Những quan điểm chỉ đạo phát triển GD-ĐT

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 90)

Căn cứ vào những tư tưởng chỉ đạo phát triển GD-ĐT trong thời kì CNH, HĐH [của Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ

2 (khoá VIII)] có thể trình bầy các quan điểm phát triển GD-ĐT (QĐPTGD-ĐT) như

sau:

2.1- Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu.

(i) Ý tưởng của quan điểm này là chính sách về giáo dục phải được coi là chính sách quốc gia, ở ví trí ưu tiên hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển của quốc gia. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước có tầm quan trọng hàng đầu” (Phạm Văn

Đồng).

Để phát triển xã hội, điều quan trọng hàng đầu là sự phát triển của con người.

Đảng ta khẳng định: con người là nục tiêu, là động lực của sự phát triển.

(ii) Ngày nay khoa học kĩ thuật (KHKT) phát triển mạnh mẽ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Do vậy việc đầu tư cho con người gia tăng giá trị con người (về đạo đức trí tuệ thể lực, thẩm mĩ .) để con người tham gia vào cuộc sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển đang là điều quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Vì vậy việc đầu tư cho giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách quốc gia.

(iii) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCNVN: “Giáo dục vìđào tạo là quốc sách hàng

đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Hội nghị TW4 (khoá VII - l/1993) có nghị quyết “tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD –ĐT” và chỉ rõ vị trí của giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) khẳng định con đường đì lên CNXH của nước ta và nêu ra phương hướng, mục tiêu đến nam 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn vậy phải đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết TW 2 - khoá VIII khẳng định : "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững".

Con đường để thực hiện sự gia tăng giá trị cho con người chính là phát triển giáo dục theo hướng làm cho tất cả mọi người dược giáo dục và biết tự giáo dục, mọi người

được học hành và biết cách tự học, học thường xuyên, học suốt đời và như vậy con người mới là động lực, là mục tiêu của sự phát triển KT-XH

(iv) Để giáo dục - đào tạo làm tốt việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH, vai trò quản lý của nhà nước (thể hiện trong các chính sách phù hợp với tư tưởng “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”) có ý nghĩa quyết định.

Giáo dục có liên quan mật thiết đến mọi người, mọi tầng lớp xã hội. Do vậy mọi người và toàn xã hội phải tích cực xây dựng, phát triển giáo dục, giáo dục mới trở

thành quốc sách hàng đầu.

Sự kết hợp chặt chẽ của nhà nước, xã hội (các tổ chức chính trị - xã hội, với các doanh nghiệp... với các gia đình, các cá nhân), và giáo dục trong đó nhà nước giữ vai trò chủđạo, sẽ làm cho sự nghiệp GD&ĐT phát triển và giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu.

2.2. Xây dng mt nn giáo dc phát trin theo định hướng xã hi ch nghĩa

Nghị quyết TW2 - khoá VIII xác định định hướng XHCN của nền giáo dục, điều

đó thể hiện trong “những tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kì CNH, HĐH” (từ trang 28 - 31). Có một sốđiểm sau đây cần đặc biệt nhấn mạnh:

a/ Lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu của toàn xã hội cũng là mục tiêu lâu dài của giáo dục, cũng là hướng hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam có lý tưởng XHCN, có lòng tự hào dân tộc, có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và tiến bộ của KHCN hiện đại, có tư duy sáng tạo, có sức khoẻ có tính tổ chức và kỉ luật .

b/ "Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo trong các tổ chức quản lý sự nghiệp giáo dục - đào tạo; đặc biệt là ban hành và thực hiện các chính sách, nhất là chính sách công bằng xã hội trong GD-ĐT; thực hiện vai trò nòng cốt của các trường công lập trong HTGDQD, về mở rộng dân chủ và tăng cường quyền tự quản đi đôi với sự tự chịu trách nhiệm của tất cả các cơ sở GD-ĐT trong hệ thống GDQD.

c/ Vai trò của Đảng và Nhà nước lãnh đạo, điều hành sự phát triển giáo dục nhằm

đạt các mục tiêu đã xác đính; phổ biến sâu rộng để toàn xã hội nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về GD-ĐT. Phải huy động lực lượng xã hội tham gia có hiệu quả phát triển sự nghiệp giáo dục. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ

thống pháp luật để tổ chức, quản lý giáo dục bằng luật pháp; tăng cường đấu tranh chống và khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục có hiệu quảđặc biệt huynh hướng thương mại hoá, đề phòng khuynh hướng phi chính trị hoá trong GD&ĐT.

2.3. Liên kết hu cơ phát trin giáo dc vi phát trin kinh tế- xã hi. Phát trin ngun nhân lc phc v CNH, HĐH và s nghip cng c an ninh quc phòng

a/ trong quá trình phát triển kinh tế: Sự gia tăng lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, thay đổi nhu cẩu về nhân lực tác động đến giáo dục - đào tạo.

