ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 127)

1. Những quy định chung

Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục quốc dân. Nó có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, với nhiệm vụ là tiếp nhận trẻ đến đúng độ tuổi nuôi dưỡng và giáo dục. Quản lý cơ sở vật chất của nhà trường và kết hợp tất với xã hội (phụ

huynh và các ngành, đoàn thể .) để thực hiện tốt giáo dục trẻ theo khoa học.

Cũng như các cấp học khác, cũng có các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư

thục và tên trường được cộng với một tên riêng nữa là đủ. Các loại trường nói trên đều chịu sự quản lý của Phòng Giáo dục huyện hay Quận về mọi mặt.

2. Tổ chức và quản lý trường mầm non

Trường mầm non là do cơ quan cấp huyện hoặc quận quản lý và chỉđạo mọi mặt,

được mở trường theo mạng lưới trường học của địa phương nghĩa là trường được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường hoặc cơ quan hành chính.

Trường mầm non do cơ quan cấp huyện hoặc quận quản lý, tổ chức và cá nhân muốn mở trường phải tuân thủ đúng điều lệ, đủ điều kiện trình lên cấp huyện hoặc quận xem xét và ra quyết định. Những quy định cần nắm vững a. Trẻ từ 3 tháng đến 36 tháng được tổ chức thành các nhóm trẻ Từ 3 đến 6 tháng: 15 cháu Từ 7 đến 12 tháng: 18 cháu Từ 13 đến 18 tháng: 20 cháu Từ 19 đến 24 tháng: 22 cháu Từ 25 đến 36 tháng: 25 cháu

b.Trẻ em từ 37 tháng đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo

Lớp 3 đến 4 tuổi: 25 cháu Lớp 4 đến 5 tuổi: 30 cháu Lớp 5 đến 6 tuổi: 35 cháu

Giáo viên được tổ chức thành chuyên môn theo khối hoặc theo lớp, thực hiện kế

hoạch hoạt động. Ngoài ra, còn phải tham gia bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hiệu trưởng do chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện hoặc quận bổ nhiệm

đối với trường công và bán công. Đối với trường dân lập hay tư thục thì Chủ tịch Uỷ

ban nhân dân huyện hoặc quận công nhận khi có đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục -

Đào tạo.

Phó Hiệu trưởng cũng được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện bổ nhiệm hay công nhận khi có sựđề nghị của Trưởng Phòng giáo dục - Đào tạo.

Hiệu trưởng phải là người có trình độ chuyên môn từ trung học sư phạm trở lên và đã có từ 5 năm tham gia công tác giáo dục mầm non, có tín nhiệm và có năng lực tổ

chức.

Hiệu trưởng quản lý toàn diện nhà trường theo chếđộ thủ trưởng và có hiệu phó giúp việc được phân công một số mặt công tác do hiệu trưởng quyết định. Phó hiệu trưởng cũng phải có trình độ chuyên môn từ trung học sư phạm trở lên và kinh qua công tác mẫu giáo ít nhất là 3 năm.

Trong trường mầm non cũng có đủ các tổ chức đoàn thể và chuyên môn:

- Tổ chức Đảng lãnh đạo trường và hoạt động đúng Hiến pháp, Pháp luật.

- Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

3. Hoạt động nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em

a. Chương trình giáo dục và tài liệu tham khảo được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định thống nhất trong toàn quốc.

- Danh mục tài liệu hướng dẫn và tài liệu tham khảo được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sử dụng trong trường.

- Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em tiến hành thông qua các hoạt động quy định trong chương trình.

b. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được tiến hành thông qua kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ thông qua kiểm tra định kỳ sức khoẻ, đánh giá phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ của trẻ.

4. Giáo viên và trẻ em

a. Giáo viên

Giáo viên mầm non phải có trình độ trung học sư phạm mầm non. Nếu người nào

đã có trình độ trung học, cao đẳng hay đại học muốn trở thành giáo viên mầm non phải qua khoá đào tạo giáo viên mầm non dành riêng cho đối tượng này tại các trường hay khoa sư phạm.

Giáo viên mầm non phải có ngôn ngữ mẫu mực mới có tác dụng giáo dục trẻ em. Nghĩa là giáo viên nhất thiết phải sử dụng đúng ngôn ngữ phổ thông với âm thanh chuẩn có khả năng diễn cảm.

b. Trẻ em

Trẻ em đến trường đúng độ tuổi và không mắc bệnh truyền nhiễm hay bệnh bẩm sinh nguy hiểm.

Đối với vùng cao hay vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt thì có thể nhận vào lớp với tuổi cao hơn tuổi quy định.

Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng những khoản trợ cấp theo quy định.

Trẻ em được ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng và được phát huy hết năng khiếu, uốn nắn ngôn ngữ và việc giao tiếp thưa gửi.

Trẻ em được chú ý khen thưởng động viên dưới nhiều hình thức.

5. Cơ sở vật chất và mối quan hệ xã hội

a. Cơ sở vật chết.

Trường phải đặt tại trung tâm dân cư, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Cơ cấu tổ chức và thiết bị nhà trường phải đảm bảo đúng và đủ theo quy định. Từ

phòng học cho các lớp, đến phòng âm nhạc, từ sân chơi đến nhà ăn và khu vệ sinh (có mẫu thiết kế do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định)

b. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Trách nhiệm nhà trường: Cùng với chính quyền địa phương, phối hợp với gia

đình và xã hội xây dựng tốt môi trường giáo dục.

- Trách nhiệm gia đình: Thường xuyên liên hệ với nhà trường cùng phối hợp nuôi dưỡng con cái. Đóng góp theo quy định và tham gia các hoạt động xã hội với nhà trường.

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)