1. Vài nét về tình hình sự nghiệp văn hóa Việt Nam thời gian qua
Đường lối phát triển sự nghiệp văn hóa nước ta được xác định ngay từĐề cương văn hóa Việt Nam năm 1943. Đó là nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng.
Tư tưởng đó được tiếp tục phát triển trong nhiều văn kiện củaĐảng. Đảng ta xác
định cách mạng tư tưởng - văn hóa là một trong ba cuộc cách mạng trong thời kỳ xây dựng đất nước.
Nhiều hội nghị Trung ương bàn về vấn đề văn hóa, hội nghị BCH Trung ương
Đảng lần thứ tư (khóa VII) đã ra nghị quyết về vấn đề văn hóa, vềđường lối phát triển văn hóa của đất nước ta trong giai đoạn đó.
Trong hiến pháp Việt Nam cũng có những điều khoản quy định rất rõ về quyền của công dân trong lĩnh vực văn hóa (điều 10 Hiến pháp 1946; điều 25, 34 - Hiến pháp 1959; diều 37, 38, 39 - Hiến pháp 1980; điều 30, 31, 32, 33, 34 - Hiến pháp 1992).
nghiệp văn hóa Việt Nam đã phát triển theo những qui định của hiến pháp, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước.
Có thể xem xét quá trình phát triển sự nghiệp văn hóa nước ta trong những năm qua căn cứ vào đặc điểm của thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp và thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nói cách khác, thời trước đổi mới và thời kỳđổi mới.
1.1. Sự nghiệp văn hóa thời kỳ trước đổi mới
Đây là thời kỳ toàn bộ quá trình hoạt động văn hóa trong xã hội từ khâu sản xuất
đến phân phối, tiêu dùng và bảo quản đều do nhà nước đảm nhận. Đây là mô hình khép kín "nhà nước làm văn hóa cho dân" cảở khu vực chuyên nghiệp và khu vực dân cư. Mô hình này có những ưu, nhược điểm sau:
- Ưu điểm;
Đáp ứng nhanh ước muốn tạo ra đời sống văn hóa ngày một tốt đẹp hơn cho nhân dân trên qui mô rộng cảởđô thị và nông thôn.
+ Tuyên truyền kịp thời các chủ trương của Đảng và nhà nước.
+ Tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng.
+ Khẳng định một lối sống có chỉ đạo qua các nghi thức, chuẩn mực trong xã hội (cưới xin, ma chay, lễ tết...)
- Nhược điểm:
+ Tính khuôn mẫu, định sẵn của văn hóa do nhà nước chỉ đạo có thuận tiện cho
điều hành, nhưng tạo ra sự áp đặt từ trên xuống.
+ Xa rời các nhu cầu đời thường của các loại đối tượng khác nhau cả vè tuổi đời nghề nghiệp và sở thích.
+ Hạn chế khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động văn hóa và hưởng thụ
văn hóa.
+ Các hoạt động văn hóa được nhà nước bao cấp nên ít tính đến hiệu quả kinh tế.
- Đặc điểm quản lý văn hóa thời kỳ này.
a/ Đồng nhất quản lý nhà nước về văn hóa với quản lý hoạt động văn hoá.
b/ Cơ chế quản lý một chiều từ Trung ương đến cơ sở, không có mối liên hệ
ngược, giáo điều trong quản lý.
c/ Trong quản lý, không quan tâm đến phương pháp kinh tế, hầu như chỉ sử dụng phương pháp giáo dục, nặng tính hành chính.
d/ Ngân sách nhà nước chi cho văn hóa hoàn toàn, không có nguồn thu khác.
1.2. Sự nghiệp văn hóa thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường
Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, tuy nhiên cũng nảy sinh nhiều vấn đề văn hóa xã hội cần phải giải quyết như: lối sống chạy theo đồng tiền, mê tín dị đoan, những thị hiếu không lành mạnh.
Chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo ra sự giao lưu rộng rãi với các nước khác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch... sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta tác động rất lớn đến lĩnh vực vãn hóa - tư tưởng, làm xuất hiện văn hóa mang tính thị trường.
- Mặt tích cực của văn hóa mang tính thị trường.
+ Tạo điều kiện cho sự xuất hiện, thử thách những tài năng mới. + Đáp ứng nhanh các loại yêu cầu, thị hiếu khác nhau trong nhân dân.
+ Bất chấp những trở lực của lợi nhuận trong cơ chế thị trường, tinh thần nhân văn vẫn được phát triển (nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, phim ảnh... đạt giải lớn)
- Mặt tiêu cực:
+ Lợi nhuận làm tăng khoảng cách đời sống văn hóa giữa thành thị và nông thôn.
+ Một số loại hình hoạt động văn hóa không thích ứng được với yêu cầu thị
trường bịđình đốn, xuống cấp (tuồng, chèo, ca kịch).
+ Những thị hiếu thấp kém, độc hại có thời cơ phát triển, đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên.
- Nguyên nhân:
a/ Chưa quan niệm đúng quan hệ giữa cơ chế thị trường với sự phát triển văn hóa. Văn hóa là sản phẩm của tinh thần, là loại hàng hóa đặc biệt, vừa tuân theo vừa không tuân theo qui luật của hàng hóa nói chung. Do đó nó không mang tính hàng hóa thuần túy như loại sản phẩm vật chất khác. Do vậy, sản phẩm văn hóa không nên coi là hàng hóa.
b/ Chưa phân biệt rõ sự khác nhau về mục tiêu của kinh tế và mục tiêu của văn hóa. Mục tiêu của kinh tế là đạt được lợi nhuận cao nhất, còn mục tiêu của văn hóa là vì đời sống tinh thần.
c/ Chưa lường hết được những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tếđến với đời sống văn hóa (du lịch, xuất bản phẩm, lối sống... )
d/ Chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hóa song song với chiến lược phát triển kinh tế.
e/ Trong quản lý còn những biểu hiện buông lỏng, né tránh, hữu khuynh.
2. Định hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa thời gian tới
Trên cơ sở phân tích những thành tựu đã đạt được, cũng như những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời làm rõ nguyên nhân; căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, Đại hội Đảng toàn quốc lấn thứ IX đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời gian tới.
2.1. Phương hướng:
Đẩy mạnh cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; “xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa”; phong trào “người tốt việc tốt”. Thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước yêu nước, động viên toàn dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, phát huy tài năng, lao động sáng tạo để xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, thoát cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Nhân rộng những điển hình tốt trên các mặt sản xuất, kinh doanh và các hoạt động xã hội; kiên quyết đấu tranh loại trừ các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội.
2.2. Những nhiệm vụ cụ thể
- Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới .
- Xây dựng môi trường văn hóa.
- Phát triển sự nghiệp văn hóa - văn nghệ.
- Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vát thể và phi vật thể. - Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. - Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. - Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Chính sách văn hóa đối với tôn giáo. - Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa.
- Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa.
- Hoàn thiện phủ sóng phát thanh, truyền hình trên cả nước. - Phát triển mạnh mẽ các hoạt động thể dục, thể thao.