Giáo dục - đào tạo có nhiều điều kiện để phát triển (khi kinh tế phát triển); mặt khác giáo dục phải phát triển như thế nào đểđáp ứng được nhu cẩu phát triển của kinh tế trong hiện lại cung như trong tương lai. Điều này thể hiện rất rõ trong những năm gần đây khi kinh tế nước ta từ tập trung bao cấp chuyển sang kinh tự thị trường (có sự

quản lý của nhà nước). Sự phát triển kinh tế tạo nhu cầu, riêng lực cho sự phát triển giáo dục - đào tạo. Nhưng mặt khác cũng tạo ra sức ép, tác động mạnh (cả tích cực và tiêu cực) đến giáo đục cả về qui mô, chất lượng và hiệu quả.

Sự phát triển của GD-ĐT chịu tác động và chi phối của sự phát triển kinh tế và ngược lại giáo dục - đào tạo phát triển góp phần quan trọng và quyết định cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

b/ Ngày nay, trong sự phát triển của xã hội, giáo dục đang trở thành một bộ phận

đặc biệt của cấu trúc hạ tầng xã hội. Tri thức (do giáo dục - đào tạo) để đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội.

Giáo dục - đào tạo ngày nay, bên cạnh những chức năng vốn có còn đồng thời làm ba chức năng:

Phát triển xã hội

Phục vụ (hoặc dịch vụ) xã hội Phúc lợi xã hội.

* Chc năng phát trin xã hi ca giáo dc.

Ngày nay sự phát triển giáo dục được thừa nhận như một tiền đề quan trọng của sự phát triển tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Xuất Phát từ luận điểm "Con người được giáo dục tốt và biết tự giáo dục; là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững của đất nước" mà giáo dục được coi là một bộ

xã hội; trong đó mục tiêu giáo dục phải được coi là một trong những mục tiêu hàng

đầu của sự phát triển.

Chức năng của giáo dục là chuẩn bị con người cho tương lai bằng cách đào tạo, bồi dương (từ hôm nay) những năng lực, phẩm chất mà con người cần phải có sau này (đáp ứng sự phát triển không ngừng của XH).

“Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai” (Văn kiện Hội nghị TW4 - khoá VII). Giáo dục can thiệp vào tương lai con người sớm nhất và mạnh nhất, kể từ lúc con người ở tuổi ấu thơ đến lúc tuổi giá. Vì vậy chức năng dự báo của giáo dục là đương nhiên. Có điều con người nhận thức đến mức nào và xây dựng tầm nhìn vào tương lai cũng như tác động đến độ nào có hiệu quả nhất.

Ngày nay vai trò của trí tuệ quyết định sự phát triển. Do vậy vị trí, vai trò của giáo dục vô cùng lớn đối với mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Vì vậy, GD-ĐT có chức nàng phát triển xã hột chủ yếu thông qua phát thiển con người, mà con người là giá trị cao nhất, giá trị sáng tạo ra mọi giá tri.

NQTW4 - khoá VII chỉ rõ: đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho một cơ sở hạ tầng xã hội. Lợi ích đầu tư cho giáo dục có tác dụng như là đầu tư cho lực lượng sân xuất

để sản xuất ra loại sản phẩm đặc biệt tạo tiềm năng cho tương lai. Vì vậy đầu tư cho giáo dục phải “đi trước 1 bước” đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất lực chuẩn bị

cho xã hội một nền dân trí cao, một đội ngũ nhân lực giỏi, một bộ phận nhân tài có đủ

khả năng phát triển đất nước với tốc độ nhanh.

Những năm gần đây nhà nước đã tăng cường ngân sách cho giáo dục bằng mọi cách, mở rộng qui mô và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và Đại học. Việc đầu tư cho một số ngành mũi nhọn về KHCN xây dựng một số trường trọng điểm, trung tâm chất lượng cao . là những việc làm co tính chiến lược trong việc đầu tư cho giáo dục, chuẩn bị nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH.

* Chc nàng phc v (hoc dch v) xã hi ca giáo dc:

Theo tinh thần NQTW4 khoá VII: Ngoài bậc tiểu học là bậc phổ cập, người học

đều phải đóng học phí; người sử dụng lao động được đào tạo phải đóng góp chi phí cho đào tạo; cơ sở GD-ĐT được thu học phí, thu các chi phí nghiên cứu, triển khai, tư

vấn theo hiệu quả phục vụ của mình trong khuôn khổ qui định của Nhà nước. Việc nhà trường được phép thu một số khoản (do nhà nước qui định) đòi hỏi nhà trường phải biết tính toán "chi phí - hiệu quả" sao cho có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả

phục trụ của mình. Trong việc huy động các nguồn lực, các nhà trường cung cần tính toán "chi phí - lợi ích" để huy động và sử dụng những nguồn lực thu được. Tuy nhiên cần tránh khuynh hướng "thương mại hoá" giáo dục.

