhà nước.

Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trường phân công. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc được giao. Thay mặt Hiệu trưởng khi được uỷ quyền.

b. Tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng

Tổ chức Đảng trong nhà trường trung học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp.

Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động theo quy định của luật pháp nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục.

c. Hội đồng giáo dục

Đây là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường.

Thành viên của Hội đồng giáo dục bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu trưởng, người ra quyết định và là Chủ tịch, các Phó hiệu trưởng, Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn TNCS Hồ Chí Minh,

các tổ chức chuyên môn. Hội đồng giáo dục họp ít nhất mỗi học kỳ một lần. Ngoài ra còn có các Hội đồng:

- Hội đồng thi đua khen thưởng - Hội đồng kỷ luật

3. Hoạt động giáo dục trong trường trung học

Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của trường trung học thực hiện theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các môn học bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Nhà trường còn phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Đánh giá về học lực qua điểm kiểm tra và điểm thi học kỳ.

Đánh giá về hạnh kiểm, được thực hiện sau mỗi học kỳ.

Việc đánh giá học sinh phải thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. Kết quả xếp loại học sinh

được dùng làm căn cứđể xét khen thưởng, xét lên lớp, xếp loại tốt nghiệp.

Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông hết chương trình có đủ điều kiện quy định để dự thi tốt nghiệp.

4. Thầy giáo và học sinh

a. Thầy giáo

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học: Tốt nghiệp CĐSP đối với giáo viên trung học cơ sở. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.

Những người tốt nghiệp trường cao đẳng, trường đại học chưa được đào tạo sư

phạm muốn trở thành giáo viên trung học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm tại các khoa, trường CĐSP hoặc ĐHSP.

Người giáo viên được hưởng mọi quyền lợi vật chất và tinh thần, được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chếđộ, chính sách quy định của nhà nước.

b. Học sinh

Học sinh trung học cơ sở, tuổi đầu cấp là 11 tuổi đến 14 tuổi. Học sinh trung học phổ thông tuổi đầu cấp là 15 tuổi đến 19 tuổi. Học sinh phải được tăng 1 tuổi so với quy định.

Học sinh có trí tuệ phát triển sớm có thể học trước tuổi hoặc vượt lớp.

Học sinh đặc biệt có thể vào học với tuổi đầu cấp cao hơn so với học sinh bình thường.

Học sinh phải biết kính trọng thầy, cô giáo và cán bộ trong trường. Chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường.

Hoàn thành nghĩa vụ học tập và rèn luyện thân thể tốt.

Học sinh được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được tôn trọng và bảo vệ, bình đẳng và dân chủ.

Trong nhà trường học sinh phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông trong ứng xử cũng như trong học tập. Trang phục sạch sẽ giản dị thích hợp với lứa tuổi.

Học sinh học tập tốt, giữ gìn kỷ luật tốt và tham gia các hoạt động của nhà trường

được khen thưởng, ngược lại sẽ phải nhận kỷ luật tuỳ theo mức độ nặng nhẹ.

5. Cơ sở vật chất và quan hệ xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Cơsởvật chất

Trường học là một khu riêng, thuận lợi cho việc giáo dục.Tổng diện tích tính theo đầu học sinh:

6m2đối với học sinh thàmh phố, 10m2đối với học nông thôn:

Phải có đủ phòng học và tiện nghi, bàn ghế . theo quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, với 45 học sinh trong một lớp. Phải có một khu vệ sinh sạch sẽ. Phải có sân chơi và nơi để xe

b. Quan hệ xã hội

Nhà trường phải chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục. Nghĩa là phải thống nhất quan

2. Những trường được thành lập sau khi Quy chế này có hiệu lực thi hành:

Cơ sở vật chất theo quy định tại chương VI Điều lệ trường trung học và các văn bản hướng dẫn kèm theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiêu chuẩn 5 - Công tác xã hội hoá giáo dục.

Tích cực làm tham mưu cho cấp uỷĐảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục. Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng theo Chương VII của Điều lệ trường trung học. Huy động các lực lượng xã hội tham gia

CHƯƠNG X: QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ỞĐỊA PHƯƠNG

Để phù hợp với yêu cầu quản lí sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương trong tình hình hiện nay. Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc sắp xếp tổ chức biên chế của các Sở Giáo dục và Đào tạo,các phòng Giáo dục và Đào tạo như sau:

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 133)