Chính chức năng dịch vụ này đã thúc đẩy sự phát triển của giáo dục: cung ứng giáo dục có chất lượng cho xã hội và thu hút nguồn lực xã hội cho giáo dục. Và một phong trào học tập rộng rãi chưa từng có đang hình thành và phát triển mạnh. Tuy nhiên việc này chúng ta mới làm còn lúng túng và cũng không ít những tiêu cực đã,

đang xảy ra; cần có những nghiên cứu tài chính giáo dục làm cơ sở cho nhưng chính sách về tài chính giáo dục thực sự góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển.

Việc đào tạo nhân lực ngày nay còn có quan hệ trực tiếp với nhu cầu lao động của thị trường. Sự gắn bó hữu cơ giữa GD-ĐT với xã hội còn thể hiện trong mối quan hệ giữa đào tạo - sử dụng - việc làm. Sự phối hợp giữa các nguồn tạo ra việc làm (đặc biệt là ngành kế hoạch đầu tư) với các ngành nắm vùng thị trường lao động (đặc biệt là ngành lao động) với các nguồn đào tạo nhân lực (đặc biệt là các trường đại học, THCN, dạy nghề...) để cung cấp cho xã hội những thông tin cần thiết về việc làm, và sử dụng lao động, về khả năng đào tạo. Có như vậy mới thực hiện gắn đào tạo với sử

dụng.

* Chc năng phúc li xã hi ca giáo dc

Về bản chất giáo dục là sự nghiệp công cộng. Chi phí đầu tư cho giáo dục không chỉ đem lại lợi ích riêng cho người chi phí đầu tư mà bao giờ xã hội cũng thu được lợi ích chung, lợi ích cho toàn xã hội (lợi ích "lan toả"); đó là lợi ích: sống trong xã hội mọi người được giáo dục, có giáo dục.

Những người nghèo, những vùng khó khăn (sâu, xa) những đối tượng chính sách nhà nước quan tâm, chăm lo để họ được hưởng sự giáo dục cần thiết. Mặt khác, toàn xã hội cùng nhà nước chăm lo, chia sẻ chi phí cho giáo dục, đóng góp nguồn lực cho giáo dục để làm tốt chức năng phúc lợi xã hội của giáo dục.

c/ Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH.

Ngày nay nguồn nhân lực (NNL) có tính quyết định nhất đến sự phát triển kinh tế

- xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) được hiểu (về cơ bản) là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt: đạo đức, trí tuệ, kĩ năng, tâm hồn, thể lực..., làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực và phẩm chất mới và cao hơn.

Theo chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) có 5 nhân tố phát năng" của sự PTNNL: GD & ĐT, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người. Những nhân tố phát năng này gắn bó với nhau và tuỳ thuộc lẫn nhau; nhưng GD & ĐT là cơ sở của tất cả các nhân tố khác; là nhân tố thiết yếu để cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng, để duy từ một môi trường có chất lượng cao, để mở

rộng và cải thiện lao động, và để duy trì sự đáp ứng về kinh tế và chính trị nhằm giải phóng con người, và như vậy GD & ĐT là cơ sở cho sự phát triển bền vững.

Nguồn nhân lực hoặc nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội

được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. "Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện

đại hoá thắng lơi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững". (NQTW2 - Khoá VIII tr, 19) và "Nguồn lực con người là quí báu nhất, có vai giò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹn (Đỗ Mười - Bài phát biểu khai mạc hội nghị TW2 - khoá VIII).

Để thực hiện tốt liên kết hữu cơ phát triển giáo dục với phát triển kính tế cần thực hiện:

- Trong các chương trình phát triển KT - XH phái có chương trình phát triển giáo dục - đào tạo.

- Qui hoạch các ngành sản xuất, dịch vụ, khu công nghiệp cần có qui hoạch phát triển nguồn nhân lực tương ứng cho từng giai đoạn phát triển.

- Các dự án, các chương trình phát triển KT (xoá đói, giảm nghèo trồng rừng .) cần có chương trình phát triển GD - ĐT tương ứng như một bộ phận cấu thành chương trình tổng thể.

- Phát triển GD - ĐT cùng với cơ sở hạ tầng khác phải đi trước một bước trong chương trình phát triển KT - XH.

Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ phải giành một phần đầu tư phát triển sản xuất cho việc đào tạo, bồi dương đội ngũ nhân lực.

Định hướng phát triển KT - XH nước ta đến năm 2020 dự kiến đẩy mạnh quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội . đòi hỏi GD & ĐT phải phát triển với qui mô lớn, chất lượng cao và bền vững, đặc biệt đảm bảo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế. Do vậy đảm bảo tương quan giữa phát triển kinh tế và giáo dục có ý nghĩa quan trọng.

Giáo dục - đào tạo góp phần đảm bảo cho đất nước an ninh bên trong và vững vàng trước cắc nguy cơ xâm lấn từ bên ngoài.

2.4. Phát trin giáo dc và đào to trên nn tng nhng giá tr văn hoá dân tc

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)